EU chưa có quyết định chính thức về việc gia hạn thuế chống bán phá giá đối với giầy nhập khẩu từ châu Á

23/10/2009 09:47 - 3397 lượt xem

Theo nguồn tin Reuters từ Brussels ngày 15 tháng 10 vừa qua - Ủy viên thương mại Liên minh châu Âu (EU) cho biết vẫn chưa có quyết định chính thức về việc tiếp tục gia hạn thuế chống bán phá giá đối với giày nhập khẩu từ Việt nam và Trung Quốc.

Theo một số tài liệu do Reuter tập hợp vào thứ hai trước đó, một quan chức của EU, người chịu trách nhiệm theo dõi chính sách thương mại của khối 27 quốc gia đã đề xuất gia hạn lệnh áp thuế chống bán phá giá thêm 15 tháng [ID:nLC479862]

Bà Ashton , Ủy viên thương mại EU cho biết “Sự thật là tôi vẫn chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào”.

Bà cũng cho biết thêm “ Hiện các cuộc thảo luận với các quốc gia thành viên và các bên có liên quan đang được tiến hành. Bên cạnh đó còn có những cuộc thảo luận nội bộ mà tôi chưa tham dự. Hiện nay tôi vẫn chưa nhận được chứng cứ nào"

Đề xuất gia hạn thuế chống bán phá giá thêm 15 tháng được đưa ra trong thời gian đương nhiệm của bà Ashton thay vì thời gian 5 năm thông thường, đây được xem như một nỗ lực nhằm ngăn ngừa nguy cơ xảy ra “cuộc chiến giày dép” giữa các quốc gia thành viên, tuy nhiên đồng thời cũng làm căng thằng thêm quan hệ kinh tế vốn đã rất xấu với Trung Quốc.

Mức thuế suất 16.5% đối với giày nhập khẩu từ Trung Quốc và 10% đối với giày nhập khẩu từ Việt Nam đã được phần lớn khối 27 quốc gia của EU thông qua. Tuy nhiên trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters, các quan chức ngoại giao có liên quan cho biết hầu hết các quốc gia đều phản đối việc gia hạn lệnh thuế này

Theo các quan chức ngoại giao, các nước Áo, Bỉ, Anh, Cộng hòa Séc, đảo Sýp, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Đức, Ai len, Latvia Lucxembua, Malta, Hà Lan và Thụy Điển đều muốn bãi bỏ lệnh thuế này ngay lập tức, cho thấy tín hiệu tích cực trước khi mùa bán lẻ phục vụ Lễ giáng sinh bắt đầu.

Tuy nhiên những quốc gia sản xuất giày lớn của EU là Ý, Tây Ban Nha, Pháp và Ba Lan lại muốn tiếp tục duy trì thuế chống bán phá giá.

Các doanh nghiệp và ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng từ đề xuất nói trên cần đưa ra phản hồi trước ngày 3 tháng 11 trước khi bà Ashton quyết định có ủng hộ động thái của các quan chức thương mại EU trong cuộc họp của hội đồng chống bán phá giá vào cuối tháng 11 hay không. Sau đó, các bộ trưởng các nước thành viên sẽ tham gia bỏ phiếu vào tháng 12.

Nếu được các quốc gia thành viên thông qua, thuế chống bán phá giá mới sẽ có hiệu lực từ ngày 03/01/2010. Điều này có thể sẽ gây khó khăn đối với các nhà sản xuất giày lớn trên thế giới, những nhà bán lẻ lớn tại châu Âu và người tiêu dùng của khối 27 quốc gia thành viên trong bối cảnh phải chống chọi với cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong những thập kỷ gần đây.

 Darren Ennis

15/10/2009
Nguồn: in.reuters.com
Quảng cáo sản phẩm