Kim ngạch Nhập khẩu năm 2009 sẽ giảm

13/02/2009 10:31 - 1140 lượt xem

Năm 2008, hoạt động nhập khẩu diễn biến phức tạp. Trong những tháng đầu năm, giá thế giới tăng cao cùng với hoạt động mua tích trữ, đầu cơ gia tăng đã khiến kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm tăng rất mạnh, tăng tới trên 60% so với cùng kỳ 2007. Nhưng bắt đầu từ tháng 8 tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu đã nhanh chóng giảm mạnh. Đặc biệt kim ngạch nhập khẩu trong tháng 11 và tháng 12 còn giảm mạnh so với cùng kỳ 2007. Tuy vậy, tính chung cả năm, kim ngạch nhập khẩu của cả nước vẫn tăng 28%, đạt trên 80 tỷ USD. Qua thống kê có thể thấy, kim ngạch nhập khẩu trong năm 2008 tăng chủ yếu là do giá tăng mạnh trong khi khối lượng nhập khẩu tăng không đáng kể. Điều đáng nói là ở một số mặt hàng khối lượng hàng nhập về tăng mạnh lại đúng vào thời điểm giá trên thị trường thế giới lên đến đỉnh, điển hình ở một số mặt hàng như xăng dầu, thức ăn chăn nuôi, giấy... Chính điều này đã cản trở cho việc giảm giá bán lẻ ở trong nước, gây thiệt hại cho nền kinh tế, cho người tiêu dùng và cho chính bản thân doanh nghiệp.

Một diễn biến đáng chú ý nữa trong hoạt động nhập khẩu năm 2009 đó là sự chuyển dịch thị trường nhập khẩu. Đó là nhập khẩu từ Trung Quốc có xu hướng giảm, nhất là ở một số mặt hàng như sắt thép, phân bón.

Để hạn chế nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu, Chính phủ, Bộ Công thương và các Bộ ngành khác đã thực hiện nhiều giải pháp như kiểm soát việc tiếp cận ngoại tệ, tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu và sử dụng hàng rào kỹ thuật, quản lý nhập khẩu bằng giấy phép tự động...

Tham khảo nhập khẩu một số mặt hàng năm 2007 và 2008 (ngàn USD)

