Các thành viên của Hạ viện Mỹ ủng hộ việc thay thế hạn ngạch bằng chương trình giám sát hàng dệt may Trung Quốc

10/10/2008 12:00 - 1354 lượt xem

Ngày 1 tháng 10 năm 2008 - Tuần trước, một nhóm lưỡng đảng gồm hơn 70 nhà làm luật của Hạ viện Mỹ đã giục tổng thống Bush bắt đầu tiến hành chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc khi chương trình hạn ngạch mà Mỹ áp dụng đối với những sản phẩm này hết hiệu lực vào cuối năm nay.

Ngày 26 tháng 9, 73 nhà lập pháp của Mỹ trong đó đứng đầu là ông John Spratt (D-SC), Howard Coble (R-NC) và Robin Hayes (R-NC) đã viết một bức thư trong đó nói: “Chúng tôi đề nghị Tổng thống mở rộng chương trình giám sát hàng dệt may (TMP) hiện đang áp dụng đối với hàng dệt may Việt Nam sang cả Trung Quốc, bao gồm các mặt hàng trong Hiệp định hạn ngạch song phương sắp hết hiệu lực”.

Theo một nguồn tin cho hay những người ký vào bức thư này gồm có 25 thành viên của Đảng Cộng hòa và 48 thành viên của Đảng Dân chủ đến từ các bang sản xuất hàng dệt may của Mỹ như Bắc và Nam Carolina, Georgia và Arkanas, nhưng cũng bao gồm cả các bang chịu hậu quả từ tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ.

Một nguồn tin từ các nhà nhập khẩu cho hay, các quan chức chính phủ có vẻ không hào hứng với việc áp dụng một chương trình giám sát hàng dệt may đối với Trung Quốc, và có rất ít khả năng họ sẽ thực hiện chương trình này trước khi rời Chính quyền. Tuy nhiên một người ủng chương trình này lại cho biết Nhà Trắng đã phải “xem xét kỹ hơn” về yêu cầu này kể từ khi nó được ủng hộ bởi các thành viên đảng Cộng hoà - những người đang có lợi thế trong cuộc đua vào Nhà Trắng, chẳng hạn như Hayes và Coble.

Tuy nhiên nguồn tin này cũng nhận định rằng khó có thể đoán được liệu Nhà Trắng có thực hiện yêu cầu của Hạ viện hay không, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính hiện nay đã khiến cho hầu hết các vấn đề thương mại đều bị loại ra khỏi chương trình nghị sự.

Một nguồn tin khác cho hay việc mở rộng chương trình giám sát hàng dệt may cho cả Trung Quốc sẽ là một “quyết định khó khăn” cho Nhà Trắng bởi vì họ đã phải đối mặt với nhiều sự phản đối mạnh mẽ khi áp dụng chuơng trình này đối với Việt Nam.

Trong một buổi họp báo vào ngày 30 tháng 9 để công bố bức thư của Hạ viện, ông Cass Johnson, chủ tịch của Hội đồng quốc gia các tổ chức dệt may, cho biết đề xuất áp dụng TMP đã được gửi tới cả hai ứng cử viên Tổng thống nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi nào.

Cũng có mặt ở buổi họp báo này còn có Liên minh hành động thương mại sản xuất của Mỹ (AMTAC), Hiệp hội dệt may quốc gia (NTA) và Viện nghiên cứu vải công nghiệp của Mỹ (USIFI) cũng như Liên hiệp các công nhân ngành dệt may UNITE.

Giám đốc điều hành của AMTAC, ông Auggie Tantillo, cho biết Hiệp định song phương dệt may Trung Quốc – Hoa Kỳ (hết hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2009) quy định hạn ngạch đối với 21 mặt hàng, trong đó bao gồm “ tất cả các mặt hàng thêu chính” cùng với một số lượng nhỏ các mặt hàng dệt may như vải lông thú dùng để may áo choàng. Các mặt hàng này gồm có quần cotton, quần vải sợi dành cho nam, áo sơ mi vải sợi và áo sơ mi vải sợi dành cho nam.

