Báo cáo tăng các vụ khởi xướng điều tra chống bán phá giá

21/07/2009 12:00 - 1128 lượt xem

Ban Thư ký WTO công bố báo cáo cho biết từ 01/07/2008 đến 31/12/2008, số lượng các vụ khởi xướng điều tra chống bán phá giá mới đã tăng 17% so với cùng kỳ năm 2007. Số lượng các biện pháp phòng vệ mới được áp dụng cũng nhiều hơn trong thời kỳ này. Cụ thể, từ tháng 07 đến tháng 12 năm 2008, theo báo cáo từ 15 thành viên có 120 vụ kiện mới được khởi xướng so với 103 vụ khởi xướng từ 14 thành viên trong cùng kỳ năm 2007.

Theo báo cáo thường niên, năm 2008 có 208 vụ kiện chống bán phá giá được khởi xướng trong khi con số này năm 2007 là 163 và năm 2006 là 202 (xem biểu đồ 1).

Biểu đồ 1
Số liệu các vụ khởi xướng điều tra chống bán phá giá trên thế giới từ năm 1995 đến 2008

Trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2008,  những nước thành viên WTO tiến hành khởi xướng nhiều nhất là Ấn Độ có 42 vụ, tiếp theo là Braxin có 16 vụ, Trung Quốc có 11 vụ, Thổ Nhĩ Kỳ có 10 vụ, Argentina và Cộng đồng Châu Âu khới xướng 9 vụ, Indonexia có 6 vụ, Ukraina là 4 vụ, Pakistan và Hoa Kỳ mỗi nước tiến hành 3 vụ, Úc và Colombia cùng có 2 vụ, và cuối cùng là Canada, Hàn Quốc và Mexico có 1 vụ. Số lượng các vụ khởi xướng tăng tiêu biểu tại các quốc gia Argentina, Úc, Braxin, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi con số này giảm tại Hàn Quốc và Hoa Kỳ, trong khi đó số lượng các vụ kiện tiến hành khởi xướng tại Canada và Cộng đồng Châu Âu lại không thay đổi so với số vụ khởi xướng cùng kỳ tháng 7 đến tháng 12 năm 2007. Trung Quốc, Colombia, Indonesia, Pakistan và Ukraina, các quốc gia này không thực hiện công bố báo cáo các vụ kiện khởi xướng từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2007 đã thực hiện công bố báo cáo này cho các tháng cuối năm 2008.

Trung Quốc là quốc gia bị kiện thường xuyên nhất với 34 vụ khởi xướng mới trực tiếp nhằm vào hàng hóa xuất khẩu của nước này. Con số này đã giảm 17% so với 40 cuộc điều tra khởi xướng từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2007. Cộng đồng Châu Âu (bao gồm các thành viên độc lập) phải chịu 14 cuộc điều tra mới trực tiếp vào hàng hóa xuất khẩu của EC, tiếp theo là Đài Loan, Thái Lan và Hoa Kỳ chịu 6 vụ, Indonesia, Hàn Quốc và Malaysia chịu 5 vụ, Ấn Độ và Ả rập là 4 vụ, tại Iran và Thổ Nhĩ Kỳ là 3 vụ. Các quốc gia phải chịu 2 cuộc điều tra là Úc, Belarus, HongKong, Nhật Bản, Nga, Nam Phi và Ukraina, các quốc gia chỉ chịu 1 cuộc điều tra bao gồm: Acghentina, Acmenia, Braxin, Chi Lê, Ecuado, Isren, Kazactan, Ku wat, Peru, Philippine và Sri Lanka.

Liên quan tới sản phẩm bị ảnh hưởng bởi các cuộc điều tra mới khởi xướng, Hàng hóa chịu ảnh hưởng liên tục nửa cuối năm 2008 trong lĩnh vực khoáng sản có 43 cuộc khởi xướng, trong lĩnh vực hóa chất có 22 cuộc khởi xướng, lĩnh vực dệt may có 19 vụ và lĩnh vực cao su và nhựa là 14 cuộc khởi xướng. Trong 43 cuộc khởi xướng liên quan tới lĩnh vực khoáng sản có 24 cuộc khởi xướng điều tra từ Ấn Độ, 8 vụ do Cộng đồng Châu Âu khởi xướng, 3 vụ do Indonesia khởi xướng, Colombia và Úc mỗi nước khiếu kiện 2 vụ, các nước khiếu kiện 1 vụ trong lĩnh vực khoáng sản là Acghentina, Canada, Trung Quốc và Mexico.

Có tất cả 11 quốc gia thành viên đã công bố báo cáo áp đặt 81 biện pháp chống bán phá giá chính thức trong nửa cuối năm 2008, con số này cao hơn 45% so với 56 biện pháp mới áp dụng bởi 14 quốc gia thành viên trong cùng kỳ năm 2007. Các biện pháp chính thức đưa ra từ kết quả của các cuộc điều tra được khởi xướng hầu hết trong năm 2007 (khởi xướng điều tra để đưa ra biện pháp chống bán phá giá chính thức có thể kéo dài tới 1,5 năm).

