Các nhà nhập khẩu Mỹ phản đối gia hạn giám sát nhập khẩu hàng may mặc

25/08/2008 10:48 - 1439 lượt xem

Các hiệp hội các nhà nhập khẩu khẳng định đây là điều sai lầm và làm tổn hại đến nền kinh tế Mỹ nếu Quốc hội chọn hàng may mặc sản xuất tại Việt Nam hoặc Trung Quốc.

Bốn hiệp hội thương mại có các thành viên nhập khẩu phần lớn hàng dệt may vào thị trường Mỹ đã viết thư cho lãnh đạo Ủy ban Chuẩn chi ngân sách thuộc Hạ viện Mỹ để phản đối mạnh mẽ ngôn ngữ trong một báo cáo liên quan đến việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) kêu gọi tiếp tục việc giám sát của DOC đối với nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam và mở rộng chương trình bao gốm thêm cả Trung Quốc.

 

Báo cáo có tính hướng dẫn cơ quan Quản lý Thương mại Mỹ (ITA) thuộc DOC thực hiện việc giám sát nhập khẩu hàng may mặc, bao gồm cả vớ, tập trung vào giá nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam và xem xét là liệu các ngành hàng thuộc quốc doanh của các nước này có được định giá bất hợp pháp hoặc bán phá giá vào thị trường Mỹ hay không.

 

Các hiệp hội các nhà nhập khẩu khẳng định đây là điều sai lầm và làm tổn hại đến nền kinh tế Mỹ nếu Quốc hội chọn hàng may mặc sản xuất tại Việt Nam hoặc Trung Quốc.

 

Mặt khác, bức thư nói rõ “Chúng tôi lo ngại rằng điều này được dự định chủ yếu làm suy yếu và quản lý vi mô nền thương mại bằng cách khuyến khích phong trào tìm nguồn hàng tại các quốc gia khác mà không đem lại lợi ích rõ ràng cho nước Mỹ.”

 

Các nhà nhập khẩu khẳng định rằng không có cơ sở để tiến hành việc giám sát và phân tích giá cả nhắm vào các sản phẩm may mặc chọn lọc từ một vài quốc gia mà không phải cho toàn bộ các hàng nhập khẩu.

 

Bức thư chỉ ra rằng trong suốt 18 tháng khi hàng nhập khẩu Việt Nam bị giám sát, không hề có bằng chứng về bán phá giá và không có lấy một công ty may mặc nào khiếu nại bị tổn hại do hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Bức thư cũng khẳng định chương trình giám sát này được khởi động nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà làm luật tại các tiểu bang chuyên về dệt may và đây là nỗ lực để làm phá hỏng luật chống bán phá giá vốn đòi hỏi những người kiến nghị phải có vị thế bằng việc thực hiện các điều tra thực tế mà không cần khởi sự điều tra chính thức.

 

Bức thư nêu rõ là cả hai lần xem xét lại của chính quyền Bush đã không tìm thấy bằng chứng về bán phá giá, và chương trình này lẽ ra không nên tiến hành ngay từ đầu.

 

Bức thư kết luận, “Chương trình giám sát hàng Việt Nam một mặt làm tăng thêm chi phí cho các công ty Mỹ do buộc họ xem xét lại các kế hoạch tạo nguồn cung cấp hàng và chuyển hướng đặt hàng sang các nguồn cung ứng khác, nhưng cũng đã không đem lại thậm chí chỉ một đơn hàng hay 1 công việc nào cho nước Mỹ.”

 

Bức thư có các chữ ký của các quan chức thuộc Hiệp hội May mặc và Giày dép Mỹ (AAFA), Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia (NRF), Hiệp hội các Lãnh đạo ngành Bán lẻ (RILA) và Hiệp hội các nhà Nhập khẩu hàng Dệt May Hoa Kỳ.

 

25/07/2008

Nguồn: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn

Quảng cáo sản phẩm