THÔNG CÁO BÁO CHÍ

06/12/2006 12:00 - 1518 lượt xem

Cao uỷ Thương mại EU Peter Mandelson đề suất áp thuế luỹ tiến theo sau kết quả điều tra về việc bán phá giá giầy da của Việt Nam và Trung Quốc

Cao uỷ Thương mại Liên minh Châu Âu ngài Peter Mandelson vào ngày 23/2/2006 đã khẳng định điều tra của Uỷ ban Châu Âu đối với những khiếu nại về việc bán phá giá giầy da của Trung Quốc và Việc Nam đã tìm ra bằng chứng hiển nhiên về sự can thiệp của nhà nước, việc bán phá giá và tổn hại do việc bán phá giá gây ra. Ngài Cao uỷ Thương mại đã đề suất áp dụng một mức thuế luỹ tiến trong thời gian hơn năm tháng. Điều này sẽ đảm bảo cho các nhà bán lẻ giầy da có hàng trung chuyển không đột ngột phải đối mặt với một mức thuế quan đầy đủ không dự tính trước tại cửa khẩu. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là sau thời hạn sáu tháng, mức thuế quan đầy đủ sẽ được áp dụng và những tác động gây hại của việc bán phá giá sẽ được đối phó. Giải pháp mang tính cân bằng này nhằm sửa chữa sự tổn hại do việc bán phá giá gây ra đồng thời cho phép các nhà nhập khẩu có được khả năng dự báo tối đa trong kế hoạch kinh doanh. Sẽ không có hạn chế nào về số lượng nhập khẩu giầy da từ ViệtNam và Trung Quốc.

Bằng chứng hiển nhiên về sự can thiệp nghiêm trọng của nhà nước, bán phá giá và tổn hại…

Mặc dù điều tra của EU được thực hiện tại những nhà máy (được lựa chọn) có sự đồng thuận với chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, đã có bằng chứng hiển nhiên về sự can thiệp nghiêm trọng của nhà nước đối với ngành sản xuất giày da ở Trung Quốc và Việt Nam – đó là: tài chính rẻ, giảm thuế hoặc miễn thuế, việc thuê đất không theo giá thị trường, định giá tài sản không thích hợp. Sự can thiệp của nhà nước như thế này đã dẫn tới việc bán phá giá không thể chấp nhận được theo luật lệ của WTO. Lợi thế so sánh đáng kể ở Trung Quốc và ViệtNam đã được đẩy lên cao với cách ứng xử không mang tính cạnh tranh.

Có những bằng chứng rõ ràng về sự tổn hại của việc bán phá giá đối với các nhà sản xuất EU. Kể từ năm 2001, theo dõi sát mức gia tăng của hàng nhập khẩu được bán phá giá, ngành sản xuất giầy dép của Châu Âu bị thu hẹp khoảng 30%.Khoảng 40 ngàn việc làm trong ngành đã mất. Điều này không những chỉ liên quan tới hàng hoá bán phá giá mà sự can thiệp của nhà nước và việc bán phá giá của Trung Quốc và Việt Nam đã làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh căng thẳng.

Ngài Cao uỷ Thương mại đã đề xuất các mức thuế sơ bộ là 19,4% đối với Trung Quốc và 16,8% đối với ViệtNam. Ngài Cao uỷ đề xuất thêm rằng mức thuế được áp dụng theo từng giai đoạn trong khoảng thời gian sáu tháng và sẽ bắt đầu từ mức 4%.

Uỷ ban Châu Âu sẽ hợp tác với phía Trung Quốc và ViệcNam để giải quyết những quan ngại liên quan tới điều tra này của EU. Uỷ ban Châu Âu hoan nghênh các tín hiệu từ Trung Quốc và ViệtNam về việc họ sẵn sàng tham gia giải quyết vấn đề này.

Quyền lợi của nhà bán lẻ và người tiêu dùng đã được cân nhắc kỹ lưỡng…

Trường hợp này liên quan tới chín đôi giầy trong số 100 đôi giầy người châu Âu tiêu thụ. Có bằng chứng rõ ràng cho thấy mặc dù các mức giá nhập khẩu giâỳ da vào EU trong 5 năm vừa qua giảm hơn 20%, các mức giá dành cho người tiêu dùng vẫn ổn định và thậm chí còn tăng nhẹ. Mức thuế nếu áp dụng sẽ chỉ làm tăng thêm 1,5 euro đối với các mức giá bán buôn trung bình hiện đang ở mức 8,5 euro một đôi giầy da và đối với mức giá bán lẻ hiện ở mức từ 30 – 100 euro một đôi. Trong chuỗi cung cấp hàng hiện có biên độ có thể hấp thu mức thuế nhỏ này đối với các chi phí nhập khẩu thông qua việc dàn trải mức thuế đó lên một loạt các sản phẩm và dây chuyền phân phối.

Xét về Quyền lợi Cộng đồng, ngài Cao uỷ Thương mại sẽ đề xuất loại giầy trẻ em ra khỏi danh sách chịu thuế. Giầy thể thao công nghệ cao cũng đã được loại khỏi danh sách mặt hàng chịu các biện pháp sơ bộ vì cuộc điều tra cho thấy sản xuất loại giầy này của Châu Âu không đủ mức để bất kỳ tổn hại nào có thể được tạo ra (đối với nhà sản xuất loại giầy này).

Đây không phải là một biện pháp bảo hộ…

Việc can thiệp của nhà nước theo cách này đối với một ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao như vậy là đi ngược lại bất cứ quan điểm nào về thương mại công bằng. EU không nhằm vào các chi phí thấp và lợi thế so sánh mà nhằm vào ứng xử không mang tính cạnh tranh. Dựa trên nguyên tắc áp dụng thuế thấp hơn, các quyết định chống bán phá giá của Châu Âu đảm bảo một cách rõ ràng rằng các biện pháp chống bán phá giá không được áp dụng để khiến hàng nhập khẩu đắt hơn sản phẩm tương tự của EU – và các biện pháp chống bán phá giá vẫn có thể và thường xuyên tạo cho các mặt hàng xuất khẩu (của các nước khác) cạnh tranh một cách rẻ hơn nhiều với mặt hàng tương đương của Châu Âu. Điều này không giống như các quy định do Ấn độ, Mỹ và Trung Quốc áp dụng – và tương tự không một nước nào trong số các quốc gia này áp dụng quy định vì quyền lợi của Cộng đồng (Châu Âu theo cách đó).

Để biết thêm thông tin, xin hãy liên hệ chị Vũ Thuý Hường – Cán bộ Thương mại hoặc anh Lê Kỳ Anh – Cán bộ Báo chí & Thông tin của Phái đoàn Uỷ ban Châu Âu tại Việt Nam theo số điện thoại (04) 934 1300 máy lẻ 8283 hoặc 8282.

Quảng cáo sản phẩm