Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: Có hàng nhưng không xuất khẩu được vì… thuế!?

07/12/2008 12:00 - 1307 lượt xem

Thuế xuất khẩutăng quá nhanh; thủ tục hải quan còn rườm rà, phức tạp, đặc biệt là vấn đề khaibáo hải quan điện tử chưa chính xác trong việc thẩm định tỷ lệ hao hụt… gây thiệthại rất lớn cho các doanh nghiệp (DN). Đây là những nội dung chính của buổi làmviệc giữa Bộ Công thương với các DN xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)phía Namdiễn ra tại TPHCM vào chiều ngày 4-12.

 

Áp dụng thuế trước 30 ngày mới thông báo?

 

Phát biểu tại cuộc họp, hầu hết các DN đềucho rằng, kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng gần đây đang có dấu hiệu sụt giảmkhá mạnh. Thậm chí tại một số DN, mức giảm đã lên tới 30% - 40%. Nhiều khả năngtrong năm 2009, mức độ sụt giảm sẽ lên tới 50% - 60%. Ngoài nguyên nhân chínhlà người tiêu dùng tại các nước trên thế giới thắt chặt chi tiêu, thì còn nhữngvấn đề nội tại trong việc điều hành của các bộ ngành chức năng, trong đó nổi cộmnhất là thuế và hải quan.

 

Bà Trần Thị Quế Minh, kế toán trưởng Côngty TNHH Hoằng Tiệp VN (chuyên sản xuất kinh doanh cát trắng, cát khuôn đúc và bộtthạch anh) cho biết, kể từ ngày 1-1-2008, Bộ Tài chính đã áp mức thuế 7% đối vớicác mặt hàng xuất khẩu của công ty. Đến ngày 22-4-2008, mức thuế này được nânglên tới 12%.

 

Điều khiến DN hết sức bất ngờ và bức xúclà các bộ ngành đã không báo trước mà tự động nâng thuế, áp dụng trước 30 ngàysau đó mới báo lại cho DN. Hệ quả DN đã bị truy thu toàn bộ mức thuế lên tớihàng tỷ đồng, đồng thời phải chịu phạt (vì DN đã mở tờ khai hải quan), trongkhi lỗi không thuộc về DN.

 

“Từ khi mức thuế điều chỉnh, chúng tôi trởnên “nghẹt thở” vì các đơn hàng đã ký từ trước đó cả năm, nay phải điều chỉnhgiá nên khách hàng ở Malaysia không hợp tác; còn Nhật Bản - thị trường xuất khẩuchủ lực của công ty đã giảm 5% vì lý do luật của VN không ổn định!” – bà Minh bứcxúc nói. Theo bà Minh, sản phẩm xuất khẩu của công ty là cát thủy tinh cao cấp,đã chế biến chứ không phải là cát thô! Do vậy không thể đánh đồng việc áp cùngmột mức thuế giống nhau là 12% được.

 

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Phòng XNK Công tycổ phần Hyundai Aluminum Vina cũng cho rằng, chính sách thuế đã và đang làm ảnhhưởng rất nhiều đến hoạt động của DN. Công văn số 11270 ban hành ngày 23-9-2008yêu cầu toàn bộ hàng xuất khẩu từ nguyên liệu nhập khẩu phải đóng thuế đã làmcho hoạt động xuất khẩu của DN bị ngưng trệ hoàn toàn. Nếu chiếu theo công vănthì công ty này sẽ bị truy thu thuế lên tới hàng trăm tỷ đồng! “Chúng tôi đãđóng cửa nhà máy trong bối cảnh đơn đặt hàng rất nhiều và hàng sản xuất ranhưng không xuất khẩu được. Nếu các bộ ngành không xem xét để gỡ khó cho DN thìtình hình rất khó lường” – ông Thắng nói.

 

Trả lời những vấn đề này, ông Vũ KhắcLiêm – Vụ phó Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết, hiện ngành thuế đangtrình Chính phủ tất cả những vấn đề vướng mắc của DN trong hoạt động XNK. Liênquan đến những vấn đề của các DN vừa nêu, ông Liêm thừa nhận, mỗi một mã hàng sẽđược áp mức thuế khác nhau, không thể đánh đồng được. Ông Liêm nhấn mạnh, chúngta đang thực hiện việc cắt giảm thuế đối với các mặt hàng theo cam kết WTO, vìvậy trong quá trình thực hiện sẽ bộc lộ bất cập. Nếu DN thấy chưa hợp lý thìlàm văn bản gửi lên Bộ Tài chính, chúng tôi sẽ xem xét để sửa chữa ngay!

