Chống bán phá giá : Đường ray thừa của Chính sách Thương mại

25/11/2006 12:00 - 1820 lượt xem

N. Gregory Mankiw, Đại học Harvard
Phillip L. Swagel, Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ

Tiếc thay, Pháp luật về chống bán phá giá Hoa Kỳ lại không xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, mà được xây dựng và sử dụng để bảo vệ một số ít các nhà sản xuất nội địa có năng lực cạnh tranh yếu kém so với các đối thủ nước ngoài. Từ đó dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng :

- Thứ nhất, người tiêu dùng và các nhà sản xuất sử dụng các sản phẩm bị đánh thuế chống bán phá giá làm nguyên liệu đầu vào ở Hoa Kỳ là những đối tượng chịu thua thiệt nhất từ việc áp dụng các quy định về chống bán phá giá bởi giá hàng hoá tăng lên đáng kể và cao hơn nhiều so với mức mà lẽ ra họ có thể mua nếu không có việc áp thuế chống bán phá giá.

- Thứ hai, các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ cũng bị thiệt hại bởi họ phải gánh chịu các vụ kiện chống bán phá giá liên miên ở nhiều nước khác (khi mà các nước này muốn « trả đũa » Hoa Kỳ).

- Thứ ba, thuế chống bán phá giá làm méo mó thị trường Hoa Kỳ : các nhà xuất khẩu nước ngoài vì muốn tránh bị đánh thuế sẽ nâng giá cao hơn mức bình thường, thị hiếu tiêu dùng thay đổi vì giá sản phẩm cao, hệ thống thuế quan khó dự đoán do mức thuế chống bán phá giá không ổn định, giá hàng hoá không do quy luật thị trường điều chỉnh (ví dụ đối với các trường hợp có cam kết về giá hoặc áp đặt mức giá)…

- Thứ tư, Hoa Kỳ thường xuyên phải đối mặt với các vụ tranh chấp bất tận với Chính phủ các nước khác tại WTO về đề tài này ;

- Thứ năm, nhiều khi việc này chẳng mang lại lợi ích cho người Mỹ vì đơn kiện được đưa ra bởi các doanh nghiệp nội địa làm gia công, lắp ráp cho chủ nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc…)

Để xử lý hiện tượng không mong muốn này, có thể xem xét áp dụng hai biện pháp :

(i) Chỉnh sửa pháp luật chống bán phá giá để nó trở về mục tiêu nguyên sơ là bảo vệ người tiêu dùng khỏi hiện tượng độc quyền không lành mạnh của doanh nghiệp nước ngoài ; tăng cường vai trò của Bộ Tư pháp thay vì vai trò của Bộ Thương mại trong các quy trình tố tụng chống bán phá giá ;

(ii) Sử dụng biện pháp tự vệ (vì biện pháp này có nhiều giới hạn hơn và ít gây ra hệ quả làm biến dạng cạnh tranh hơn biện pháp chống bán phá giá)

 

 

 

Quảng cáo sản phẩm