NCTO có thể sẽ hối thúc các vụ kiện trong khuôn khổ WTO đối với trợ cấp ngành dệt may của Trung Quốc

27/07/2008 10:34 - 1058 lượt xem

Chủ tịch Hiệp hội các tổ chức dệt may quốc gia (NCTO) – ôngJohnson Cass cho biết, ngày 18/6 vừa rồi, Hiệp hội này đang xem xét việc hốithúc Chính quyền Bush theo đuổi các vụ kiện tại WTO đối với việc Trung Quốc trợcấp cho ngành công nghiệp dệt may của nước này vì những trợ cấp này là trợ cấpcó thể đối kháng, và việc trợ cấp đã gây ra những tác động bất lợi cho ngànhcông nghiệp của Hoa Kỳ.

Sự kiện này được tổ chức dưới sự tài trợ của Hiệp hội Thương mại Quốc tếWashington. ÔngJohnson cho biết ông cũng đã hối thúc Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ(USTR) tiến hành điều tra về trợ cấp định hướng xuất khẩu có thể bị cấm củaTrung QUốc đối với ngành dệt may và may mặc của nước này và việc trợ cấp đó cóthể đã vi phạm các quy tắc của tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong trườnghợp USTR phát hiện thấy những hành động trợ cấp trên của Trung Quốc là bất hợppháp, USTR có thể sẽ đưa vụ việc lên WTO.

Ông Johnson cũng cho biết NCTO đã đề cập vấn đề này với USTR bằng mộtdanh sách những cáo buộc về trợ cấp của Trung Quốc vào ngày 10/9 năm ngoái màNCTO tin rằng đó là những trợ cấp xuất khẩu bị cấm. Ông cho biết NCTO vẫn chưanhận được một phản hồi rõ ràng nào từ phía USTR về kết quả của cuộc điều tra vàUSTR cũng cho biết vụ việc điều tra này đang được tiếp tục.

Khi được hỏi rằng liệu việc theo đuổi một vụ kiện như vậy tại WTO cóphải là vấn đề mà Chính quyền Bush cần xem xét hay không, Bộ Thương mại Hoa Kỳ- cơ quan giám sát lĩnh vực dệt may - dường như lại muốn trì hoãn việc này choChính quyền kế nhiệm Chính quyền Bush giải quyết. Tham dự sự kiện WITA, ôngMatt Priest - Chủ tịch Ủy ban Liên tổ chức về thực thi các Hiệp định dệt maycho biết những câu trả lời cho các câu hỏi về rất nhiều vấn đề dệt may hiện nay“cuối cùng sẽ để lại cho Chính quyền kế nhiệm”.

Theo Hiệp định Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (ASCM) của WTO, trợcấp xuất khẩu, dù theo luật hay trên thực tế, đều bị cấm theo quy định tại Điều3 của Hiệp định. Theo quy định tại điều 5 của Hiệp định , các thành viên WTO khôngđược phép mở rộng các khoản trợ cấp khác mà những trợ cấp này gây ra những tácđộng bất lợi cho các nước thành viên, ví dụ như hình thức cắt giảm xuất khẩu.

Theo ông Johnson, việc xem xét vụ kiện trong khuôn khổ WTO là một phầncủa chiến lược lớn hơn mà ngành công nghiệp dệt may Hoa Kỳ đang xem xét để đốiphó với việc các biện pháp tự vệ của Hoa Kỳ đối với mặt hàng dệt may của TrungQuốc sẽ chấm dứt vào cuối năm nay. Ông Johnson cho biết chiến lược này cũng vẫnhướng tới sự hỗ trợ và ủng hộ các nhà sản xuất hàng may mặc Hoa Kỳ trong vụkiện chống trợ cấp đối với hàng may mặc của Trung Quốc.

Sự ủng hộ của các nhà sản xuất hàng may mặc Hoa Kỳ là rất cần thiết đểcó thể đưa ra một vụ kiện đối với các sản phẩm may mặc của Trung Quốc, vì cácnhà sản xuất mặt hàng dệt của nước này không có vị thế khởi kiện vụ việc chốngtrợ cấp do sản phẩm dệt may và may mặc không phải là những sản phẩm tương tự.Thậm chí nếu các nhà sản xuất hàng may mặc ủng hộ vụ kiện thì nguyên đơn cầnphải đại diện 25% sản lượng sản phẩm tương tự nêu trong đơn kiện và có được sựủng hộ của 50% những nhà sản xuất bày tỏ ý kiến đối với vụ kiện.

Ông Johnson cũng cho biết những nỗ lực ban đầu đối với các nhà sản xuất hàngmay mặc về khả năng đệ đơn kiện là “rất tích cực” và nhiều nhà sản xuất hàngmay mặc nhận ra rằng nguy cơ đối với họ về sự gia tăng hàng xuất khẩu TrungQuốc khi hạn ngạch bị xóa bỏ.

Ông tin chắc rằng ngành công nghiệp hàng may mặc của Hoa Kỳ sẽ ủng hộcho một vụ kiện như vậy, mặc dù NCTO vẫn đang trong giai đoạn đầu xem xét liệucó nên khởi xướng một vụ kiện như vậy hay không. Johnson cho biết thêm, ôngđang đánh giá xem những sản phẩm nào là mục tiêu của vụ kiện và liệu ông cóđược sự ủng hộ đủ mạnh hay không và khi nào là thời điểm tốt nhất để có thểkhởi xướng một vụ kiện như vậy.