Chương trình giám sát hàng dệt may đối với Việt Nam cũng sẽ hết hiệu lực vào tháng 1 năm 2009. Chương trình này đã buộc Bộ thương mại Mỹ phải soạn thảo dữ liệu thương mại sơ cấp hàng tháng và công bố báo cáo hai năm một lần về tình hình nhập khẩu.

Ông Cass Johnson, chủ tịch của NCTO cho biết việc mở rộng chương trình TMP đối với Trung Quốc “sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ đến các nhà nhập khẩu và các nhà bán lẻ rằng chương trình này sẽ giúp bình ổn thị trường và sẽ đảm bảo không có sự đổ vỡ thị trường như đã chứng kiến 3 năm trước”. Điều này ám chỉ đến một thực tế cách đây 3 năm khi hệ thống hạn ngạch của Hiệp định đa sợi hết hiệu lực đã khiến số lượng các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng vọt trong khi giá lại giảm.

Điều tương tự cũng được phản ánh trong bức thư của Hạ viện về việc chấm dứt MFA. “Các nhà sản xuất của Trung Quốc đã giảm giá trung bình là 40% và số lượng các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc tăng gần 600%”. Theo nội dung bức thư này thì công ăn việc làm của hơn 1 triệu công nhân trên thế giới trong đó có 500000 công nhân của Mỹ “đang ở tình trạng báo động nếu Trung Quốc một lần nữa chiếm vị thế độc quyền trên thị trường Mỹ do được dỡ bỏ hạn ngạch”.

Ông Johnson đã nói rằng lý do chủ yếu khiến ngành công nghiệp của Mỹ tin rằng Trung Quốc xứng đáng bị áp dụng chương trình TMP đó là “ Ngành dệt may của Trung Quốc vẫn được chính phủ trợ cấp và do chính phủ quản lý”, “điều này giúp họ có thể giảm giá để chiếm thị phần mà các quốc gia khác không có được”

Ông cho biết thêm một nghiên cứu kéo dài 1 năm về các trợ cấp của chính phủ Trung Quốc đối với mặt hàng dệt may đã phát hiện ra 63 chương trình trợ cấp, trong đó một số chương trình rõ ràng là vi phạm các cam kết của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vì chúng được đưa ra với mục đích đặc biệt là thúc đẩy xuất khẩu.

Theo một nguồn tin từ ngành dệt may, số liệu thương mại cập nhật cho thấy đối với các mặt hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn còn bị áp dụng hạn ngạch thì thị phần trong năm 2007 chỉ là 14%, trong khi đó có tới 54% các mặt hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc là không có hạn ngạch.

Như một phần của chiến dịch ủng hộ chương trình TMP, trong bức thư viết ngày 29 tháng 9 gửi tới đại diện thương mại của Mỹ, ông Susan Schwab, và Bộ trưởng Bộ thương mại, ông Carlos Gutierrez, 11 nhóm các nhà sản xuất hàng dệt may cấp quốc gia của Mỹ và một vài nhóm của các bang như Nam Carolina cũng yêu cầu mở rộng chương trình TMP cho cả Trung Quốc và tiếp tục áp dụng chương trình này đối với Việt Nam.

Thêm vào đó, 16 Hiệp hội thương mại quốc tế của Châu Phi, Mêhicô và Trung Mỹ đã cùng với NCTO gửi tới Quốc hội một bức thư vào tháng 9 bày tỏ sự ủng hộ đối với việc mở rộng chương trình TMP cho cả Trung Quốc (Các vấn đề thương mại Mỹ - Trung Quốc, 17 tháng 9). Những người tham gia ký vào bức thư này cũng gửi một bức thư khác tới các quan chức chính phủ đưa ra yêu cầu về TMP.