    Năm 2007 2007 so 2006 Năm 2008 2008 so 2007
Tên hàng ĐVT Lư­ợng Trị giá % l­ượng % trị giá Lượng trị giá % lượng % trị giá
Sữa và SP sữa USD   462.229   43,96   531.509   14,99
Lúa mỳ Tấn 1.221.882 343.153 -1,91 52,30 677.025 286.456 -44,59 -16,52
Bột mỳ Tấn 76.392 23.813 101,88 174,57 69.524 25.803 -8,99 8,36
Dầu mỡ động thực vật USD   485.037   88,98   660.782   36,23
Đư­ờng Tấn 31.966 9.820 -73,03 -79,80 101.580 35.329 217,78 259,76
Thức ăn chăn nuôi USD   1.180.589   60,26   1.722.268   45,88
NPL thuốc lá USD   205.345   27,68   234.230   14,07
Clinker Tấn 3.786.358 118.789 4,73 7,89 3.746.859 167.645 -1,04 41,13
Xăng dầu các loại: Tấn 12.850.446 7.710.395 14,61 29,16 12.916.823 10.952.354 0,52 42,05
Xăng Tấn 3.295.958 2.260.951 15,68 32,15 3.501.091 3.125.634 6,22 38,24
Dầu Do Tấn 6.481.088 4.095.941 14,45 28,48 6.566.131 6.069.979 1,31 48,19
Dầu Fo Tấn 2.319.857 833.730 15,23 33,55 2.037.620 1.015.116 -12,17 21,76
Nhiên liệu bay Tấn 502.322 357.964 9,64 17,35 598.526 611.709 19,15 70,89
Dầu hoả Tấn 251.220 161.810 9,68 14,56 141.627 129.915 -43,62 -19,71
Hoá chất USD   1.466.199   40,73   1.764.024   20,31
Các SP hoá chất USD   1.285.195   27,60   1.598.025   24,34
Bột ngọt Tấn 1.716 1.232 -50,16 -50,75 4.190 5.368 144,17 335,66
NPL dư­ợc phẩm USD   158.195   18,72   156.658   -0,97
Tân d­ược USD   703.211   28,28   863.500   22,79
Phân bón các loại: Tấn 3.792.009 1.000.023 21,59 45,48 3.004.251 1.458.178 -20,77 45,81
Phân U rê Tấn 740.119 200.349 1,67 13,80 705.196 285.838 -4,72 42,67
Phân NPK Tấn 259.754 77.135 75,02 111,82 162.531 95.711 -37,43 24,08
Phân DAP Tấn 650.998 262.815 -13,79 16,28 409.575 369.351 -37,09 40,54
Phân SA Tấn 983.825 137.216 34,00 76,44 727.699 184.924 -26,03 34,77
Phân bón loại khác Tấn 1.157.312 322.509 53,68 88,43 999.250 522.354 -13,66 61,97
Thuốc trừ sâu USD   382.830   25,45   469.835   22,73
Chất dẻo NL Tấn 1.660.078 2.506.917 22,59 34,36 1.739.731 2.934.066 4,80 17,04
Cao su Tấn 194.856 378.957 -16,86 -8,91 184.355 493.620 -5,39 30,26
Gỗ và SP gỗ USD   1.015.870   31,09   1.093.107   7,60
Bột giấy Tấn 131.556 84.872 -8,52 4,36 167.297 117.455 27,17 38,39
Giấy các loại: Tấn 841.530 600.185 18,54 26,23 900.431 769.003 7,00 28,13
Giấy in báo Tấn 55.290 34.483     60.224 44.393 8,92 28,74
Bông Tấn 210.330 267.346 16,03 22,07 299.310 467.977 42,30 75,05
Sợi Tấn 423.988 741.405 25,14 36,31 412.467 774.386 -2,72 4,45
Vải USD   3.957.039   32,56   4.448.052   12,41
NPL dệt may USD   2.152.244   10,29   2.354.527   9,40
Kính xây dựng USD   15.888   48,84   37.588   136,58
Sắt thép Tấn 8.026.818 5.111.925 40,65 74,10 8.348.819 6.729.768 4,01 31,65
Phôi thép Tấn 2.154.248 1.103.139     2.538.035 1.692.368 17,82 53,41
Kim loại th­ường khác Tấn 433.350 1.884.745 10,76 46,99 434.611 1.779.830 0,29 -5,57
Máy vi tính, SP điện tử USD   2.958.428 18,35 29,08   3.715.373   25,59
Máy móc thiết bị USD   11.122.654   44,46   13.830.554   24,35
ô tô nguyên chiếc: Chiếc 30.330 579.100   67,81 50.398 1.029.089 66,17 77,70
D­ưới 12 chỗ Chiếc 14.079 192.277 142,83 172,01 27.385 372.918 94,51 93,95
Trên 12 chỗ Chiếc 1.223 24.768 531,06 575,18 737 20.271 -39,74 -18,15
ô tô tải Chiếc 10.729 190.819 164,72 137,65 15.467 323.081 44,16 69,31
ô tô loại khác Chiếc 4.299 171.236 40,80 56,03 6.809 312.819 58,39 82,68
Linh kiện và phụ tùng ô tô: USD   1.302.115   231,40   1.919.672   47,43
Dưới 12 chỗ Bộ 43.652 532.679   71,63 63.952 796.278 46,50 49,49
Loại khác Bộ 42.732 388.643 106,51 90,09 65.872 604.248 54,15 55,48
Phụ tùng ô tô USD   380.793 62,53 72,55   519.145   36,33
Xe máy: USD   724.963   50,39   768.264   5,97
Xe nguyên chiếc Chiếc 141.443 144.969   30,06 128.834 138.171 -8,91 -4,69
Linh kiện USD   579.995 134,30 88,54   630.093   8,64
Hàng hóa khác USD   11.534.710   20,70   15.827.939   37,22
Tổng USD   62.682.228   25,00   80.255.862   28,04