Các chiến thuật trong vụ kiện chống trợ cấp bắt nguồn từ vụ kiện chốngtrợ cấp đối với sản phẩm laminated woven sacks của Trung Quốc bị kiện năm 2007sau khi Bộ thương mại Hoa Kỳ bắt đầu cho phép áp dụng các vụ kiện chống trợ cấpđối với Trung Quốc là một nước có nền kinh tế phi thị trường.

Trong khi các thành viên của NCTO chưa nộp đơn kiện thì Johnson lại chorằng bên đệ đơn kiện là một công ty dệt may và vụ kiện này đã khuyến khích NCTObắt đầu tiến hành điều tra vấn đề trợ cấp của Trung Quốc mà trợ cấp này đã đemlại lợi ích cho ngành công nghiệp dệt may của nước này.

Vụ kiện nêu trên đã cáo buộc 23 khoản trợ cấp Trung Quốc dành cho cácnhà sản xuất laminated woven sacks và Johnson cho rằng trong các cuộc điều tratiếp theo, NCTO đã phát hiện thấy có trên 40 khoản trợ cấp. Johnson cho rằngđây là con số thấp nhất chứ chưa phải là con số cao nhất các khoản trợ cấp màTrung Quốc đang có. Ông còn phát biểu thêm: “chúng tôi nghĩ rằng những trợ cấpnày là trợ cấp xuất khẩu thường xuyên và do vậy là bất hợp pháp”.

Johnson cho biết các vụ kiện chống trợ cấp đối với Trung Quốc là mộtcông cụ có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp dệt may trong nước và khi được kếthợp với các vụ kiện chống bán phá giá thì chúng sẽ còn có hiệu quả hơn nữa. Ôngcho biết mức thuế chống bán phá giá trung bình đối với hàng nhập khẩu TrungQuốc là 79% trong suốt 5 năm qua, và vụ kiện laminated woven sacks phải chịumột mức thuế chống trợ cấp là 27%. Kết hợp 2 loại vụ kiện trên đối với hàngnhập khẩu Trung Quốc sẽ rất hiệu quả trong việc làm giảm hàng xuất khẩu TrungQuốc.

Ông cũng vẫn đang nghiên cứu khả năng thúc đẩy chương trình giám sát đốivới Trung Quốc, chương trình này cũng rất giống với một chương trình hiện nayđang được áp dụng cho một mặt hàng xuất khẩu may mặc của ViệtNam. Ông chobiết: “đây không phải là lúc để đệ đơn kiện và chắc chắn sẽ có một lúc nào đóđể có thể bắt đầu tiến hành giám sát”. Mục đích của hệ thống này là nhằm giámsát giá của hàng may mặc ViệtNamcùng với khả năng tiến hành việc tự khởi xướng một vụ kiện chống bán phá giá.

Johnson cho rằng việc xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng may mặc của TrungQuốc vào cuối năm nay sẽ gây ra những ảnh hưởng to lớn. Ông cho biết trong danhmục các mặt hàng may mặc phải chịu hạn ngạch thì Trung Quốc chiếm ở mức trungbình là 13% thị trường Hoa Kỳ. Nhưng trong danh mục các mặt hàng đã rỡ bỏ hạnngạch thì Trung Quốc lại chiếm tới 57% thị phần Hoa Kỳ so với đối thủ cạnhtranh gần nhất là Việt Nam với 3%. Thị phần các quốc gia trong hiệp định thươngmại tự do Bắc Mỹ và Trung Mỹ hiện nay là 24% đối với danh mục các mặt hàng chịuhạn ngạch, tuy nhiên đối với danh mục các mặt hàng không phải chịu hạn ngạchthì con số này hiện nay chỉ ở mức 2%.

Ông cũng cho biết ông đang xem xét những chiến thuật khác nhau nhằm đốiphó với “trợ cấp gián tiếp” của Trung Quốc trong các vụ kiện về các biện phápbảo vệ thương mại bằng cách tập trung vào các sản phẩm may mặc của các quốc giakhác có thành phần là vải sợi của Trung Quốc. Ông còn cho biết ông cũng đang cốgắng áp dụng chiến thuật này đối với các quốc gia khác như Bangladesh, Việt Namvà Cambodia được hưởng lợi từ vải sợi giá rẻ và được trợ cấp từ Trung Quốc.

Johnson cho biết ông sẽ không làm việc này thông qua các vụ kiện về trợcấp mà sẽ thông qua các vụ kiện chống bán phá giá đối với các nước Châu Á khác.Việc này sẽ liên quan đến việc hình thành biên độ chống bán phá giá đó là đưamức giá thấp bị cáo buộc là không công bằng mà một quốc gia trả cho vải sợi củaTrung Quốc và so sánh nó với mức giá mà các quốc gia khác phải trả cho vải sợi.Đây được coi là một phần trong việc tính toán “giá công bằng” của một vụ kiệnchống bán phá giá.

26/07/2008

Nguồn: Cục quản lýcạnh tranh

 

Quảng cáo sản phẩm