Chống bán phá giá và chống trợ cấp hạn chế áp dụng các lý thuyết kinh tế và pháp luật

29/11/2013 12:00 - 3787 lượt xem

Tác giả: Philip Bentley QC

             Cộng sự, Mc Dermott Will & Emery Stanbrook, 

             Brussels,Bỉ

             Aubrey Silberston CBE

             Giáo sư danh dự về kinh tế học, Cao đẳng Imperial,

              London,Anh

Giới thiệu

Mục đích của bài nghiên cứu nhằm cung cấp cái nhìn tổng quát về các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới – WTO liên quan tới các hành động chống bán phá giá và chống trợ cấp. Những quy định này dựa trên việc thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), và đó cũng là các nguyên tắc xác định trong trường hợp nào thì Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia thành viên WTO sẽ được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thứ ba. Những biện pháp này được sử dụng với lý lẽ rằng hàng hóa có thể đã được trợ cấp ở nước xuất khẩu hoặc đã phá giá, và rằng việc nhập khẩu đó sẽ gây ra thiệt hại cho các nhà sản xuất hàng hóa tương tự nội địa nước nhập khẩu.

Trong nghiên cứu này, sau vài thông tin giới thiệu ngắn gọn về lịch sử hình thành, khuôn khổ của WTO đối với các hành động chống bán phá giá và chống trợ cấp, những vấn đề này sẽ được xem xét cụ thể, cùng với việc nghiên cứu một loạt các vấn đề liên quan tới kinh tế và pháp lý phát sinh trong quá trình áp dụng nó. Rất nhiều các quốc gia hiện nay đang áp dụng các quy định này, và số lượng các quốc gia đang phát triển ngày càng tăng, nhưng kinh nghiệm lâu năm của các biện pháp do Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) khởi xướng đã làm gia tăng các trường hợp điều tra của họ, cũng như nhiều các phát hiện của GATT và Ban hội thẩm WTO, và các phán quyết của tòa án quốc gia. Do đó, những điều này được phản ánh trong rất nhiều trường hợp trích dẫn trong nghiên cứu này.

Chúng tôi sẽ bắt đầu phần mở đầu với vài thuật ngữ chuyên môn cơ bản. Thuật ngữ “các hành động chống bán phá giá” được sử dụng liên quan tới các biện pháp của nhà nước, chủ yếu dưới hình thức thuế quan bổ sung, được thiết kế đặc biệt để bảo vệ các nhà sản xuất sản phẩm liên quan thuộc sở hữu nhà nước chống lại các hành động phá giá không công bằng gây ra bởi các nhà xuất khẩu sản phẩm tương tự ở các nước khác. Đối với chống trợ cấp cũng tương tự, ngoại trừ mục đích của thuế quan bổ sung là để bảo vệ các nhà sản xuất các sản phẩm liên quan nội địa chống lại tác động của thương mại không công bằng từ hành động trợ cấp sản phẩm tương tự của các quốc gia khác.

Nghiên cứu viết về các quy định được quốc tế công nhận về các hành động chống bán phá giá và chống trợ cấp. Những quy định này được thể hiện trong hai hiệp định quốc tế về áp dụng Điều VI của GATT. Theo những quy định này, các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp có thể được áp dụng với các sản phẩm nhập khẩu hoặc là đã được trợ cấp ở trong nước xuất khẩu hoặc là đã được bán phá giá, và bằng cách nào chứng minh hàng hóa nhập khẩu đó sẽ gây ra thiệt hại cho các nhà sản xuất hàng hóa tương tự nội địa. Lời giới thiệu đơn giản đem lại rất nhiều câu hỏi. Khi mà mỗi nước được khẳng định chủ quyền trên lãnh thổ của riêng mình, nước khác có thể hi vọng các nước cũng có thể hoàn toàn mở cửa tự do trong việc áp đặt các loại thuế quan hay hạn chế định lượng (quota) với bất kỳ mục đích nào đi nữa.

Và, thật vậy, họ đã có được sự tự do đó. Trong nhiều thế kỷ, vua chúa và các hoàng đế đã sử dụng thuế vừa như là một công cụ tăng thu nhập và cũng để bảo hộ nền công nghiệp nội điạ, thủ công mỹ nghệ. Điều đó sẽ chỉ là lịch sử cận đại tương đối nơi mà chúng ta đã vượt qua rất nhiều câu hỏi khó về việc liệu “chủ nghĩa bảo hộ” có phải là một chính sách đúng đắn, liệu sẽ không có vài giới hạn kinh tế thực tế tới quyền lực chủ quyền nhằm áp đặt thuế nhập khẩu và để bảo hộ nền công nghiệp nội địa. Đó là một khía cạnh của bài nghiên cứu hiện tại – giới hạn kinh tế đối với các hành động chống bán phá giá và chống trợ cấp trong chính sách thương mại hiện đại.

Khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, các đối tác thương mại đã chấp nhận rộng rãi rằng “thương mại tự do” là có lợi cho trật tự thương mại toàn cầu, và “chủ nghĩa bảo hộ” là không tốt, và một hiệp định thương mại đa biên đã được đàm phán, đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại. Văn bản của Hiệp định được hoàn thành vào năm 1947 và gọi tắt là GATT 1947. GATT 1947 đã đưa ra cơ chế cho các “quy định” của thương mại quốc tế, theo chiều hướng giảm dần “quy định” toàn cầu. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho sư tham gia của các luật sư, bởi các quy định đã được thay đổi theo chiều hướng giảm hoặc tăng tính bắt buộc, và cao nhất là việc thành lập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, và kết thúc vòng đàm phán thương mại đa phương Uruguay năm 1995.

Vì vậy, không chỉ là giới hạn kinh tế thực tế về các hành động chống bán phá giá và chống trợ cấp, các quy định đã trở thành giới hạn “pháp lý”, sử dụng từ “pháp lý” trong ý nghĩa rộng lớn được chấp nhận bởi các luật sư quốc tế. Nghiên cứu này xuất phát từ hai quan điểm, kinh tế học và luật pháp, để phân tích giới hạn của các hành động chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Tải tài liệu
AD and Countervailing Action Limits Imposed by Economic and Legal Theory_0.pdf
Quảng cáo sản phẩm