Ngành điện tử Philíppin trong cuộc cạnh tranh với VN và TQ

20/08/2008 12:00 - 1344 lượt xem

Giống như nhiều nước khác ở châu Á, Philíppin dựa nhiều vào ngành công nghiệp điện tử và bán dẫn để tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu. Theo nhóm Các ngành Bán dẫn và Điện tử Philíppin, ngành này hiện thu hút khoảng 460.000 lao động và mỗi năm kiếm được 31 tỷ USD từ xuất khẩu.

Mất dần lợi thế trước Việt Nam và Trung Quốc

Ngành công nghiệp điện tử và bán dẫn Philíppin phát triển mạnh từ thập niên 1970-80, khi xuất hiện làn sóng đầu tiên của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế tạo chuyển dịch vụ ngoại biên đến châu Á. Các công ty như Texas Instruments và Intel đã tận dụng điều kiện giá nhân công thấp để chuyển những công việc liên quan tới lắp ráp và đóng gói sản phẩm, trong đó có cả khâu giám sát và kiểm nghiệm chip điện tử, đến đất nước này.

Chiến lược kéo dài 30 năm nhằm thu hút các công ty đa quốc gia nước ngoài đến mở cơ sở sản xuất đồ bán dẫn, điện tử ở Philíppin qua "củ cà rốt" nhân công giá rẻ đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, hiện xuất hiện các dấu hiệu cho thấy chiến dịch này đã được duy trì quá lâu. Cho dù Texas Instruments mới lập thêm một nhà máy ở Clark, vốn là một căn cứ không quân của Mỹ ở phía bắc Manila và hiện là một khu thương mại tự do, đất nước này không còn hấp dẫn đối với một số hãng chế tạo điện tử nữa. Chẳng hạn Toshiba và một số công ty khác đã chuyển nhà máy chế tạo máy tính xách tay từ đến Trung Quốc. Còn những hãng và công ty khác đang quan tâm nhiều đến Việt Nam, nơi Intel đã xây dựng một nhà máy mới.

Không giống như Malaixia, Xingapo và vùng lãnh thổ Đài Loan, Philíppin chưa bao giờ theo đuổi cách tiếp cận chiến lược sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn một cách nghiêm túc trong lĩnh vực điện tử và bán dẫn, thích dựa vào vị thế là một điểm đến giá rẻ để thu hút các nhà đầu tư. Chiến lược này bao gồm việc lập các khu chế xuất và khu vực miễn thuế do chính phủ đề ra từ những năm 1970 để thu hút nhà đầu tư xây dựng nhà máy ở nhiều nơi trong nước, qua đó tạo thêm việc làm. Nỗ lực này là tạo điều kiện để các công ty đa quốc gia nước ngoài nhập trang thiết bị tân tiến và nguyên vật liệu với giá ưu đãi để sản xuất chip, thuê nhân công địa phương và xuất khẩu sản phẩm, trong khi giữ giá ở mức thấp.

Thiếu đội ngũ kỹ sư có kinh nghiệm

Ngoài vấn đề ổn định chính trị và môi trường kinh doanh, giá cả là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong kế hoạch xem xét địa điểm để xây dựng các nhà máy công nghệ cao. Tuy nhiên, lĩnh vực chế tạo công nghệ cao đang ngày trở thành vấn đề tinh vi và mang tính kỹ thuật hơn nên càng khó giải quyết hơn. Một yếu tố quan trọng mà quy trình mới về bán dẫn này yêu cầu là được tiếp cận với đội ngũ các kỹ sư, các nhà khoa học có bằng cấp giàu kinh nghiệm, các nguồn cung cấp trang thiết bị và nguyên liệu vật tư.

Để hướng tới chiến lược mới, cần đảm bảo rằng ngành công nghiệp này làm việc, cộng tác sát sao với các trường đại học chủ chốt, và Chính phủ cần thực sự thúc đẩy những nỗ lực trong việc nâng cao công tác giáo dục-đào tạo về khoa học và công nghệ. Một trong các lĩnh vực mà có thể khai thác là thiết kế chip điện tử và phần mềm cho công ty. Dù có đội ngũ những người thiết kế chip ít hơn nhiều so với các nước láng giềng, các công ty lớn như Sanyo, Bit Micro, Numonyx và Canon, và các doanh nghiệp mới khởi nghiệp như Symphony Consulting và Blue Chip đều đang sử dụng các tài năng người địa phương vào hai công việc vừa nêu. Tại trường Đại học Philíppin, sinh viên và các thành viên của một số khoa đang thiết kế chip điện tử và gửi chúng tới chi nhánh TSMC ở vùng lãnh thổ Đài Loan. TSMC là một cơ sở sản xuất chip theo giấy phép của Intel.

Một trong những phương cách nữa để cải thiện và làm tăng giá trị gia tăng của các hàng hóa sản xuất tại là địa phương hóa yêu cầu đối với một số trang thiết bị và nguyên vật liệu cung cấp cho các công ty đa quốc gia. Kinh nghiệm thực tế cho thấy hầu hết việc cắt giảm những chi phí liên quan đến hoạt động lắp ráp và kiểm nghiệm chip vi điện tử ở châu Á đều gắn với giảm chi phí về vốn đầu tư vào trang thiết bị và nguyên vật liệu trực tiếp làm ra sản phẩm, chứ không phải là do điện hoặc chi phí lao động. Philíppin cần phát triển và nuôi dưỡng các chuyên gia về công nghệ, những người sẽ cung cấp sản phẩm của họ cho Intel, Toshiba và Texas Instruments. Điều này đòi hỏi phải tạo lập được một hệ thống sinh thái và cơ chế khuyến khích năng lực phát minh sáng chế kiểu Thung lũng Silicon, trong đó các kỹ sư công nghệ luôn nhận được hỗ trợ đắc lực của các trường đại học, trung tâm nghiên cứu, nhà cung cấp cũng như có nguồn vốn và luật về bản quyền sáng chế. Do không nước nào hay công ty nào có thể chi phối toàn bộ lĩnh vực này hay những nhu cầu hay thay đổi về trang thiết bị và vật tư cho ngành, mỗi nước và mỗi công ty có thể chủ động lựa chọn màng họ muốn đi sâu vào làm ăn.

Đối với Philíppin, suy nghĩ rằng họ có thể vẫn chiến thắng trong cuộc chơi dựa vào giá rẻ qua sử dụng cách thức truyền thống như về giá lao động và điện thấp trước những quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc đang được xem là một chủ trương thiếu khôn ngoan.

18/08/2008
Nguồn: www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn
Quảng cáo sản phẩm