 

Thị trường nhập khẩu năm 2006 và 2007

Thị trư­ờng Năm 2007 (ngàn USD) Năm 2007 so năm 2006 (%) Năm 2008 So năm 2007
Trung Quốc 12.031.634 62,79 15.300.881 27,17
Singapore 7.223.828 15,14 9.355.794 29,51
Đài Loan 6.831.575 41,65 8.343.882 22,14
Nhật Bản 6.021.446 28,09 8.207.052 36,30
Hàn Quốc 5.139.805 32,79 6.878.550 33,83
Thái Lan 3.732.038 23,00 4.893.575 31,12
Hồng Kông 1.850.650 28,45 2.629.200 42,07
Hoa Kỳ 1.647.878 67,80 2.622.215 59,13
Malaysia 2.330.185 57,27 2.542.929 9,13
ấn Độ 1.298.656 47,53 2.053.603 58,13
Thụy Sỹ 789.817 -41,32 1.881.858 138,27
Inđônêsia 1.288.011 27,29 1.717.464 33,34
Đức 1.243.608 35,99 1.419.346 14,13
Australia 898.483 -18,28 1.331.666 48,21
Nga 496.700 8,98 982.638 97,83
Pháp 1.208.219 186,92 754.003 -37,59
Italia 586.161 74,85 619.131 5,62
Hà Lan 481.082 33,34 526.836 9,51
Philippine 398.673 16,36 384.289 -3,61
Anh 128.145 25,36 382.673 198,62
Achentina 6.236 9,83 375.016 5913,72
Braxin 217.867 48,64 354.266 62,61
Canada 274.775 53,83 298.582 8,66
Ucraina 41.894 -64,54 286.039 582,77
Lào 201.208 20,76 269.501 33,94
Bỉ 289.184 28,28 249.435 -13,75
Thụy Điển 203.988 24,23 238.340 16,84
New Zealand 256.976 60,89 235.526 -8,35
Campuchia 197.952 16,82 210.144 6,16
Arập Xêút 372.692 54,79 180.124 -51,67
Tây Ban Nha 132.861 37,23 145.531 9,54
Đan Mạch 148.241 33,35 143.528 -3,18
CH Nam phi 68.643 27,09 141.682 106,40
UAE 109.378 148,34 131.560 20,28
Nauy 23.858 1,38 119.370 400,33
Ba Lan 101.777 -54,85 111.716 9,77
Thổ Nhĩ Kỳ 40.329 42,30 109.309 171,04
Phần Lan 75.143 -8,70 101.868 35,57
áo 60.567 7,92 93.784 54,84
Cô oét 22.813 -84,26 78.535 244,26
Myanmar 74.795 15,74 76.586 2,39
CH Síp 7.876 15,88 76.559 872,05

Dự báo kim ngạch nhập khẩu năm 2009 sẽ giảm

Dự kiến nhập khẩu năm 2009 và 2010 sẽ không tăng đột biến như năm 2008 vì:

- Các biện pháp của Chính phủ đã ban hành nhằm kiềm chế lạm phát, thực hiện tiết kiệm trong chi phí công, cắt giảm đầu tư các công trình không hiệu quả hoặc chưa cần thiết…; hạn chế nhập khẩu thông qua việc tăng thuế nhập khẩu, nộp thuế trước khi thông quan, quản lý nhập khẩu bằng giấy phép tự động tiếp tục phát huy tác dụng.

- giá nhiều mặt hàng nguyên nhiên vật liệu đầu vào giảm mạnh tới 30 - 50% so với năm 2008 như sắt thép, phôi thép, phân bón, xăng dầu làm cho kim ngạch nhập khẩu giảm nhiều mặc dù lượng có thể tăng nhẹ so với năm 2008.

