Bảo hộ Thương mại Tự do

10/06/2009 12:00 - 2453 lượt xem

By Stewart Patrick, Viện sỹ cao cấp, Giám đốc Ban Chương trình  Kiểm soát Toàn cầu và Tổ chức Tài chính Quốc tế, Cục Đối Ngoại.
Tác giả “The Best Laid Plans: The Origins of American Multilateralism and the Dawn of the Cold War (Rowan &Littlefield)”

Tổng thống Obama cam kết làm việc với các đối tác thương mại của Hoa Kỳ nhằm tìm ra giải pháp tránh tình trạng “chế độ bảo hộ leo thang”. Đây được xem là hành động táo bạo của Tân Tổng thống. Bởi từ trước tới nay, Cục An ninh Quốc gia Mỹ chưa từng yêu cầu cam kết mở cửa thương mại.

Tổng thống Obama và những người đồng nhiệm của ông cần xem xét lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930 cũng như những kiến thức sâu sắc của Cordell Hull, Bộ trưởng giữ chức vụ lâu nhất trong lịch sử Mỹ (1933-1944). Bộ trưởng Hull đã giúp Hoa Kỳ thoát khỏi Cuộc Đại suy thoái và Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Ông thấu hiểu chân lý nền tảng rằng: “Hàng hóa di chuyển, nhưng những người thủy thủ thì không.”

Vào những năm 1930, Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã gánh chịu hậu quả chính trị thảm khốc bởi các nhà hoạch định chính sách đã sử dụng phương pháp tiếp cận hoàn toàn sai lệch. Bắt đầu bởi Chế độ thuế quan Smoot Hawley của Mỹ năm 1930, bằng việc kết nạp những người theo chế độ bảo hộ thực hiện các chính sách có sự phân biệt đối xử. Các quốc gia có thương mại phát triển trên thế giới đã cố gắng bảo vệ chính họ. Kết quả là một cái vòng luẩn quẩn, một cái vòng trả đũa nhau rồi tự hủy hoại chính nó. Bởi các quốc gia đều trốn trong cái vỏ của những loại thuế cấm, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu và sự giảm giá tiền tệ cạnh tranh, nên thương mại quốc tế đã diễn ra trong sự cạnh tranh khốc liệt do các thị trường ngày càng bị thu hẹp. Từ năm 1929 đến năm 1933, giá trị thương mại thế giới đã sụt giảm từ 50 tỷ USD xuống còn 15 tỷ USD. Hoạt động kinh tế toàn cầu đã rơi vào vòng xoáy sụp đổ, làm tăng thêm mức độ sâu và rộng của cuộc Đại Suy thoái.

Hậu quả kinh tế từ chế độ bảo hộ là rất lớn nhưng những hậu quả chính trị để lại còn nặng nề hơn. Khi ông Hull nhận ra điều này, hậu quả của sự đổ vỡ kinh tế toàn cầu là hạ thấp mức sống của người dân, gia tăng tình trạng thất nghiệp và đẩy nhanh sự dịch chuyển xã hội về mức nghèo đói, khiến những người nghèo khổ “dễ dàng trở thành nạn nhân của những kẻ độc tài và những kẻ liều mạng tuyệt vọng”. Sự hình thành chủ nghĩa Phát-xít Đức, chủ nghĩa Phát-xít Ý và chủ nghĩa Quân phiệt Nhật không thể giải quyết tình hình kinh tế rối loạn, còn là cơ hội cho những kẻ đứng đầu theo tư tưởng mị dân vận động sự ủng hộ từ quần chúng nhân dân bị mù quáng để chống lại những người theo chủ nghĩa dân tộc.

Khuấy động cuộc chiến kinh tế dữ dội đã phá hủy môi trường ngoại giao và đẩy nhanh sự ganh đua nội lực to lớn. Theo ông Hull, “sự cám dỗ quyền lực, hoặc sự đe dọa của quyền lực nhằm đạt được những gì có thể có thông qua những quá trình thương mại thông thường.” Ông William Clayton, Trợ lý Bộ trưởng đã nhất trí rằng: “Các quốc gia coi nhau như kẻ thù trên thị trường thì không thể là bạn lâu dài trên bàn đàm phán”.

