Quy định của WTO về trợ cấp đối với các doanh nghiệp nhà nước

07/08/2008 12:00 - 1564 lượt xem

Tác giả: Julia Ya Qin, trợ lý giáo sư, ĐH luật bang Wayne, Detroit, MỹTóm tắtNếu Trung Quốc không cam kết tư nhân hóa và tự do hóa các doanh nghiệp nhà nước của mình trong vòng 10 năm tới thì các quy định khung của WTO sẽ bị vi phạm nghiêm trọng. Nguyên nhân của sự vi phạm này được quy kết cho những doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu nhà nước hoạt động với vô số hàng rào bảo hộ và cũng được hưởng rất nhiều ưu đãi nhưng lại thực hiện chức năng đồng thời với những doanh nghiệp tư nhân trong hệ thống thương mại thế giới và đầu tư và điều này đã gây ra rất nhiều mâu thuẫn – Gary Hufbauer (1998).Các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc chính là thách thức lớn đối với hệ thống thương mại toàn cầu và khó có thể không nghĩ tới tình trạng trợ cấp trong trường hợp này. … người ta có thể dự đoán rằng Trung Quốc sẽ phải thay đổi một loạt các khái niệm về trợ cấp trong một vài năm tới. – John H. Jackson (2003)Cảnh báo của Hufbauer được đưa ra trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và dự đoán của Jackson sau đó đều đề cập đến vấn đề trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước. Dường như sự tồn tại một số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước tại Trung Quốc không còn thích hợp với hệ thống thương mại thế giới. Vậy, đâu là những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng mà trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước gây ra cho hệ thống thương mại thế giới? Mức độ vi phạm của những trợ cấp này ở Trung Quốc là như thế nào và tại sao? Những vấn đề liên quan đến trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước đã được đề cập đến trong Nghị định thư về gia nhập của Trung Quốc như thế nào (nghị định thư này đưa ra các điều khoản về việc áp dụng các Hiệp định WTO đối với Trung Quốc)? Và Nghị định thư này có thể giải quyết hiệu quả các vấn đề? Tuy nhiên, những câu hỏi này chưa được quan tâm đúng mức.Bài viết này chỉ đề cập sơ bộ về những câu hỏi ở trên và những vấn đề liên quan. Bố cục bài viết này như sau: Chương I giới thiệu về vấn đề trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước trong khuôn khổ các nguyên tắc của WTO. Chương II hướng đến một cái nhìn tổng thể về vị thế của doanh nghiệp nhà nước và các loại trợ cấp khác nhau ở Trung Quốc cho các doanh nghiệp này. Chương III tổng kết những điều khoản trong Nghị định thư có tác động điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp đến các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc và trợ cấp của chính phủ đối với những doanh nghiệp này. Chương IV phân tích chi tiết những điều khoản chính của Nghị định thư và nghiên cứu những nội dung của Nghị định thư về vấn đề trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước. Chương V là phần kết luận và những gợi ý cụ thể về vấn đề này.
Quảng cáo sản phẩm