Thuật ngữ về Chống trợ cấp

06/08/2008 12:00 - 4506 lượt xem

Các thuật ngữ về Chống trợ cấp về cơ bản cũng tương tự như các thuật ngữ về Chống bán phá giá, tuy nhiên cũng có một số thuật ngữ riêng:

Trợ cấp (subsidies)

Theo hiệp định vềtrợ cấp và các biện pháp đối kháng, một ngành sản xuất được coi là được hưởngtrợ cấp khi lợi ích được dành cho ngành đó dưới hình thức:

Giao vốn trực tếpcủa chính phủ (chẳng hạn cấp vốn, các khoản cho vay hoặc góp vốn cổ phần) hoặcchính phủ bảo lãnh các khoản vay;

Chính phủ miễn nhữngkhoản lẽ ra phải đóng;

Chính phủ cung ứnghàng hóa hoặc dịch vụ, hay mua hàng.

Trợ cấp bị cấm hay Trợ cấp đèn đỏ (Red subsidies)

Bao gồm:

Ø Trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thưởng xuấtkhẩu, trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn mứcmà sản phẩm tương tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưuđãi tín dụng xuất khẩu…); hoặc

Ø Trợ cấp nhằm ưutiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu

Đây là những hình thức trợ cấp màhiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp dụng.

Trơ cấp được chấp nhận (permissible subsidies)

Các khoản trợ cấp được chấp nhận gồm2 loại: các khoản trợ cấp có thể khiếu kiện và các khoản trợ cấp không thể khiếukiện

Trợ cấp không bị khiếu kiện hay Trợ cấp đèn xanh (green subsidies)

Bao gồm:

Ø Trợ cấp không cá biệt:Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm) doanh nghiệp/ngành/khu vựcđịa lý nào. Tiêu chí để hưởng trợ cấp là khách quan; không cho cơ quan có thẩmquyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối vớibất kỳ đối tượng nào; hoặc

Ø Các trợ cấp sau (dùcá biệt hay không cá biệt):

- Trợ cấp cho hoạt độngnghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với một số điều kiện vềloại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể);

- Trợ cấp cho các khuvực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bình quân hoặc tỷlệ thất nghiệp)

- Trợ cấp để hỗ trợ điềuchỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới

Các nước thành viên có thể áp dụngcác hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện (tức là loại trợ cấpđược phép vô điều kiện).

Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện hay Trợ cấp đèn vàng (ambersubsidies)

Bao gồm tất cả các loại trợ cấp cótính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh). Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp nàynhưng nếu gây thiệt hại cho nướcthành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khácthì có thể bị kiện ra WTO.

Thuế chống trợ cấp hay thuế đối kháng (countervailing duty)

Thuế chống trợ cấp là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhậpkhẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nướcngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu.

Đây là biện pháp chống trợ cấp (còngọi là biện pháp đối kháng) nhằm vào cácnhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều trachống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến hành) chứ không nhằm vào chính phủ nướcngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ chế xử lý khác mang tínhđa phương cho trường hợp này).

Mức trợ cấp

Để xác định hàng hoá nhập khẩu cóđược trợ cấp hay không, cơ quan điều tra nước nhập khẩu sẽ tiến hành tính toánmức trợ cấp của hàng hoá đó. Phương pháp tính toán chi tiết tuân thủ pháp luậtcủa nước điều tra về vấn đề này, nhưng về cơ bản theo các hướng dẫn sau:

Ø Nếu Nhà nước chodoanh nghiệp vay một khoản với mức lãi suấtthấp hơn mức lãi suất thương mại bình thường cho khoản vay tương tự: Mức trợcấp được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức lãi suất này;

Ø Nếu Nhà nước bảo lãnh vay với phí bảo lãnh thấp hơn chiphí mà doanh nghiệp phải trả cho khoản vay thương mại tương tự nếu không cóbảo lãnh của Nhà nước: Mức trợ cấp sẽ được tính là phần chênh lệch giữa 2 mứcnày;

Ø Nếu Nhà nước mua hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ với giámua cao hơn mức hợp lý hoặc giá cung cấp thấp hơn mức hợp lý (xác định theocác điều kiện thị trường của hàng hoá/dịch vụ liên quan): mức trợ cấp là mứcchênh lệnh giá.

Biên độ trợ cấp (margin of subsidy)

Biên độ trợ cấp dùng để tính thoán thuế chống trợ cấp (hay còn gọi là thuế đối kháng) được tính theo phần trăm mức trợ cấp trên trị giá hàng hoá.

Tính riêng biệt (Specificity)

Chỉ có các trợ cấp riêng biệt mới bị điều chỉnh bởi các nguyên tắc trong Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng. Theo Hiệp định này thì “riêng biệt” gồm có bốn loại sau:

Ø Riêng biệt đối vớ idoanh nghiệp: Chính phủ nhắm đến một công ty hoặc một số công ty nhất định để trợ cấp.

Ø Riêng biệt đối với ngành: Chính phủ nhắm đến một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực nhất định để trợ cấp

Ø Riêng biệt đối vớ ivùng: Chính phủ nhắm đến một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực nhất định để trợ cấp

Ø Các trợ cấp bị cấm:Chính phủ nhắm đến các mặt hàng xuất khẩu nhất định hoặc các sản phẩm đầu vào cho sản xuất trong nước để trợ cấp

Quảng cáo sản phẩm