Theo báo cáo thường niên, năm 2008 có 138 biện pháp chống bán phá giá chính thức được đưa ra, trong khi con số này năm 2007 là 107 và năm 2006 là 137 (xem biểu đồ 2).

Biểu đồ 2
Số liệu các biện pháp chống bán phá giá chính thức được áp dụng từ năm 1995 đến 2008

Các nước phát triển đã khởi xướng 15 cuộc điều tra mới và 36 trong số 81 biện pháp chính thức được áp đặt trong nửa cuối năm 2008 là từ các nước phát triển này. So sánh với cùng kỳ năm 2007, số cuộc điều tra mới khởi xướng là 35 vụ và chỉ có 11 biện pháp mới được đưa ra bởi các nước phát triển.

Liên quan tới việc áp đặt các biện pháp chống bán phá giá chính thức mới, Hoa Kỳ công bố áp đặt 21 biện pháp mới trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2008, đây là mức tăng đáng kể so với con số này cùng kỳ năm 2007 chỉ là 2 biện pháp, con số này phản ánh số lượng các cuộc điều tra được khởi xướng chủ yếu trong năm 2007, nói cách khác là. Ấn Độ là nước thứ hai công bố báo cáo đã áp đặt 13 biện pháp mới trong nửa cuối năm 2008, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ, áp đặt 11 biện pháp mới, Braxin áp đặt 8 biện pháp, Hội đồng Châu Âu sử dụng 6 biện pháp, Acghentina sử dụng 3 biện pháp và Hi Lạp áp đặt 1 biện pháp. Hàn Quốc, trong nửa cuối năm 2007 đã không công bố báo cáo các biện pháp mới áp dụng thì nửa cuối năm 2008 đã đưa ra báo cáo sử dụng 10 biện pháp chống bán phá giá mới. Nhật Bản, Úc, Canada lần lượt công bố báo cáo áp đặt 4, 3 và 2 biện pháp mới trong nửa cuối năm 2008 trong khi đó vào cùng kỳ năm 2007, ba quốc gia này đã công bố không áp đặt một biện pháp mới nào.Trung Quốc, Colombia, Isren và Thái Lan, các quốc gia có công bố báo cáo các biện pháp mới áp dụng trong nửa cuối năm 2007, thì trong cùng kỳ năm 2008 công bố không sử dụng thêm một biện pháp mới nào.

Các sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc luôn là mặt hàng phải chịu áp đặt các biện pháp mới thường xuyên nhất trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2008, ước tính cho thấy có 37 trong số 81 biện pháp mới được áp dụng trong giai đoạn này. So với 26 biện pháp mới được áp đặt trong giai đoạn cùng kỳ năm 2007, con số này đã tăng 42%. Cộng đồng Châu Âu (bao gồm các quốc gia thành viên riêng biệt) cùng với Indonexia, mỗi thành viên đã phải chịu 5 biện pháp mới trực tiếp nhằm vào hàng xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu của Hàn Quốc cũng phải chịu 4 biện pháp mới, trong khi đó con số này áp dụng với hàng xuất khẩu của Ấn Độ và Hoa kỳ là 3 biện pháp mới. Với các sản phẩm có xuất xứ từ Canada, Nga, Nam Phi, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam trong cả hai thời kỳ cùng chịu 2 biện pháp mới. Hàng hóa của các nước: Bangladet, Be la rut, Nhật Bản, Singapore, Malaisia, Braxin, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập bị áp đặt 1 biện pháp mới.

Lĩnh vực chịu ảnh hưởng thường xuyên nhất bởi các biện pháp mới được áp đặt từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2008 là lĩnh vực hóa chất, báo cáo cho thấy có tới 26 trong 81 biện pháp mới áp đặt cho lĩnh vực này. Với lĩnh vực khoáng sản, có 13 biện pháp mới được áp dụng; lĩnh vực nhựa, cao su; lĩnh vực giấy và bột giấy là hai lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn thứ 3 với 11 biện pháp mới áp đặt với mỗi lĩnh vực. Tiếp theo là lĩnh vực dệt may với 10 biện pháp mới, 5 là số biện pháp mới áp dụng trong lĩnh vực máy móc và thiết bị điện tử. Theo báo cáo, trong 26 biện pháp mới áp dụng cho lĩnh vực hóa chất, Ấn Độ áp đặt 13 biện pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ mỗi nước áp 4 biện pháp, Hàn Quốc thông qua 3 biện pháp và Cộng đồng Châu Âu (EC) sử dụng 2 biện pháp trong lĩnh vực này.

Số liệu thống kê trên cơ sở báo cáo 6 tháng định kỳ từ các thành viên tham gia cam kết chống bán phá giá. Thống kê trên cơ sở thông tin từ các thành viên đệ trình báo cáo đình kỳ, không bao gồm thông tin từ các thành viên không đệ trình báo cáo. Với mục tiêu thống kê, mỗi vụ điều tra hoặc biện pháp áp dụng chỉ tổng hợp với một sản phẩm nhập khẩu từ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ hải quan.

Nguồn: www.wto.org
Quảng cáo sản phẩm