Những vụ việc giải quyết tranh chấp đầu tiên sử dụng cơ chế phúc thẩm trọng tài tạm thời (MPIA)

17/06/2020 12:00 - 379 lượt xem

Các thành viên WTO trong 03 vụ việc tranh chấp tại WTO, bao gồm vụ: Úc kiện Canada về các biện pháp điều chỉnh việc bán rượu (DS537), Brazil kiện Canada về các biện pháp trợ cấp với máy bay thương mại  (DS 522), Costa Rica kiện Mexico về các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với quả Bơ (DS 524) đã thông báo về việc họ sẽ sử dụng cơ chế phúc thẩm trọng tài tạm thời nhiều bên (Multi party interim appeal arrangement- MPIA). MPIA hiện nay có khoảng 20 thành viên, bao gồm những Thành viên sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp nhiều như EU, Trung Quốc, Canada, Brazil, Úc và Mexico. MPIA đã được thông báo tới Cơ quan giải quyết tranh chấp hồi cuối tháng 4.

Thông báo cho thấy các thành viên WTO sẵn sàng duy trì cơ chế giải quyết tranh chấp 2 bước (giai đoạn Ban Hội thẩm và giai đoạn phúc thẩm) khi Cơ quan phúc thẩm WTO chưa có tiến triển trong việc cải tổ.

Theo Điều 25.2 Thỏa thuận về quy định, thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU), Úc và Canada, thông báo với Cơ quan giải quyết tranh chấp rằng họ đồng ý đưa thủ tục trọng tài theo Điều 25 của DSU áp dụng với vụ việc DS537”. 02 thông báo còn lại có lời văn tương tự.

Quy trình thủ tục đính kèm trong thông báo dẫn chiếu các quy định trong MPIA. Trong khi thời hạn để các thành viên MPIA đề cử trọng tài viên đã kết thúc vào cuối tháng 5, nhóm 10 trọng tài viên sẽ khó có thể kịp thời được thông qua chính thức. Theo đó, chú thích của MPIA sẽ được áp dụng: “Khi nhóm 10 trọng tài viên chưa được thành lập mà cần phải lựa chọn trọng tài viên cho các vụ việc giải quyết tranh chấp cụ thể, các thành viên tham gia vụ việc tranh chấp sẽ thống nhất về các thủ tục lựa chọn trọng tài được áp dụng cho vụ việc đó”. Cả 03 thông báo hiện chưa đưa ra thủ tục lựa chọn trọng tài viên.
Quảng cáo sản phẩm