Mỹ áp thuế sơ bộ đối với sản phẩm muối kali phốt phát nhập khẩu từ Trung Quốc

24/03/2010 09:17 - 1052 lượt xem

Ngày 11 tháng 3 vừa qua, Bộ thương mại Hoa Kỳ công bố quyết định áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với sản phẩm muối kali nhập khẩu từ Trung Quốc, động thái này được dự đoán có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia này.

Kết luận sơ bộ của Bộ thương mại Hoa Kỳ cho thấy các nhà sản xuất, xuất khẩu Trung Quốc đã bán sản phầm muối kali phốt phát tại thị trường Mỹ với mức giá thấp hơn từ 69.58% đến 95.40% so với giá trị thông thường.

Với kết luận sơ bộ như trên, Bộ thương mại sẽ hướng dẫn Cơ quan hải quan và Biên mậu thu các khoản đặt cọc hoặc ký quỹ căn cứ trên mức thuế sơ bộ. Những sản phẩm thuộc đối tượng điều tra đợt này được sử dụng trong các sản phẩm vệ sinh dân dụng, vệ sinh công nghiệp, phân bón và phụ gia thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ thương mại Mỹ, trong giai đoạn 2006-2008, khối lượng nhập khẩu sản phẩm muối kali phốt phát từ Trung Quốc đã tăng 228% về số lượng và kim ngạch ước tính đạt 16.4 triệu đôla. Cơ quan này dự kiến sẽ đưa ra kết luận cuối cùng vào tháng 5 năm 2010. Nếu Bộ thương mại Mỹ ra phán quyết cuối cùng khẳng định và Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ cũng có kết luận cuối cùng khẳng định các sản phẩm muối kali phốt phát nhập khẩu từ Trung Quốc gây thiệt hại hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước, Bộ thương mại sẽ ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá.

Vụ kiện mới này diễn ra sau khi Bộ thương mại Mỹ vừa áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với sản phẩm gạch magie carbonat có xuất xứ Trung Quốc hôm mùng 4 tháng 3. Trước đó 2 ngày, cơ quan này cũng vừa áp dụng lệnh trừng phạt sơ bộ đối với sản phẩm muối kali phốt phát và giấy bìa cứng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Các nhà kinh tế cảnh báo, các động thái mang tính chất bảo hộ của chính quyền tổng thống Obama sẽ ảnh hướng xấu đến quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vốn đang ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu. Việc nền kinh tế toàn cầu tiếp tục suy thoái được xem là nguyên nhân châm ngòi cho những tranh chấp thương mại trên thế giới.

Theo hệ thống dữ liệu về chống bán phá giá toàn cầu của Ngân hàng Thế giới được quản lý bởi giáo sư Chad P. Bown, Đại học Brandeis, xét trên phạm vi toàn cầu, số lượng các đơn đề nghị bảo hộ trước các hàng hóa nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2009 đã tăng 18.5% so với cùng kỳ năm 2008. Số lượng các vụ điều tra chống bán phá giá cũng tăng tới 44% so với năm 2008, trong đó Trung Quốc vẫn là đối tượng chính của sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ này. Phía Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ quyết định của Mỹ, coi đó như một hành vi của chủ nghĩa bảo hộ.

Phát ngôn viên Bộ thương mại Trung Quốc, ông Yao Jian cho biết "Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ từ bỏ những phân biệt đối xử và thừa nhận quy chế nền kinh tế thị trường của Trung Quốc trong thời gian sớm nhất, qua đó bãi bỏ hoàn toàn hệ thống hai tiêu chuẩn và đối xử công bằng, bình đẳng đối với các doanh nghiệp Trung Quốc.”

Trong phát biểu tuần trước, Bộ trưởng thương mại Trung Quốc Chen Deming cũng nhấn mạnh quan điểm Trung Quốc không có ý định tim mọi cách để gia tăng thặng dư thương mại với Mỹ.

Phát biểu bên lề cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc, ông Chen cho biết, “Mặc dù 70% thặng dư thương mại của Trung Quốc xuất phát từ Mỹ, tuy nhiên đó không phải là điều Trung Quốc mong muốn”.

Xinhua

12/03/2010

Nguồn: english.cri.cn

Quảng cáo sản phẩm