Ngành dệt may lật ngược thế cờ?

23/01/2008 12:00 - 1459 lượt xem

Nếu có một ngành bị tác động rõ rệt nhất bởi WTO, thì đó làngành dệt may. Đơn giản, ngành sản xuất này trước nay dựa hẳn vào thị trường nướcngoài. Giờ thì ai cũng biết, những đơn hàng thưa và nhỏ dần. Liệu các doanhnghiệp có xoay chuyển nổi tình thế? 

Hàng loạt hội thảo đủ các cấp mở ra để bàn về “con đườngquay lại thị trường nội địa”. Nhiều biện pháp được đặt ra, nhiều động thái chuyểnđổi đã và đang được thực hiện. Nhưng, có vẻ vẫn chưa đủ “đô” trước những “mũigiáp công” của các đối thủ cạnh tranh.

Thập diện mai phục

“Đánh” nát phân khúc “bình dân” hiện nay là lượng hàng TrungQuốc với giá rẻ không tưởng tượng nổi. Lợi thế về giá và số lượng của hàng từ cửakhẩu, với sự thoả hiệp của không ít nhà sản xuất và phân phối trong nước đã éphàng loạt các cơ sở may ít vốn phải lao đao và phần đông buộc phải đóng cửa. Nềnsản xuất “đại công nghiệp” của “hàng Tàu” đã khẳng định sức mạnh càn quét củamình khi mà những sản phẩm về tới tay người tiêu dùng cuối cùng vẫn chỉ có giá20.000 đồng, tức là rẻ hơn chi phí nguyên liệu nếu các cơ sở trong nước trực tiếpsản xuất. Kèm theo đó, là một cơn lốc của hàng kém chất lượng, hàng nhái thươnghiệu trong nước lẫn thương hiệu ngoại nhập cũng ra sức tung hoành từ các khu phốbán thời trang Huỳnh Văn Bánh, Nguyễn Trãi (quận 5) hoặc các chợ sỉ cho đến tậnhang cùng ngõ hẻm.

Phân khúc hàng thời trang trung cấp, vốn dĩ Việt Tiến, ViệtThắng, Ninomaxx, Foci hay Việt Thy... đang có lợi thế thị trường thì đang bị“xâm thực” từng góc một của chiếc bánh thị phần khi mà ngày càng nhiều nhữngthương hiệu từ Philippines, Singapore, Thái Lan, Hong Kong, Hàn Quốc vàMalaysia lẳng lặng giành phần. Không có những tín hiệu của sự “dội bom”, nhưngviệc chiếm lĩnh những vị trí bán hàng đắc địa ở những cung đường lớn, những khucao ốc chung cư mới hay đồng hành cùng nhà đầu tư trung tâm thương mại nướcngoài chính là những bước đi khôn ngoan của những “con cáo già” trong ngành đểbắt người tiêu dùng nhớ đến.

Cao cấp – cao cấp và cao cấp. Đó không còn là những món hàngúp mở “xách tay” từ “bển” về, mà đã là những cửa hàng lộng lẫy, dịch vụ tuyệt vờivà luôn biết cách giúp khách hàng “toả sáng” khi khoác lên người những món hàngcủa Luis Vuitton, Esprit hay Calvin Klein.

Hàng ngoại bủa vây khắp mọi nơi, ăn mạnh vào suy nghĩ củakhách hàng ViệtNam.Đó quả thật là một thực tế mà ai cũng phải rùng mình.

Có “ngoạ hổ tànglong”?

Đầu năm 2008, câu lạc bộ Doanh nghiệp hàng ViệtNam chất lượng cao nhận được một “đơn đặt hàng”của chủ tịch tập đoàn dệt may ViệtNam: hỗ trợ việc quay lại chiếmlĩnh thị trường nội địa. Điều mà tập đoàn hùng mạnh này cần, là một chiến lượctiếp thị và xây dựng thương hiệu để có thể giành lại thiện cảm, suy nghĩ vàtrái tim của người tiêu dùng trong nước.

Hàng loạt công ty thành viên trong tập đoàn này đã cổ phầnhoá để huy động vốn và chất xám từ xã hội vào cuộc, Vinatextmart đang trên đườnghoàn thành hệ thống phân phối mạnh mẽ của riêng mình, F-house là một điểm sángtrong việc dựng một thương hiệu mới thành công, các “đại gia” đã bắt tay nhautrong cùng một cửa hàng lộng lẫy vốn thuộc sở hữu của Legamex… Sự thấu hiểu thịtrường này làm cho những người thực hiện cuộc nghiên cứu tin rằng, sức mạnh tiềmẩn của các doanh nghiệp ngành dệt may có thể bộc phát trong năm 2008 này.

Hội chợ Hàng ViệtNam chất lượng cao chính là một cơhội tốt nhất để nhìn ngắm và đánh giá sức mạnh của ngành dệt may nội địa. Vìkhông có hội chợ “cấm cửa” hàng chưa được bình chọn là hàng VNCLC và hàng ngoạinhập. Vì thế, nó trở thành một nơi để người tiêu dùng có thể “gật” hay “lắc”trước những thiện chí và mong mỏi của nhà sản xuất trong nước.

Ninomaxx, với sự chuẩn bị khôn ngoan đến ngưỡng mộ của ngườiđược xưng tụng là “bố già” trong làng thời trang Việt Nam Nguyễn Hữu Phụng đã“gom sòng” toàn bộ những kinh nghiệm, kiến thức và tham vọng của nhà đầu tưIndochina Capital. An Phước nhìn xa hơn, chọn một người đồng hành đẳng cấp quốctế là Pierre Cardin trong việc tiếp cận người tiêu dùng và đang chứng minh hiệuquả đặc biệt của công thức này. Foci lặng lẽ, lặng lẽ “phủ sóng” bằng hệ thốngcửa hàng nhượng quyền của mình và một ngày đẹp trời giới thiệu cửa hàng thứ 60quá sức hoành tráng của mình. Hà Gattini mở tủ lấy 2 tỉ đồng cho cuộc chiếnthương hiệu trong năm mới…

Ngày cuối năm, nhà nhà sắm tết, người người mua quần áo.Ngày cuối năm, xem lại hết một vòng những ý kiến, phản hồi của người tiêu dùngtrong cuộc điều tra Hàng ViệtNamchất lượng cao 2008. Bất giác nhận ra một nỗi lo: thời trang Việt đang ở đâu đórất xa xôi trên bản đồ thế giới. Thiếu những thương hiệu đủ để định hướng thịtrường, thiếu những “mùa thời trang” đủ nóng để kích thích tiêu dùng và thiếu mộtsự hướng dẫn tiêu dùng đúng mức. Những cái thiếu này, không nhanh tay, thì những“tay chơi toàn cầu” sẽ làm “giúp” để chinh phục người tiêu dùng Việt.

 

Trần Nguyên

Ngày 21.01.2008 Giờ 06:19

Nguồn: sgtt


 

 
Quảng cáo sản phẩm