Chính sách chống bán phá giá có nhiều thiếu sót đang vấp phải sự phản đối

04/12/2006 12:00 - 1840 Views

Dan Ikenson

Trung tâm nghiên cứu chính sách thương mại, Học viện Cato

Rất ít chính sách thương mại có thể gây ra được nhiều khó khăn và ý nghĩ quốc tế không tốt đẹp hơn luật chống bán phá giá của Mỹ. Trong nhiều năm luật này đã trở thành vũ khí mà rất nhiều nhà sản xuất nội địa tìm kiếm nhằm loại bỏ sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Trong khi những người bảo vệ cơ chế chống bán phá giá chỉ rõ tác dụng của luật chống bán phá giá như là 1 công cụ để khắc phục sự bất công trong thương mại thì thực tế khi xem xét kỹ lưỡng, luật này lại cho thấy sự công bằng đó chỉ là nguỵ biện thậm chí là đáng mỉa mai.

Sự thực thì việc thi hành luật chống bán phá giá hoàn toàn khác với sự công bằng chỉ mang tính lý thuyết giả định mà những người bảo vệ luật này chỉ ra. Hơn thế nữa, luật này chứa đựng rất nhiều sai lầm về phương pháp luận đã làm phóng đại và thậm chí là bịa đặt ra các giới hạn phá giá. Hậu quả là luật này đã phá hoại cạnh tranh thông thường và lành mạnh của hàng nhập khẩu và làm phương hại đến nền công nghiệp cũng như người tiêu dùng Mỹ.

Tuy nhiên, cũng có thể sai lầm nhiều nhất là ở thực tiễn được hiểu là “ zeroing”. áp dụng “ zeroing” là nguyên nhân sâu sa dẫn tới dự đoán sai lầm mang tính hệ thống về các giới hạn phá giá và việc áp dụng thuế chống bán phá giá gia tăng.

Để đánh giá được tác động của zeroing thì nhất thiết phải hiểu được phòng Thương mại Mỹ đã tính toán các giới hạn phá giá như thế nào. Trong một cuộc điều tra chống bán phá giá điển hình, DOC tính giá trung bình có tính đến hệ số gia quyền đối với mỗi sản phẩm bán trên thị trường Mỹ. Sau đó, đem so sánh giá các sản phẩm này của Mỹ với giá thông thường của sản phẩm đó. Giá thông thường có thể được tính theo nhiều cách khác nhau nhưng cũng chính là giá trung bình gia quyền theo doanh số của sản phẩm gần y hệt được bán trên thị trường nội địa. Zeroing được đưa ra sau khi so sánh giá của Mỹ và giá thông thường.

Nếu giá thông thường cao hơn giá ở Mỹ thì sự chênh lệch giữa hai giá đó được xem là lượng phá giá. Tuy nhiên, nếu giá ở Mỹ cao hơn thì lượng phá giá được đặt ở mức 0 thay vì giá trị tính toán được trừ đi. Sau đó, tất cả lượng phá giá sẽ được thêm vào hoặc chia ra bởi tổng lượng xuất khẩu để tính được tổng giới hạn phá giá của công ty. Do đó, zeroing loại bỏ “ những giới hạn phá giá được trừ ”ra khỏi sự tính toán phá giá. Với cách làm như vậy, nó có thể làm cho những giới hạn phá giá biến mất.

Bảng 1,so sánh giá trung bình của 5 sản phẩm tại cả hai thị trường và trên hai thị trường này, mỗi sản phẩm đều có mức giá ròng giống nhau ngoại trừ sản phẩm 1 và sản phẩm 5. Sản phẩm 1 trên thị trường nội địa được bán với giá thấp hơn 0.5$ so với trên thị trường Mỹ, và sản phẩm 5 thì lại bán với giá cao hơn thị trường Mỹ là 0.5$. Giới hạn đơn vị bằng với lượng phá giá được tính cho mỗi so sánh chênh lệch duy nhất. Lượng giới hạn phá giá bằng 0 bởi chênh lệch giá của sản phẩm 1 và 5 đã triệt tiêu lẫn nhau. Nhưng điều ngạc nhiên là: đây không phải là cách mà DOC tính toán phá giá.

Thay vào đó, biên độ phá giá của sản phẩm 1 được tính bằng 0 và do đó không hề có ảnh hưởng gì đến giới hạn phá giá tổng thể. Vì vậy, bằng cách dựa vào zeroing như trong ví dụ trên, DOC vẫn tìm ra biên độ phá giá là 10% ( tổng giá trị chia cho tổng Thuế bán phá giá không có khả năng thu (Potentially Uncollected Dumping Duties) mặc dù không hề có sự chênh lệch trong tổng giá cả giữa 2 thị trường.

Quảng cáo sản phẩm