Hai năm hậu WTO: Khó khăn là điều kiện nhìn lại mình mà cải cách

19/09/2008 12:00 - 1176 lượt xem

Cơ hội và thách thức đều trong một ý là cơ hội lớn nhất cũng chính là áp lực lớn nhất tạo điều kiện chúng ta cải cách thể chế, tạo dựng một môi trường kinh tế vừa ổn định lại vừa có thể tạo thuận lợi cho quá trình kinh doanh. Đấy là cơ hội lớn nhất và cũng là thách thức lớn nhất khi hội nhập...Trước cơ hội như thế, Việt Nam có thể tạo dựng được môi trường ổn định kinh tế vĩ mô, thuận lợi cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp không?

Cơ hội, thách thức đều trong cải cách thể chế

Trước cơ hội như thế, Việt Nam có thể tạo dựng được môi trường ổn định kinh tế vĩ mô, thuận lợi cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp không?

Điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều điều. Theo Tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện Kinh tế TW thì, thứ nhất phụ thuộc vào luật chơi, cách chơi của chúng ta có phù hợp với một nền kinh tế hội nhập, thị trường không.

Thứ hai là bộ máy có năng động, linh hoạt vừa xây dựng chính sách tốt lại vừa có thể tạo dựng thuận lợi cho quá trình đầu tư giảm chi phí giao dịch được không.

Thứ ba chính là cái cơ chế, thể chế thực thi nó như thế nào để có hiệu lực và hiệu quả. Chính cơ hội và thách thức đều nằm trong cải cách thể chế.

Nhưng tại sao sau gần hai năm hội nhập mà chúng ta mới chỉ tiếp cận được những thuận lợi và thách thức. Ông Thành cho rằng: Thật ra chúng ta đã có thể lường trước được những cơ hội và thách thức kể cả cơ hội lớn nhất và thách thức lớn nhất. Nhưng có điều chúng ta đã không linh hoạt xem xét được những biến động hoặc là những cú sốc từ bên ngoài cũng như là quy mô hoặc là cái phạm vi của những điều mà chúng ta lường trước.

Như vấn đề nhập khẩu, luồng vốn nó vào có thể cái quy mô và phạm vi nó đi quá những điều chúng ta lường. Như vậy là chúng ta lường được, nhưng cái quy mô và phạm vi thì chúng ta chưa lường hết cộng với việc chúng ta chưa nhìn nhận tốt đầy đủ những biến động từ bên ngoài. Cụ thể là các cú sốc từ bên ngoài như giá cả trong vấn đề năng lượng, lương thực thưc phẩm. Chính vì vậy trong các phản ứng của chúng ta nó thiếu linh hoạt và có phần còn chậm từ cái chuyển đổi mục tiêu chính sách cho đến xử lý chính sách trên thực tế.

Bài học nào sau hai năm hội nhập?

Trong gần hai năm hội nhập ít nhiều cũng đã đủ để chúng ta rút ra không ít bài học kinh nghiệm xương máu. Trong đó có bài học về những lợi thế tiềm năng phát triển của Việt Nam vốn có và có khả năng có; bài học về sự tương tác giữa hội nhập mở cửa thực hiện cam kết WTO theo với cải cách thể chế trong nước ở bên trong; bài học về nguy cơ bất ổn về kinh tế vĩ mô cũng như về mặt xã hội. Trong lĩnh vực này có thể nói chúng ta chuẩn bị chậm và chưa tốt cả trong trước mắt và trong dài hạn. Ngoài ra còn có bài học nữa là tất cả những cái yếu kém cố hữu trước đây có thể nó bị “trơ nấc” bởi thời kỳ tăng trưởng nhanh, bởi thời kỳ bành trướng đầu tư thì bây giờ tất cả những cái yếu kém, khiếm khuyết ấy nó bộc lộ rõ hơn. Điều đó là hệ quả rất tự nhiên khi chúng ta gặp khó khăn. Chúng ta gặp khó khăn vì phải chơi với những người giỏi hơn, chơi với một thị trường nó rộng lớn hơn thì mình mới thấy mình như thế nào. Vậy là tất cả những yếu kém cố hữu về nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng, thể chế, chất lượng tăng trưởng, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng nó bộc lộ rõ hơn.

Từ những bài học như vậy có thể thấy những điều cấp thiết nhất rút ra được ít nhất bây giờ là trong trường hợp này chúng ta nên hết sức khẩn trương, bình tĩnh cố gắng làm sao xử lý được những cái trước mắt, đặc biệt là phải ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, chúng cũng không quên làm, tạo ra những điều kiện để khi kinh tế vĩ mô nó ổn định dần thì chúng ta bước nhanh vào giai đoạn quay lại đà tăng trưởng cao và phát triển bền vững. Đó là hai khâu chúng ta không nên tách rời. Ông Thành lấy ví dụ như việc cải cách bộ máy hành chính chẳng hạn thì ngay trong lúc khó khăn này để chúng ta có điều kiện cải cách bộ máy tốt hơn. Mà cải cách này không phải là cái cải cách đòi hỏi quá tốn kém. Chính vì vậy có thể nói nhiều nhà cải cách kinh tế có khi họ coi những khó khăn coi tình trạng khủng hoảng (nếu mình có) cũng là thời điểm tốt cho việc nhìn lại mình mà cải cách. Điều này có thể áp dụng kể cả đối với các doanh nghiệp, thậm chí những nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô.

Cần điều chỉnh môi trường kinh doanh

Theo đánh giá của ông Thành trước tình trạng FBI đổ quá nhiều vào Bất động sản thì, đấy là dấu hiệu cho thấy rõ ràng môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam có vấn đề, nền kinh tế vĩ mô bất ổn. Những điều kiện trên thị trường hiện nay nó tạo nên nhiều cái làm cho nhà đầu tư lo ngại về khả năng cạnh tranh dựa trên chi phí lao động của Việt Nam. Vì vậy, không phải không có các nhà đầu tư họ cam kết sẽ không đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp chế biến như định hướng xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ mà vấn đề chính là ở cái môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn và thị trường lao động ở Việt Nam có những điều chưa tốt làm họ lo ngại.

Chính vì vậy nó trì hoãn luồng đầu tư ấy. Còn luồng đầu tư vào bất động sản nó cũng nói lên rằng nhu cầu ở Việt Nam là có, cái tiềm năng phát triển cũng có. Nhưng ở đây nó có hai vấn đề, một là chúng ta nhìn về dài hạn, có thể cái đầu tư vào bất động sản cảm thấy nó không phải tạo ra nhiều ngoại tệ cho Việt Nam. Như vậy nó gắn với những vấn đề như nhập siêu cho cán cân nền kinh tế quốc tế. Cái thứ hai là sự phát triển quá mạnh vào một lĩnh vực trong kinh tế người ta hay gọi là sự bùng nổ trong một lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ thì có thể trong nhiều phương diện về mặt xã hội như khả năng cạnh tranh nó làm tổn hại ít nhiều đến khu vực công nghiệp chế biến.

Việc này, chúng ta cần xem xét điều chỉnh môi trường kinh doanh. Tất nhiên, môi trường kinh doanh phải cạnh tranh, phải mở để ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút nhiều hơn vào những lĩnh vực mà có lợi thế cả trong trước mắt và dài hạn. Đặc biệt chúng ta phải có môi trường kinh doanh tránh được tác dộng không tốt về sự bùng phát quá nhanh của một số lĩnh vực dịch vụ và làm tác động không tốt đến công nghiệp chế biến.

Nguồn: thongtinthuongmaivietnam.com.vn

 

Quảng cáo sản phẩm