Các biện pháp bảo hộ thương mại trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng

01/04/2009 12:00 - 1925 lượt xem

Theo một báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hôm thứ năm vừa rồi, kể từ tháng 9 năm 2008 đến nay, các quốc gia trên thế giới đã tiến hành áp dụng hàng loạt các biện pháp thương mại như: thuế quan, trợ cấp, các loại thuế, giấy phép… .

Tại Hoa Kỳ:

Các khoản cứu trợ ngân hàng có trị giá lên tới 700 tỷ USD. Gói kích thích kinh tế được thông qua có giá trị gần 800 tỷ USD.

Hai điều khoản “Mua hàng Mỹ” trong gói kích cầu kinh tế nhắm tới các sản phẩm sắt, thép và các hàng hoá khác, tuỳ thuộc vào những ngoại lệ và phù hợp với các nghĩa vụ của Hoa Kỳ trong các hiệp định quốc tế.

Giải cứu và bơm tiền cho hai ngân hàng Fannie Mae và Freddie Mac.Áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng ống thép hàn chống gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc.

Lệnh cấm nhập khẩu gia cầm từ Trung Quốc đã được thực hiện do quan ngại về an toàn thực phẩm.

Tạm ngừng cấp vốn cho Chương trình thử nghiệm về dịch vụ chuyên chở xuyên biên giới với Mexico của Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ .

Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho Tập đoàn General Motos và Chrysler vay 7,4 tỷ USD.

Tại Liên minh châu Âu (EU):

Tái áp dụng trợ cấp xuất khẩu cho các sản phẩm sữa.

Gói kích cầu, cứu trợ ngành ngân hàng và cơ chế tự động được áp dụng tại Anh, Pháp, Đức và một số quốc gia thành viên khác.

Áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm chốt inox, thép của Trung Quốc; bao và túi nhựa của Trung Quốc và Thái Lan; thép, inox các loại của Moldova, Trung Quốc và dầu Diesel của Hoa Kỳ.

Tại Trung Quốc:

Giảm thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng: dệt may, quần áo, đồ gốm, nhựa, các trang thiết bị, dược phẩm, đồ gia dụng, văn phòng phẩm, cao su, khuôn kéo sợi, đồ thuỷ tinh, vali, túi xách, giày dép, đồng hồ, hoá chất, máy móc và các sản phẩm điện.

Tăng thuế xuất khẩu đối với nguyên liệu cát silic.

Ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối với sản phẩm thịt lợn của Ailen.

Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tại Nhật Bản:

Thực hiện kế hoạch tái cấp vốn 106 tỷ USD.

Tại Ấn độ:

Tăng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm sắt thép. Các yêu cầu mới về giấy phép được áp dụng cho mặt hàng thép và phụ tùng ô tô nhập khẩu.

Đề xuất áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm sợi từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Các tiêu chuẩn an toàn mới đối với đồ chơi nhập khẩu.

Hạn chế sở hữu nước ngoài trong một số lĩnh vực nhạy cảm như: viễn thông, hàng không hay an ninh.

Áp thuế 20% lên dầu đậu nành nhập khẩuKhuyến khích xuất khẩu hàng dệt may và sản phẩm da.

Tại Nga:

Tăng thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng: thịt lợn, gia cầm, xe hơi, xe tải, xe bus, ống dẫn, các kim loại nhẹ, các sản phẩm bơ, sữa, kem, gạo và các sản phẩm xay nghiền.

Ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn từ một số nhà sản xuất của Hoa Kỳ mà bị cho là không tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Tiến hành hàng loạt các biệp pháp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô.

Tại Canada:

Áp thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng đối với container nhiệt và máy ép nhôm của Trung Quốc.

Điều tra chống bán phá giá đối với giày và đế giày cao su không thấm nước của Việt Nam và Trung Quốc

Cho hãng General Motors and Chrysler vay một khoản lên tới 3 tỷ USD.

Lưu ý: Sau khi nhận được những chỉ trích từ bản báo cáo trước đó, WTO đã giải thích rằng danh sách hiện tại “không ngụ ý một đánh giá nào của Ban thư ký WTO về việc liệu rằng những biện pháp trên hay mục đích của nó thực chất là mang tính bảo hộ”

The Associated Press – 27/03/2009

Nguồn: www.ap.org

Quảng cáo sản phẩm