- Lượng xăng dầu nhập khẩu giảm do nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động. Lượng nhập khẩu năm 2009 ước khoảng 10,5 triệu tấn với kim ngạch nhập khẩu khoảng 5,7 tỷ USD (giá bình quân 540 USD/tấn), giảm trên 5 tỷ USD so với năm 2008.

- Nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất giảm do khó khăn về thị trường, vốn, lãi suất… Doanh nghiệp và người dân cũng sẽ tiết kiệm hơn trong sản xuất, tiêu dùng.

- Việc nhập khẩu số lượng lớn để đầu cơ giá lên như trong năm 2008 đối mặt với hàng sắt thép, phôi thép nhiều khả năng không còn. Ngoài ra, việc nhập khẩu vàng tiếp tục được kiểm soát và hạn chế.

- Năng lực sản xuất một số ngành hàng chủ lực ở trong nước được nâng cao, nhiều dự án sản xuất quan trọng như lọc hoá dầu, sắt thép, hoá chất đi vào hoạt động đáp ứng phần nào nhu cầu trong nước, giảm nhu cầu nhập khẩu.

- Dự kiến kim ngạch nhập khẩu năm 2009 sẽ tăng nhẹ, ở mức 76 tỷ USD, giảm khoảng 5% so với năm 2008. Như vậy, nhập siêu sẽ ở mức 11 tỷ USD bằng khoảng 17% xuất khẩu.

1. Nhóm I - nhóm mặt hàng cần thiết nhập khẩu


Dự kiến, kim ngạch nhập khẩu năm 2009 của nhóm này đạt 62 tỷ USD. Tăng 0,1% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 74% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng nhóm này đạt 9,3%, đạt kim ngạch 68 tỷ USD. Chi tiết kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ lực như sau:


Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu nhóm I giai đoạn 2008-2010
 

Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD;tăng %

Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 GĐ 2008-2010
Trị giá Tăng Trị giá Tăng Trị giá Tăng Trị giá Tăng
Tổng kim ngạch NK nhóm I 62.168 26,7 62.207 0,1 6.800 9,3 192.375 12,0
KNNK Những mặt hàng chủ yếu 57.995 23,7 57.725 -0,5 63.750 10,4 179.470 11,2
1. Thép thành phẩm 5.000 -2,2 3.780 -24,4 3.500 -7,4 12.280 -11,3
2. Phôi thép 1.565 41,9 1.125 -28,1 1.050 -6,7 3.740 2,4
3. Phân bón 1.540 54,0 1.400 -9,1 1.200 -14,3 4.140 10,2
4. Xăng dầu 11.200 45,3 6.000 -46,4 6.500 8,3 23.700 2,4
5. Chất dẻo 3.000 19,7 2.850 -5,0 2.700 -5,3 8.550 3,1
6. Sợi 800 8,0 810 1,3 900 11,1 2.510 6,8
7. Hoá chất nguyên liệu 1.900 29,6 2.100 10,5 1.900 -9,5 5.900 10,2
8. Máy móc t/bị phụ tùng 13.800 24,1 18.000 30,4 22.000 22,2 53.800 25,6
9. Tân dược 840 19,5 950 13,1 1.050 10,5 2.840 14,4
10. Giấy 750 25,0 630 -16,0 700 11,1 2.080 6,7
11. Điện tử, máy tính và linh kiện 3.700 25,1 4.500 21,6 5.400 20,0 13.600 22,2
12. Vải 4.500 13,7 5.200 15,6 5.800 11,5 15.500 13,6
13. Nguyên, phụ liệu dệt may, da 2.450 13,8 2.800 14,3 3.100 10,7 8.350 12,9
14.Sản phẩm hoá chất 1.700 32,3 1.900 11,8 1.700 -10,5 5.300 11,2
15. Kim loại thường 1.850 -1,8 1.680 -9,2 1.750 4,2 5.280 -2,3
16. Gỗ nguyên liệu 1.100 8,3 1.200 9,1 1.300 8,3 3.600 8,6
17. Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 500 30,5 600 20,0 700 16,7 1.800 22,4
18.Thức ăn chăn nuôi 1.800 52,4 2.200 22,2 2.500 13,6 6.500 29,4