Việc tiếp tục áp dụng chương trình TMP đối với Việt Nam và việc mở rộng chương trình này đối với Trung Quốc đã bị phản đối bởi các công ty dệt may, các nhà nhập khẩu và các nhà bán lẻ của Mỹ như Hiệp hội giày và dệt may Mỹ, Liên đoàn bán lẻ quốc gia (NRF), Hiệp hội các nhà lãnh đạo ngành bán lẻ và Hiệp hội các nhà nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ (USS-ITA)

Tantillo tỏ ra rất “ngạc nhiên” trước sự phản đối này và những lời đe doạn của đối thủ nhằm chống lại một cách quyết liệt chương trình này. Ông cho biết: “ Điều đó cho tôi thấy hoạt động định giá sản phẩm một cách phi pháp phải ở một mức độ cao hơn chúng ta vẫn nghĩ”

Một nguồn tin trong ngành công nghiệp bán lẻ đã phản đối việc cho các hành động định giá này là “bất hợp pháp”. Ông cho biết “ Luật chống bán phá giá của chúng ta nhằm giải quyết thương mại không công bằng, nhưng bán phá giá không phải là phi pháp. Nếu là phi pháp thì hẳn sẽ rất nhiều người bị tống tù vì hạ giá sản phẩm của mình”.

Ông cho rằng việc ngành dệt may Mỹ cố gắng yêu cầu áp dụng chương trình TMP đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc là một nỗ lực dẫn đến “thương mại bế tắc”. Việc mở rộng TMP sẽ gây ra điều này vì nó sẽ là “một cuộc điều tra chống bán phá giá thực tế nhưng không qua các bước cần thiết”.

Ông cho biết các thông tin mà một chương trình TMP đòi hỏi Bộ Thương mại biên soạn có thể đã có được bởi ngành công nghiệp này từ Bộ Thương mại. Ông cũng nói rằng các nhà sản xuất hàng dệt may sẽ không tự mình đệ đơn kiện chống bán phá giá vì chi phí cho một vụ kiện cao và vì họ không đáp ứng được yêu cầu về “vị thế của ngành” theo luật phòng vệ thương mại của Mỹ, bởi vì các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc không được coi là các sản phẩm tương tự.

Thay vào đó, ông nói, các nhóm sản xuất hàng dệt may muốn sử dụng các dữ liệu do Bộ thương mại biên soạn theo một chương trình TMP để khiến chính phủ Mỹ tự tiến hành một vụ kiện thương mại và như thế là có thể giải quyết được yêu cầu về “vị thế của ngành”.

Nguồn tin từ ngành bán lẻ cho biết “Mối quan ngại của chúng tôi về các vụ kiện chống bán phá giá đó là hệ thống này đang quá thiên vị các nguyên đơn và quá chuyên quyền đến nỗi nó tạo ra sự bất ổn lớn cho các công ty mà kế hoạch kinh doanh phải dựa vào các nguồn lực sản xuất từ bên ngoài. Đó chính là mấu chốt của vấn đề.”

Chiến dịch do ngành dệt may Mỹ và các thành viên của Quốc hội thực hiện được đưa vào phần cuối bản báo cáo tháng 8 năm 2008 của Cục dệt may quốc tế (ITCB), trong đó kết luận rằng dù việc dỡ bỏ hạn ngạch dệt may toàn cầu vào năm 2005 đã tạo ra “sự thay đổi đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu” trong các ngành công nghiệp quốc gia khác nhau, “nhưng hiện nay chúng ta đều thấy rõ ràng là hầu hết những dự báo xấu trước đây là vô căn cứ và không thành hiện thực”.

Bản nghiên cứu ITCB dài 84 trang cho biết rằng việc nhập khẩu mặt hàng dệt may của Châu Âu và Mỹ trong giai đoạn sau hạn ngạch 2005-2007 đã tăng chậm hơn giai đoạn áp dụng hạn ngạch trước đó 1996-2004.

Nguồn: www.chinatradeextra.com

Quảng cáo sản phẩm