EC rà soát thuế chống bán phá giá da giày Việt Nam

14/11/2008 12:00 - 1250 lượt xem

Chiều 13/11, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp báo liên quan đến thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giày da và quy chế nền kinh tế thị trường cho Việt Nam.
 
Ông Stefaan Depypere cho biết, mục đích ông đến Việt Nam lần này nhằm tìm hiểu, thảo luận với các bên liên quan của Việt Nam về những vấn đề liên quan đến thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giày da và qui chế nền kinh tế thị trường cho Việt Nam. Việc quyết định rà soát thuế da giày Việt Nam sau khi hạn áp dụng thuế chống bán phá giá hết hạn vào mùng 7/10 vừa qua là một thủ tục pháp lý bắt buộc theo tiêu chuẩn của EC và yêu cầu của các nhà sản xuất da giày châu Âu.

Các mặt hàng da giày của Việt Nam sẽ chịu thuế 0% hoặc 10% phụ thuộc vào quyết định của Uỷ ban châu Âu (EC) sau khi xem xét báo cáo của phái đoàn EC đang làm việc tại Việt Nam.

Cục Phòng vệ sau khi làm việc với các bên liên quan của Việt Nam và châu Âu sẽ nhanh chóng đưa ra các kết quả khách quan. Cục Phòng vệ Thương mại sẽ cân nhắc trên các tiêu chí như: thực tế có tồn tại bán phá giá hay không; nếu có thì ở mức độ nào, hình thức nào; các biện pháp giải quyết việc bán phá giá có ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà sản xuất châu Âu hay không. Việc dỡ bỏ thuế chống bán phá giá sẽ do các nước thành viên Ủy ban châu Âu quyết định sau khi xem xét báo cáo dựa theo các tiêu chí: thực tế có tồn tại bán phá giá hay không; nếu có thì ở mức độ nào, hình thức nào; các biện pháp giải quyết việc bán phá giá có ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà sản xuất châu Âu hay không.

Theo ông Stefaan Depypere, lần rà soát đánh giá tại Việt Nam sẽ được tiến hành bất kỳ trong số 450 doanh nghiệp sản xuất da - giày Việt Nam.

Ông Stefaan cũng cho biết, việc áp thuế chống bán phá giá đã làm cho thị trường da giày EU bị ảnh hưởng. Từ 2001-2005, riêng số lượng giày được sản xuất ra giảm từ 223 triệu đôi xuống còn 160 triệu đôi; số việc làm giảm từ 83.000 lao động xuống 53.000.

Ông Stefaan Depypere - Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Tổng cục thương mại của Ủy ban châu Âu chủ trì buổi họp báo.

Trước tình hình này, Hiệp hội Da - Giày Việt Nam đã có văn bản chính thức phản đối việc áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng da giày của Việt Nam. Theo ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày Việt Nam, việc EC đánh thuế đã ảnh hưởng đến công ăn việc làm của 500.000 lao động và toàn bộ ngành da giày Việt Nam. Sản lượng giày da vào EU liên tục giảm: từ 106 triệu đôi năm 2000 xuống còn trên 90 triệu đôi năm 2006 và trên 60 triệu đôi năm 2007.
Tuy nhiên, theo ông Thuấn, việc rà soát lần này được tiến hành nhanh hơn và số doanh nghiệp bị rà soát ít hơn (3 so với 8 doanh nghiệp lần trước). Tháng 8/2008, Hiệp hội Da - Giày Việt Nam đã liên hệ với một công ty luật của Bỉ và hướng dẫn cặn kẽ cho các doanh nghiệp về các thủ tục làm việc với phái đoàn EC.

Nguồn: Báo thương mại

 

Quảng cáo sản phẩm