Các phán quyết chống bán phá giá liệu có bao giờ chấm dứt?

05/08/2008 12:00 - 1360 lượt xem

Aaron Lukas
Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Thương mại thuộc Học viện Cato

Một thành công quan trọng của vòng đàm phán Uruguay về Hiệp ước Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) là việc đưa ra các quy tắc quốc tế mới về điều tra "bán phá giá", hay là bán rẻ hơn so với giá trị “đúng”.

Tất cả các pháp lệnh chống bán phá hiện nay tự động chấm dứt sau thời hạn 05 năm trừ phi có “đánh giá hoàng hôn” để xác định nếu huỷ bỏ pháp lệnh có thể dẫn đến tiếp tục bán phá giá và thiệt hại nữa hay không.

Nhiều pháp lệnh chống bán phá giá chấm dứt một cách nhanh chóng. Hơn 300 "pháp lệnh chuyển tiếp" đó có hiệu lực được 5 năm kể từ khi bắt đầu hiệp định vào năm 1995 -- sẽ được đánh giá vào tháng 7.

Các thuế chống bán phá giá thường vẫn duy trì hiệu lực. Pháp lệnh có hiệu lực lâu đời nhất của Mỹ được áp dụng đối với pa lăng bằng thép của Canada vào tháng 9 năm 1966.

Hiện nay, thông thường pháp lệnh chống bán phá giá sẽ tự động chấm dứt và chỉ trong trường hợp ngoại lệ mới tiếp tục. Tuy nhiên, một số các vấn đề pháp lý còn gây tranh cãi cần phải giải quyết trước khi tiến hành đánh giá. Có thể đoán trước được rằng các ngành công nghiệp được bảo hộ của Mỹ đang tận dụng yêu cầu này để phá hỏng mục đích của hiệp định.

Bộ Thương Mại và Ủy ban Thương mại Quốc tế cần chống lại áp lực đó. Đây là những vấn đề phức tạp và ít nhất sẽ có 3 vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến mức độ mở cửa của thị trường.

Trước tiên, các cơ quan nói trên cần ghi nhận rằng Tuyên bố của Mỹ về Hành động Quản lý thường mâu thuẫn với mục đích của GATT. Tuyên bố này không mang tính ràng buộc và được xây dựng với sự hợp tác mật thiết của các ngành công nghiệp Mỹ.

Ví dụ khi thảo luận về các quy tắc xác định mức thiệt hại có thể xảy ra, theo nội dung tuyên bố thì "sự cải thiện tình trạng ngành công nghiệp .... cụ thể cho thấy rằng tình trạng của ngành công nghiệp có thể xấu đi nếu pháp lệnh không còn hiệu lực." Theo Catch-22 này có nghĩa là sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá nếu một ngành công nghiệp nào đó ở trong nước hoạt động kém hoặc ổn định.

Thứ hai, Ủy ban Thương mại Quốc tế cần yêu cầu ước tính một cách thực tiễn mức độ giảm giá nhập khẩu nếu có sau khi pháp lệnh chống bán phá giá chấm dứt – đây là một nhân tố quan trọng trong việc quyết định mức độ tổn thương “lúc hoàng hôn”. Ủy ban Thương mại Quốc tế không nên chịu sự ràng buộc của các biên độ bán phá giá do Bộ Thương mai đưa ra trong những điều tra ban đầu, vốn thường là những điều tra lỗi thời vô vọng và đôi khi lại cần dựa vào những phương pháp nằm ngoài luật theo qui định cải cách của Tổ chức Thương mại Thế giới. Những biên độ bán phá giá ban đầu gần như lúc nào cũng cao hơn so với các biên độ đưa ra trong những lần đánh giá sau đó.

Thứ ba, Ủy ban Thương mại Quốc tế cần phải áp dụng một cách hiểu chính xác về mối quan hệ nhân quả. Thậm chí ngay cả khi Bộ Thương mại xác định có tồn tại bán phá giá cũng sẽ không tìm hiểu về mức độ thiệt hại trừ khi các mặt hàng nhập khẩu phá giá được coi là vấn đề thực sự.
Trong các cuộc điều tra ban đầu, chỉ cần các mặt hàng nhập khẩu là một nguyên nhân gây thiệt hại. Song các cuộc đánh giá “hoàng hôn” lại áp dụng những tiêu chuẩn cao hơn. Các pháp lệnh về chống phá giá phải chấm dứt trừ phi Ủy ban Thương mại Quốc tế thấy việc hủy bỏ lại gây ra thiệt hại nghiêm trọng nữa trong khoảng thời gian có thể dự báo hợp lý.

Những người phản đối quy trình đánh giá có ý nghĩa này đang cố gắng làm cho chuẩn mực này đi ngược lại với ý nghĩa của nó. Họ lập luận rằng pháp lệnh chống bán phá giá phải tiếp tục có hiệu lực trừ phi chứng minh được sẽ không gây thiệt hại nghiêm trọng, và khoảng thời gian "có thể dự đoán hợp lý" lên tới 5 năm. Cách suy luận này có thể làm cho việc hủy bỏ các pháp lệnh theo kết quả đánh giá “hoàng hôn” trở nên khó khăn hơn là so với điều tra ban đầu.

Vì vậy, các công ty nước ngoài có thể bị quy kết phạm tội cho đến khi chứng minh được vô can – họ phải bươn chải trong khi phải đối mặt với quy định pháp luật truyền thống và tinh thần cải cách của Mỹ.

Các biện pháp chống bán phá giá có vẻ bảo vệ các công ty Mỹ khỏi tình trạng “ộp giỏ” - định giá thấp để bóp chết cạnh tranh và giành thế độc quyền.

Một điều đáng tiếc là các công ty cũng sử dụng hệ thống này để lẩn tránh sự cạnh tranh lành mạnh toàn cầu. Luật pháp Mỹ vốn đã có quy định chống lại các hành vi ép giá, vì vậy hầu hết các pháp lệnh chống bán phá giá không còn cần thiết nữa. Theo kết luận trong một nghiên cứu gần đây của các chuyên gia kinh tế thương mại, Brian Hindley và Patrick Messerlin, "Chống bán phá giá dưới hình thức như hiện nay không có mục đích thích hợp không thể thực hiện tốt hơn bằng các biện pháp khác."

Cho đến nay, các quan chức thương mại đã lẩn tránh các vấn đề cải cách hóc búa. Bộ Thương mại và Ủy ban Thương mại Quốc tế cần sử dụng các đánh giá “hoàng hôn” để hạn chế việc lạm dụng và mở cửa thị trường Mỹ cho thương mại quốc tế -- và không nên coi nhẹ trách nhiệm này.

(Bài đăng trong Tuần báo Thương mại)

Quảng cáo sản phẩm