Đây là nhóm hàng thiết yếu, là đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu, do đó phải đảm bảo và tạo thuận lợi cho nhập khẩu để ổn định sản xuất không áp dụng các biện pháp hành chính và kinh tế để quản lý. Tuy nhiên vẫn phải tính đến khả năng giảm hợp lý nhập khẩu ở nhóm này thì mới có khả năng nhập siêu vì tỷ trọng khối này chiếm tới gần 4/5 tổng giá trị nhập khẩu.

2. Nhóm II – nhóm mặt hàng nhập khẩu cần kiểm soát nhập khẩu


Nhóm mặt hàng nhập khẩu tuy cần thiết nhưng vẫn cần phải kiểm soát. Nhóm này gồm các mặt hàng: sản phẩm chế tạo từ gang thép, sản phẩm dầu gốc, gas, đá quý, kim loại quý…, chiếm tỷ trọng 16% trên tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu nhóm này đạt khoảng 13,4 tỷ USD, tăng 38% so với năm 2007. Trong nhóm hàng hoá này thì mặt hàng vàng cần phải được kiểm soát chặt và không cấp thêm hạn ngạch xuất khẩu.

Với việc triển khai các biện pháp kiểm soát và hạn chế nhập khẩu, dự kiến tốc độ nhập khẩu nhóm này sẽ giảm xuống còn 8,5% vào năm 2010 với kim ngạch nhập khẩu khoảng 16,5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm.

Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2008-2010
Trị giá Tăng Trị giá Tăng Trị giá Tăng Trị giá Tăng
Tổng số 82.000 30,8 84.000 2,4 91.600 9,0 257.600 14,1
- Nhóm hàng cần nhập khẩu 62.168 26,7 62.207 0,1 68.000 9,3 192.375 12,0
- Nhóm hàng NK cần kiểm soát 13.452 38,1 15.213 13,1 16.500 8,5 45.165 19,9
- Nhóm hàng hạn chế nhập khẩu 6.380 64,3 6.580 3,1 7.100 7,9 20.060 25,1

3. Nhóm III – nhóm mặt hàng hạn chế nhập khẩu

Nhóm mặt hàng hạn chế nhập khẩu gồm: nguyên phụ liệu thuốc lá, hàng tiêu dùng, ô tô nguyên chiếc dưới 12 chỗ, linh kiện ô tô dưới 12 chỗ, linh kiện và phụ tùng xe gắn máy. Tỷ trọng nhám này ở mức thấp nhất so với 2 nhóm trên, chiếm 7,8% trên tổng kim ngạch nhập khẩu.

Qua triển khai một số như tăng thuế nhập khẩu, hạn chế tiếp cận ngoại tệ… kim ngạch nhóm này đã giảm mạnh từ giữa năm 2008. Kim ngạch năm 2008 đạt 6,4 tỷ USD, tăng 64% so với 2007. Hai mặt hàng có tốc độ giảm nhiều nhất là ô tô nguyên chiếc và linh kiện dưới 12 chỗ ngồi, phụ tùng ô tô. Dự kiến, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này năm 2009 đạt 6,6 tỷ USD và 7,1 tỷ USD năm 2010, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2008 - 2010 là 25%/năm.

Các giải pháp đề xuất của Bộ Công thương giảm nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu trong năm 2009

1. Các giải pháp ngắn hạn;

a. Tiếp tục thực hiện các giải pháp hạn chế nhập khẩu đã triển khai trong năm 2008 như:

- Kiểm soát việc tiếp cận ngoại tệ theo 3 nhóm hàng: nhóm cần nhập khẩu, nhóm cần kiểm soát và nhóm hạn chế nhập khẩu.

