Làm thế nào để Việt nam hạn chế tối đa các vụ kiện chống bán phá giá?

25/08/2008 10:54 - 1368 lượt xem

 

Tuy không dồn dập bị kiện bán phá giá (BPG) như 5, 7 năm trước đây, nhưngnguy cơ gia tăng về số lượng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hàng hóa XK củaViệtNam.Chính vì thế làm thếnào để phòng vệ từ xa và nếu khi đã “lâm nạn” rồi thì các doanh nghiệp Việt Namsẽ phải xử lý thế nào để hạn chế tối đa nhất mức thiệt hại mà các nước khởi kiệnđem lại? Đây là điều mà các doanh nghiệp ViệtNam cần coi trọng. 

 

Nguy cơ

Năm 2007, có tới 6 mặt hàngXK của ViệtNamliên quan tới việc xem xét và áp dụng thuế CBPG. 6 tháng đầu năm nay, Mỹ đã nộpđơn lên Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC) và Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) kiện cácDN Việt Nam BPG đối với sản phẩm lò xo không bọc tại thị trường này. Tiếp đếnlà mặt hàng giầy của Việt Nam cũng đang bị cảnh báo nguy cơ sẽ bị các nhà sảnxuất giầy da châu Âu tập hợp thông tin để tiến hành một cuộc điều tra mới. Đề cậptại cuộc hội thảo tại Hà Nội trong hai ngày 3 và 4/7/2008 về một số vấn đề liênngành của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, bà Phạm Chi Lan - chuyên gia kinh tếcao cấp -cảnh báo: Các vụ kiện CBPG do các nước NK hàng hóa từ Việt Nam khởi xướngcó thể tăng lên thời gian tới.

Có một thực tế là, mặc dùmang lại những hậu quả khôn lường tới năng lực XK của các DN nhưng nhận thức vềcác vụ kiện CBPG trong phần lớn các DN ViệtNam lại rất mơ hồ. Thậm chí có DNcòn cho rằng, không cần thiết phải tham gia các vụ kiện bởi sẽ gây tốn kém, cóDN lại nghĩ rằng, nếu Việt Nam đã là thành viên của WTO, các vụ kiện sẽ giảmđi, hàng hóa của Việt Nam sẽ được đối xử công bằng hơn và nếu bị kiện CBPG sẽđược xem xét minh bạch hơn. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Adam McCarty - Viện Nghiêncứu kinh tế Mekong: "Ngay cả tư cách thành viên WTO cũng không thể giúpgì trực tiếp cho ViệtNam".Sở dĩ như vậy là bởi hiện nay, ngoài ASEAN công nhận ViệtNam là nước cónền kinh tế thị trường, còn lại EU, Mỹ... vẫn xem ViệtNam là nền kinhtế phi thị trường. WTO chỉ có thể phân xử các tranh chấp về CBPG, nhưng do WTOkhông có một định nghĩa chính xác về nền kinh tế phi thị trường nên hoàn toàn bấtlực trong việc giải quyết.

Đáng lưu ý là nếu Việt Nambị coi là nền kinh tế phi thị trường thì trong các vụ kiện BPG, giá trị tínhtoán sẽ phụ thuộc vào giá của nước thứ ba để xác định, và thuế BPG của nước nàocao hơn sẽ được áp dụng. Minh chứng từ kết quả của vụ kiện cá tra, ba sa, mặcdù giá bán trong nước là thấp hơn giá XK sang thị trường Mỹ nhưng Việt Nam vẫnbị coi là BPG vì giá bán sang Mỹ rẻ hơn giá thành sản xuất của nước tham chiếulà Ấn Độ.

Phòng vệ và cải tổ

Theo các chuyên gia kinh tế,điều trước tiên mà Việt Nam cần phải lường trước đó là có không ít trường hợpnước đi khiếu kiện do muốn nhằm vào những đối tác có lợi ích lớn hơn như TrungQuốc nhưng không thể kiện riêng Trung Quốc nên "đánh lây" cả các đốitác chỉ gây tổn hại nhỏ đối với nền sản xuất của họ. Nhất là khi ViệtNam bị “liệt”vào nền kinh tế phi thị trường thì sẽ càng có cơ hội cho nhiều nước thực hiệncác vụ khởi kiện.

Đối với các ngành sản xuất,đặc biệt là các DNXK thì phải trang bị cho mình những kiến thức, am hiểu luậtpháp quy định cũng như những rào cản thương mại mà nước NK tạo ra. Có như vậythì mới chủ động được về giá cũng như số lượng hàng hóa sẽ XK vào thị trường đó.

Mặt khác, để phòng vệ tận gốccác vụ kiện CBPG, ViệtNamphải đẩy nhanh cải cách bên trong để được quốc tế công nhận là nền kinh tế thịtrường. Có nghĩa ViệtNamphải đảm bảo hệ thống luật pháp, chính sách và hành chính minh bạch, nhất quán,có trách nhiệm giải trình. Nhà nước cũng như DN cần tăng cường tính minh bạch,áp dụng tối đa các tập quán quốc tế đã được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trongthương mại toàn cầu. Điều này không chỉ giúp Việt Nam đối phó tốt hơn đối vớiquy chế kinh tế phi thị trường trong thời gian còn bị áp đặt mà quan trọng hơn,nó còn giúp Việt Nam tạo lập nền tảng vững chắc để phát triển bền vững trongtương lai.

DN cần có “cẩm nang”

Có thể nói, Việt Nam cũngđã có những tiến bộ lớn trong việc ban hành các Pháp lệnh về giá, Pháp lệnh ngườitiêu dùng, Luật Cạnh tranh, đặc biệt là với sự ra đời của Cục Quản lý cạnhtranh, Hội đồng cạnh tranh đã từng bước kiện toàn bộ máy và đi vào hoạt động. Mặcdù chưa đạt được những kết quả như mong muốn nhưng với sự ra đời của những tổchức này, DN liên quan đến các vụ kiện CBPG Việt Nam cũng đã hiểu và được tư vấnkhá nhiều về luật liên quan đến các nước khởi kiện. Mới đây Phòng Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã thành lập Hội đồng tư vấn về CBPG, chống trợcấp, tự vệ (TRC) để giúp DN Việt Nam tự bảo vệ mình và vươn cánh tay xa hơn rathị trường quốc tế. Liên quan tới các vụ kiện CBPG, khó khăn lớn nhất của cáchiệp hội là tài chính. Theo khảo sát của VCCI, 72% hiệp hội DN được điều tra gặpkhó khăn về tài chính để thực hiện các hoạt động. Tiếp đến là khó khăn về nhânlực. Để có thể giảm thiểu các vụ kiện CBPG hiện nay thì vấn đề quan trọng nhấtđối với các DN XK là cần nâng cao nhận thức. Bên cạnh đó các DN nên chuẩn bị sẵnsàng cho mọi tình huống để đối phó với các vụ kiện. Việc ra đời Hội đồng TRC nhằmmục đích tư vấn trực tiếp, hỗ trợ cụ thể và có tính hệ thống cho các hiệp hội,DN phòng và chống các vụ kiện CBPG, chống trợ cấp, tự vệ ở nước ngoài và trongnước. Ngoài ra còn trực tiếp thực hiện và hướng dẫn triển khai các hoạt độngnâng cao nhận thức, kỹ năng phản ứng, hành động trong các vụ kiện thương mại quốctế cho các hiệp hội và cộng đồng DN.

Quỳnh Minh

21/07/2008

Nguồn: Báo Thương mại

 

Quảng cáo sản phẩm