Các đại gia ngành giày da EU phản đổi việc dỡ bỏ GSP đối với giày da VN

17/04/2008 12:00 - 1322 lượt xem

Thứ năm ngày 10/04/2008, các nhà sản xuất giầy thể thao hàngđầu thế giới như Adidas và Nike đã lên tiếng yêu cầu liên minh Châu Âu (EU) khôngloại ngành dày gia Việt Nam khỏi một chương trình giúp đỡ các nước đang pháttriển xuất khẩu hàng hóa sang EU.

 

EU dự định gạt ngành dày gia ViệtNamra khỏi danh sách được hưởng Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) vì cho rằngngành dày gia của ViệtNamđã có thể tự mình cạnh tranh được trên thị trường.

Ông Horst Widmann, chủ tịch Hiệp hội ngành sản xuất dụng cụthể thao Châu Âu (FEST) trong một bài phát biểu đã cho hay việc dỡ bỏ GSP dànhcho ngành giày da sẽ giáng một đòn mạnh vào một trong những ngành công nghiệpchủ chốt của Việt Nam và làm giảm vị thế là nguồn cung cạnh tranh của nước này.

Động thái này đồng nghĩa với việc hàng giày da ViệtNam xuất khẩu vào EU sẽ phải chịu một mức thuếcao hơn, thêm một đòn đánh vào ngành này kể từ sau khi EU áp đặt thuế chống bánphá giá với hàng giày da nhập khẩu từ ViệtNam và Trung Quốc hồi năm 2006.

FESI cho rằng đề xuất này của Ủy ban dựa trên “một lập luậnsai lầm căn bản” đó là việc hàng giày da xuất khẩu của Việt Nam sang EU giảm cónghĩa là nước này ít phụ thuộc vào ngành công nghiệp giày da hơn trong khi lý do thực sự của sự sụt giảm này là do hậuquả của thuế chống bán phá giá.

Ông Widmann phát biểu thêm: “EU đang trừng phạt ViệtNam gấp đôi. Hànhđộng vô lý và thiếu trách nhiệm này có thể gây ra nhiều bất lợi cho ViệtNam

Một quan chức đề nghị được giấu tên của Ủy ban Châu Âu chohay “Quyết định này được thực thi ngay sau khi ViệtNammở rộng chủng loại hàng giày da xuất khẩu vào EU và chúng tôi rất chào đón việcViệtNamđa dạng hóa các sản phẩm này. Đây là một câu chuyện thành công và đó là lý dovì sao ViệtNamsẽ ra khỏi danh sách các nước được hưởng GSP cho mặt hàng giày da. Tuy nhiêncác sản phẩm khác của ViệtNamvẫn được hưởng ưu đãi này”.

Một số nước EU từ lâu đã thuyết phục Ủy ban Châu Âu đẩy mạnhhơn nữa việc bảo vệ ngành sản xuất giày da trong khối, đặc biệt là Italia, quêhương của rất nhiều hãng sản xuất giày da nổi tiếng thế giới và là nước đi tiênphong trong chiến dịch ủng hộ việc áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hànggiày da Trung Quốc và Việt Nam hồi năm 2006.

 

Tác giả: WilliamSchomberg

10/04/2008

Nguồn: www.reuters.com

 

 

Quảng cáo sản phẩm