Đó là những gì làm cho chế độ bảo hộ ngày càng lớn mạnh và sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia có nền thương mại lớn trên thế giới hiện nay đang ở mức báo động. Năm 2008, lần đầu tiên thương mại thế giới suy giảm kể từ năm 1982. Mặc dù đã có những cam kết, nhưng 17 thành viên của nhóm G-20 đã thông qua những biện pháp hạn chế thương mại đáng kể. Điều khoản “Mua hàng Mỹ” trong gói kích thích kinh tế của Hoa Kỳ đã gặp phải những biện pháp tương tự tại các quốc gia khác, bởi các nhà ngoại giao của EU đã tuyên bố tại Washington rằng: “Không có quốc gia nào để yên như vậy”. Brussels đã bắt đầu trợ cấp xuất khẩu cho các sản phẩm nông nghiệp thiết yếu của EU và hạn chế các mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong khi đó, Ấn Độ đang đe dọa sẽ áp mức thuế quan mới đối với sản phẩm thép và xe hơi nhập khẩu; 30 mức thuế mới và trợ cấp xuất khẩu là hành động trả lời của Nga. Nhìn chung tình hình toàn cầu là các vụ kiện chống bán phá giá trong WTO đã tăng 40% kể từ năm ngoái. Mặc dù những phàn nàn về chế độ dân tộc kinh tế có giảm đi, ví dụ như việc các ngân hàng hạn chế cho vay nhằm bảo vệ các công ty trong nước, nhưng lại là rủi ro do đã cắt giảm các dòng vốn toàn cầu và đẩy nhanh cuộc khủng hoảng tiền tệ.

Nếu không được kiểm soát, chế độ dân tộc kinh tế này có thể sẽ làm căng thẳng mối quan hệ ngoại giao giữa các nước lớn trên thế giới. Đặc biệt khi sự căng thẳng diễn ra trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, thì Washington là người đối thoại song phương quan trọng nhất trong thế kỷ 21. Trung Quốc gọi điều khoản “Mua hàng Mỹ” là một liều thuốc độc phá hủy không chính xác những gì mà chính quyền Obama mong muốn để bắt đầu mối quan hệ song phương này. Những lời nhận xét không đúng lúc của ông Timothy Geithner, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ về những mánh khóe thu hút tiền tệ của Trung Quốc và lời hứa của ông về phản ứng hung hăng của Hoa Kỳ không những không giúp ích được gì mà cũng không phải là mối quan tâm của Quốc hội nước này về các hoạt động thương mại và tiền tệ không công bằng của Trung Quốc.  Trong vai trò của mình, Trung Quốc đã đối phó với sự suy thoái toàn cầu bằng cách thực hiện lại một số những cải cách tự do đã được đưa ra trong hơn 30 năm qua. Những hoạt động này bao gồm trợ cấp chính phủ, những điều mà mâu thuẫn với tinh thần và điều khoản của luật mở cửa thương mại.

Chính quyền Obama và Trung Quốc cần phải tìm được tiếng nói chung trong hoạt động hợp tác và cả trong chế độ bảo hộ trả đũa mạo hiểm, những yếu tố có thể làm tổn hại nghiêm trọng cả hai nền kinh tế cũng như làm tăng sự đối đầu chính trị. Một cuộc chiến thương mại là những gì cuối cùng mà Hoa Kỳ cần, bởi Trung Quốc đang nắm giữ 1 nghìn tỷ USD trong các khoản nợ của họ và điều này sẽ có tính quyết định trong giải quyết trật tự nóng bỏng từ Iran đến Hàn Quốc.

Trong những năm 30, các quốc gia có quyền lực đã đối phó với tình trạng suy thoái toàn cầu thông qua thực hiện những chính sách hung hăng và mang tính dân tộc nhiều hơn. Ngày nay, cuộc khủng hoảng kinh tế có thể khích động chủ nghĩa dân tộc vốn đang lớn mạnh và gia tăng các quyết định mang tính khu vực của các quốc gia mới nổi. Nga là một ví dụ điển hình. Mặc dù một số dự đoán cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ hình thành những tham vọng thế giới của Nga, tuy nhiên đến nay, bằng chứng cho sự nhún nhường chính trị đó là rất ít. Sự sụp đổ thị trường chứng khoán của nước này cũng như là sự sụt giảm giá dầu đều không giúp Nga tránh khỏi sự suy giảm ảnh hưởng quyền lực của nước này từ Ukraine cho đến Kyrgyzstan. Trong khi một số người mong đợi cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ thử thách chính quyền Putin, thì không có gì đảm bảo rằng Mỹ sẽ tìm kiếm một chính quyền thay thế ít mang tính dân tộc và hung hăng hơn.