 

Hải quan sai, bắt DN chịu!

 

Cũng theo ông Nguyễn Chiến Thắng, gần đâyHyundai đã thực hiện việc khai báo hải quan điện tử. Trong quá trình khai báođã xảy ra tình trạng DN khai báo tỷ lệ hao hụt đúng với thực tế, nhưng khi thẩmđịnh thì có sự chênh lệch rất lớn. Kết quả là DN phải mất rất nhiều thời giancho việc chỉnh sửa, nếu không cẩn thận sẽ bị nộp phạt. “Vấn đề này không phảido DN mà là do phần mềm khai báo hải quan có vấn đề!” – ông Thắng khẳng định.

 

Lý giải vấn đề này, ông Trần Đình Kính,Phó Vụ trưởng Vụ Giám sát và quản lý Tổng cục Hải quan cho rằng, hiện nay chúngta đang triển khai thí điểm việc khai báo hải quan điện tử tại một số địaphương nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi sẽ làm việc trực tiếpvới Công ty Thái Sơn – đơn vị cung cấp phần mềm để xử lý vấn đề này sớm nhất.

Liên quan đến các vấn đề về điều chỉnh tỷlệ hao hụt và thủ tục nhập khẩu máy móc làm tài sản cố định của một số DN dệtmay và sản xuất thép, linh kiện điện tử, ông Kính cho biết: Thủ tướng Chính phủđã cơ bản đồng ý cho phép việc điều chỉnh tỷ lệ hao hụt là 3% đối với ngành dệtmay và chỉ được thực hiện trước khi xuất khẩu. Hiện các bộ ngành đang lập văn bảnhướng dẫn cho các địa phương thực hiện. Đối với việc nhập khẩu máy móc làm tàisản cố định, DN phải đăng ký và khai báo một cách chính xác. Trong trường hợp khôngchắc chắn về giá nhập khẩu thì nên khai báo theo mức dự kiến để các ngành chứcnăng dễ xử lý hơn.

Ngoài ra, nhiều DN cũng kiến nghị, hảiquan cần phải linh hoạt hơn trong việc áp mã HS trong quá trình XNK hàng hóa, tạođiều kiện cho DN có đủ nguyên liệu thay thế (trong tình trạng máy móc máy móc bịhư). Thực tế, có rất nhiều DN phải ngưng hoạt động trong vài ngày để chờ thôngquan hàng hóa cũng chỉ vì việc áp mã HS một cách máy móc của ngành hải quan.

 

Ban quản lý KCX, KCN TPHCM cũng cho rằng,cần phải đầu tư nhiều hơn nữa để phát triển hải quan điện tử cũng như hệ thốnglogicstic tại những địa phương có kim ngạch xuất khẩu lớn. Hiện các cảng củaTPHCM đang tiếp nhận tới 70% lượng container của cả nước, trong khi hạ tầng cònquá kém, dẫn đến nhiều DN có nhu cầu xuất khẩu 50 container/ngày nhưng chỉ thựchiện được từ 5 - 7 container!...

 

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn ThànhBiên nhấn mạnh: “Tháo gỡ khó khăn cho các DN đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóanhằm ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ. Trong đó, các DNFDI đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vàGDP của cả nước. Vì thời gian có hạn, nếu các DN cảm thấy chưa thỏa mãn phần trảlời của các bộ ngành chức năng, tiếp tục làm văn bản gửi trực tiếp cho tôi. BộCông thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành giải quyết rốt ráo những tồn tại choDN”.

 

Ông Phạm Thế Dũng – Vụ trưởng Vụ XNK BộCông thương: Kim ngạch xuất khẩu của DN FDI chiếm khoảng 40%

DN FDI đóng góp ngày càng lớn vào thànhtích xuất khẩu hàng hóa của VN trong những năm gần đây. Nếu năm 2004 chiếm 34%trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, năm 2005 chiếm 35% thì đến năm 2007tăng lên 39,7% và 11 tháng đầu năm 2008 dự kiến sẽ chiếm khoảng 40% (đạt 23 tỷUSD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2007).

 

DN FDI tham gia hầu hết các mặt hàng chủlực của VN, đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp chế tạo và chế biến như hàngđiện tử, dây cáp điện, hàng cơ khí. DN FDI luôn tiên phong trong việc tìm kiếmnhiều mặt hàng mới trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa VN, nhất là các mặt hàngcông nghệ cao và luôn chủ động trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu…

Nguồn: www.phapluattp.vn

 

Quảng cáo sản phẩm