Dệt may Việt Nam - Lần đầu tiên trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất

08/08/2008 02:22 - 1389 lượt xem

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất - xuất khẩu hàng dệtmay năm 2008 ngày 29/11, Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu cho biết: năm2007, lần đầu tiên mặt hàng dệt may xuất khẩu đã vượt qua dầu thô trở thành mặthàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
 
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về thị trường, về lao động, nhưngsản xuất, xuất khẩu mặt hàng dệt may đã đạt được kết quả tốt, vươn lên trở thànhmặt hàng có kim ngạch lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đóng gópphần đáng kể vào việc hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 48,1 tỷ USD năm 2007 của cảnước.
 
Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu cho biết, tính đến hếttháng 10/2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 6,38 tỷ USD, tăng 30% so vớicùng kỳ năm 2006. Dự kiến, năm 2007 đạt khoảng 7,8 tỷ USD, tăng 31% so với năm2006; trong đó thị trường Hoa Kỳ chiếm vị trí chủ đạo, đạt 4,4 - 4,5 tỷ USD,chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tăng 32%; tiếp theo là EU, đạtkhoảng 1,45 - 1,5 tỷ USD, chiếm 18%, tăng khoảng 20%; thị trường Nhật Bản đạtkhoảng 700 triệu USD, chiếm 9%, tăng khoảng 12%. 
 
Riêng đối với thị trường Hoa Kỳ, đây vẫn là thị trường chủ lựcđóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng xuất khẩu đầy ấn tượng của ngành dệtmay, mặc dù trong hoàn cảnh việc xuất khẩu sang thị trường này gặp khó khăn dochính sách bảo hộ không rõ ràng của Hoa Kỳ. Hiện nay, xuất khẩu dệt may của VNvào Hoa Kỳ mới chiếm khoảng 3,26% tổng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ và đứng thứ tưsau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Hàng dệt may VN xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị nướcnày đối xử thiếu công bằng so với các nước khác là thành viên WTO như áp dụngcơ chế hạn ngạch đến đầu năm 2007 và sau đó thay thế bằng Chương trình giám sáthàng nhập khẩu từ VN. Mặc dù cơ chế này mới dừng ở việc theo dõi số liệu nhưngnó đã làm ảnh hưởng đáng kể tới tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trườngnày, làm cản trở các kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực của các doanh nghiệp dệtmay trong nước và nước ngoài, ngăn cản các khách hàng vào VN đặt hàng...
 
Kế hoạch 9,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2008  
 
Theo dự kiến của Bộ Công Thương, năm 2008, ngành dệt may sẽxuất khẩu đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng 21,8% so với ước thực hiện, trong đó dựkiến các thị trường chính như: Hoa Kỳ ước đạt 5,3 - 5,5 tỷ USD, thị trường EU đạtkhoảng 1,6 - 1,8 tỷ USD và thị trường Nhật đạt khoảng 100 triệu USD.
 
Giải pháp mà ngành dệt may đưa ra là phải đẩy nhanh tiến độcác dự án đầu tư chuyển tiếp, các dự án di dời, các dự án đầu tư mới để tăngnăng lực sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh, nhất là với các dự án sản xuấtvải, các dự án sản xuất nguyên phụ liệu để chủ động nguồn nguyên phụ liệu. Hiệnnay, 70 - 80% nguyên phụ liệu dệt may là nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, HồngKông... Đây chính là trở ngại lớn cho sự phát triển của ngành. Việc cấp báchtrong thời gian tới là phải tập trung xây dựng các trung tâm nguyên phụ liệucho ngành dệt may, trước mắt là ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 
 
Mặt khác, thị trường lao động của ngành dệt may hiện chưa ổnđịnh, lao động phần nhiều phổ thông chưa qua đào tạo, chưa có đội ngũ thiết kếchuyên nghiệp tạo ra các mẫu mã phong phú phù hợp với thị hiếu. Do đó, trong thờigian tới, ngành dệt may cũng phải chú trọng đến khâu đào tạo này. Để giải quyếtvấn đề lao động, theo ông Lê Quốc Ân- Chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN, thời gian tới,chúng ta phải giải quyết vấn đề tiền lương của ngành dệt may một cách chủ động,không thấp quá để tương xứng với các ngành khác, nhưng không cao quá để bị mấtsức cạnh tranh.
 
Hơn nữa, cơ cấu sản phẩm dệt may cũng phải đổi mới, tậptrung vào sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, mở rộng thị trường xuấtkhẩu, tránh tập trung quá lớn vào một vài thị trường chính như hiện nay. Bên cạnhđó, ngành cũng phải nghiên cứu và thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp vớithông lệ quốc tế để bảo vệ các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước; đưara những giải pháp chiến lược để chống lại những vụ kiện bán phá giá phi lý, nhằmtạo điều kiện tốt cho ổn định đơn hàng và sản xuất...  
 
Chú trọng vào 3 thị trường trọng điểm  
 
Năm 2008 và những năm tiếp theo, các nước xuất khẩu hàng dệtmay châu Á lớn như Trung Quốc đang đi vào chiến lược nâng cao đẳng cấp, chất lượng,lại được bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu vào đầu năm 2008 ở thị trường EU và đầu năm2009 ở thị trường Hoa Kỳ; các nước châu Á khác như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh,Srilanka, Campuchia.. cũng đang tăng tốc xuất khẩu. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh lớncho hàng xuất khẩu Việt Nam.Tại 3 thị trường xuất khẩu trọng điểm hàng dệt may VN là: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bảnđều đang có nhiều trở ngại.
 
Theo ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội dệt may VN, với thịtrường Hoa Kỳ, năm 2008 sẽ là năm căng thẳng nhất do Chương trình giám sát củaHoa Kỳ vẫn được duy trì và khả năng sẽ kéo đến hết năm. Hiệp hội Dệt may ViệtNam khuyến cáo, các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu lớncủa Hoa Kỳ, thực hiện các đơn hàng có chất lượng và giá cao, tránh những đơnhàng đơn giản, giá trị thấp làm ảnh hưởng đến mức giá bình quân của cả nước, làcơ sở để phía Hoa Kỳ tự khởi kiện chống bán phá giá. 
 
Với thị trường EU, hàng dệt may VN và các nước khác sẽ phảicạnh tranh gay gắt với hàng Trung Quốc do EU đã bãi bỏ hạn ngạch với nước này;hơn nữa Trung Quốc có năng lực cạnh tranh lớn, chủ động được nguồn nguyên liệuvà có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa.
 
Ở thị trường Nhật Bản, trong năm 2008, hàng dệt may VN phảicạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực do thuế suất của ta vào thị trườngnày vẫn phải chịu 10%, trong khi 6 nước ASEAN khác (Singapore, Malaysia,Philippin, Indonesia, Brunei và Thái Lan) đã được hạ xuống 0% do đáp ứng đượctiêu chí xuất xứ "hai công đoạn". Hàng dệt may VNmuốn được hưởng mứcthuế ưu đãi 0% thì phải đảm bảo yêu cầu xuất xứ “hai công đoạn” rất ngặt nghèolà phải sản xuất từ nguyên liệu của VN, của Nhật hoặc từ các nước ASEAN. Trongthời gian tới, VN chưa được hưởng ưu đãi này vì nguồn nguyên liệu của VN trên80% là nhập khẩu ngoài Nhật và ASEAN.
 
Kim Liên
 
07/12/2007
 
Nguồn: baothuongmai 

Quảng cáo sản phẩm