Nhìn chung, sự đối lập quyền lực lớn cùng với chế độ bảo hộ không đúng hướng cũng có thể tạo nên sự dịch chuyển chính trị tại các quốc gia đang phát triển. Ông Dennis Blair, Giám đốc Cục trí tuệ quốc gia Hoa Kỳ gần đây đã thừa nhận, sự suy giảm kinh tế đã kéo theo tình hình bất ổn chính trị ngày một trầm trọng hơn tại ¼ các quốc gia trên thế giới. Tại các quốc gia  mới nổi, bao gồm cả những quốc gia có vai trò quan trọng như Nam Phi, Ucraine và Mexico, sự ổn định chính trị đang bộc lộ tính bấp bênh. Những chính sách bảo hộ có thể đẩy các nền kinh tế đang phát triển và những nhà xuất khẩu của các thị trường mới nổi tới bờ vực thẳm. Tại Pakistan, cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài có thể gây ra sự sụp đổ của chế độ và sự chia rẽ trong chính phủ. Không có gì ngạc nhiên, Tổng thống Obama là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên nhận được sự chỉ dẫn thông thái về kinh tế hàng ngày, điều này đã tạo được những hy vọng an toàn về cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Cordell Hull đã để lại những chỉ dẫn như thế nào cho những nhà hoạch định chính sách hiện nay? Để tránh những rắc rối từ chế độ bảo hộ cùng những ảnh hưởng mang tính chính trị của nó, Hoa Kỳ phải là quốc gia tiên phong trong tự do hoá thương mại đa phương bao gồm tất cả quốc gia phát triển và đang phát triển có vai trò quan trọng.

Nhận chức năm 1934, ông Hull đã áp dụng quyền hạn theo Đạo luật Hiệp định thương mại tương hỗ (RTAA) nhằm tung ra chiến dịch tự do hóa thương mại chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ. Trước Chiến tranh Thế giới lần II, Hoa Kỳ đã ký RTAA với 20 quốc gia khác.

Sự nỗ lực lớn lao của Hull đã quá muộn để ngăn chặn chiến tranh thế giới và hạn chế sự phá huỷ nặng nề nhất. Ông đã phóng đại quá mức mà không hề nghi ngờ gì về tiềm năng của tự do hóa thương mại để cắt bỏ cái gốc rễ kinh tế trong xung đột toàn cầu. Tuy nhiên, khi những ý kiến của Hull được đánh giá cao, Hoa Kỳ đã không tiến hành cuộc chiến chống lại một quốc gia đơn phương nào khi quốc gia đó đã ký RTAA, và hầu như các nước đó đều tham gia vào cuộc chiến chống lại Trục Phát xít. “Tình hình chính trị đi lên nhờ sự đi lên trong kinh tế”. Quan trọng hơn, tư duy logic của ông Hull đã giúp củng cố hơn tầm nhìn thời kỳ hậu chiến của Chính quyền Roosevelt trong việc mở cửa hệ thống thương mại và thanh toán đa phương, hệ thống này được kiểm soát bởi các Tổ chức Tài chính Quốc tế mới như: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) hay Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch.

Nhóm G-20 sẽ nhóm họp tại London vào tháng Tư tới và đây được xem là cơ hội để các thành viên có những hành động đúng đắn.Bằng mọi cách, các thành viên phải tránh tình trạng mất quyền công dân tương tự như Cuộc họp Kinh tế London năm 1933, khi Hoa Kỳ phá hỏng kế hoach hợp tác đối phó với Cuộc Đại suy thoái. Để ngăn ngừa kết quả thảm khốc tương tự đòi hỏi Tổng thống Obama có tài lãnh đạo nhìn xa trông rộng theo mô hình của Cordell Hull.


Nguồn: www.nationalinterest.org
Quảng cáo sản phẩm