Gỗ tấm MDF - Ấn Độ điều tra chống bán phá giá

07/05/2015 12:00 - 5621 lượt xem

Đây là vụ điều tra chống bán phá giá do Ấn Độ khởi xướng ngày 07/05/2015 đối với gỗ tấm MDF (Plain Medium Density Fibre Board) nhập khẩu từ Việt Nam và Indonesia.

1. Một số thông tin về vụ việc:

- Ngày khởi xướng điều tra: 07/5/2015

- Sản phẩm bị điều tra: gỗ tấm MDF (Plain density fibre board). Gỗ tấm MDF là sản phẩm gỗ ép làm từ sợi gỗ phế thải được gắn kết lại bằng urea formaldehyde resin hoặc melamine resin, nhiệt độ và áp suất. Sản phẩm này được sử dùng rộng rãi trong thiết kế nội thất nhờ bề mặt mịn và đồng nhất. Sản phẩm bị điều tra nằm trong Chương 44 của Hệ thống phân loại thuế hải quan, theo tiểu mục 4111 “Fibre Board of Wood or other Ligneous Materials, Whethers or not Bonded with resins or other Organix Substances”. Mặc dù vậy, sản phẩm bị điều tra không bị hạn chế theo phân loại của Hệ thống phân loại thuế hải quan.

- Bên đệ đơn: Công ty Greenply Industries Ltd và Công ty Mangalam Timber Products Ltd.

- Các doanh nghiệp Việt Nam có liên quan:
   
     +) Vitranexco Limited Company;
     +) Hong Duong Bambo and Atten Company Limited;
     +) Vietnam Wooden Board; và
     +) Các doanh nghiệp khác có liên quan.

- Giai đoạn điều tra: 01/10/2013 – 30/9/2014 (giai đoạn điều tra thiệt hại từ 01/4/2011 – 30/9/2013).

- Biên độ cáo buộc: 45-65%


2. Diễn biến vụ việc

 

Nội dung Thời gian
Khởi xướng điều tra* 07/5/2015
Ban hành kết luận sơ bộ (nếu có) 07/11/2015
Tiến hành thẩm tra tại chỗ từ ngày 25/02/2016 
Ban hành kết luận cuối cùng 07/5/2016
Tiến hành rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá 07/06/2021
Chấm dứt rà soát cuối kỳ thuế CBPG do ngành sản xuất nội địa rút yêu cầu rà soát. 13/09/2021

 

3. Kết luận cuối cùng

Ngày 24/04/2016, Tổng vụ Chống bán phá giá, chống trợ cấp Ấn Độ (DGAD) đưa ra thông báo điều tra. Trong thông báo, DGAD cho biết 03 doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu Việt Nam đã tham gia nộp trả lời bản câu hỏi, hợp tác đầy đủ, vì vậy biên độ phá giá được tính cho các doanh nghiệp này lần lượt như sau: 01 doanh nghiệp có biên độ là 0-10% và 02 doanh nghiệp có biên độ là 5-15%. Ngoài ra DGAD kết luận biên độ phá giá dành cho các doanh nghiệp khác của Indonesia và Việt Nam lần lượt như sau: Indonesia là 55-65%, Việt Nam là 40-50%.

Đồng thời, DGAD cũng xác định ngành sản xuất nội địa đã phải chịu thiệt hại đáng kể gây ra bởi sản phẩm nhập khẩu bán phá giá từ các nước bị điều tra nói trên.

Ngày 5 tháng 5 năm 2016, DGAD đã ra ra thông báo kết luận cuối cùng. Cụ thể, DGAD quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá trong thời gian là 5 năm. Theo danh sách DGAD đưa ra có 01 doanh nghiệp được hưởng mức thuế dưới mức tối thiểu (de minimis), 02 doanh nghiệp có mức thuế lần lượt là 14.84 USD/m3 và 15.95 USD/m3. Ngoài ra mức thuế dành cho các doanh nghiệp khác của Indonesia và Việt Nam lần lượt như sau: Indonesia: 64.35 USD/m3, Việt Nam: 63.99 USD/m3. 

Một số thông tin vụ việc có thể được tải về tại đây:

Tải tài liệu
Thong bao khoi xuong dieu tra
2. Thông báo khởi kiện sửa đổi
3. Thông báo tới các nhà xuất khẩu
4. Bảng câu hỏi dành cho các nhà xuất khẩu
5. Gia hạn thời gian nhận hồ sơ
6. Quyết định áp thuế
Thông báo tiến hành rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá 07.06.21
Quyết định chấm dứt rà soát
Quảng cáo sản phẩm