- Quản lý nhập khẩu bằng giấy phép tự động để kiểm soát nhập khẩu đối với các mặt hàng tiêu dùng. Mở rộng danh mục mặt hàng nhập khẩu phải nộp thuế ngay trước khi thông quan đối với một số mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu.

b. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu và sử dụng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu; rà soát, ban hành các quy định chặt chẽ về hoá chất, chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến trong bảo quản hàng thực phẩm…

c. Tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, cân đối cung cầu các mặt hàng cơ bản của nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt quan tâm việc nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo xu hướng giá cả và thị trường thế giới trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, qua đó đề xuất những giải pháp bình ổn thị trường, cân đối cung cầu hiệu quả.

d. Tiếp tục quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu vàng. Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng hạn ngạch nhập khẩu để khống chế mức nhập khẩu bằng của năm 2008 sau khi đã trừ đi phần tái xuất (khoảng 700 triệu USD).

2. Các giải pháp trung hạn và dài hạn:

a. Phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thay thế hàng nhập khẩu.

Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển xuất khẩu, giảm nhập khẩu bằng việc đẩy mạnh sản xuất hàng trong nước, các loại nguyên liệu, các mặt hàng phụ trợ cho sản xuất tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu cũng là một biện pháp quan trọng hạn chế nhập siêu.

- Các tập đoàn, các Tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm đưa các dự án đầu tư về điện, phân bón, thép, cơ khí, dệt may vào sản xuất nhằm thay thế các mặt hàng nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu.

- Triển khai mạnh và tích cực đầu tư vào sản xuất trong ngành công nghiệp phụ trợ. Một số ngành ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới là: cơ khí, Dệt may, Da giầy, Điện tử.

Rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại công ty nhà nước, ưu tiên cấp vốn và tạo điều kiện khác để đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ tại những cơ sở đã có quy mô tương đối lớn. Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngoài vào giúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại các doanh nghiệp.

Đặc biệt khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghệp phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những ưu đãi đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu,v.v..)

Một số nước đã phát triển, đặc biệt nhất là Nhật, có chương trình xúc tiến chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đang phát triển. Việt Nam nên tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện có, nhất là các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh nghiệp nhà nước.

Kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào việc sản xuất trong các ngành công nghiệp phụ trợ.

b. Thúc đẩy để sớm ký kết các Hiệp định song phương và đa phương thiết lập các khu vực mậu dịch tự do để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, qua đó giảm nhập siêu (Hiệp định đối tác kinh tế Vệt Nam – Nhật Bản, Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản, Hiệp định khu vực mầu dịch tự do ASEAN – Australia – New zeland, và ASEAN – ấn Độ). Trao đổi với các đối tác thương mại mà Việt Nam nhập siêu (trước hết là Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc…) để phối hợp tìm giải pháp giảm nhập vào Việt Nam và tăng xuất từ Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với các quy tắc của WTO, theo đó khuyến khích việc các thành viên có quyền yêu cầu cân bằng thương mại lẫn nhau.

c. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với các ngành, sản phẩm công nghiệp nhằm bảo vệ sản phẩm trong nước khỏi sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường trong nước, phù hợp với các quy định của WTO và các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết. Hoàn thiện hoặc ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường nói chung cũng như đối với hàng hoá nhập khẩu, trước mắt là đối với những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, tiêu dùng, sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Chủ động rà soát những mặt hàng nhập khảu tăng mạnh do việc cắt giảm thuế quan theo cam kết WTO và AFTA mà trong nước có khả năng sản xuất để có biện pháp hạn chế nhập khẩu và khuyến khích sản xuất trong nước.

d. Chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong tiêu dùng và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong nước. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân và doanh nghiệp sử dụng hàng Việt Nam và tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu trong sản xuất và tiêu dùng.
 
 

Nguồn: http://www.tinthuongmai.vn

Quảng cáo sản phẩm