Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: Các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

25/11/2008 02:56 - 1264 lượt xem

 A.Các biện pháp chống bán phá giá của Ma-rốc

Nhữngđiều kiện áp dụng các biện pháp chống phá giá

Đểáp dụng một biện pháp chống phá giá, cần phải tiến hành điều tra để xác địnhxem có sự bán phá giá, gây tổn thất và có mối quan hệ nhân quả hay không.

Việcbắt đầu điều tra dựa trên việc ngành sản xuất trong nước gửi đơn đến Bộ Ngoạithương nêu rõ có sự bán phá giá, gây tổn thất và tồn tại mối quan hệ nhân quả.

Xácđịnh có sự bán phá giá

Mộtsản phẩm bị xem là bán phá giá khi giá xuất khẩu vào Ma-rốc thấp hơn giá trịbình thường có nghĩa là thấp hơn giá bán tại thị trường trong nước của nước xuấtkhẩu hoặc thấp hơn giá bán tại những nước thứ ba hoặc thấp hơn chi phí sản xuấtđã được cộng một khoản tiền hợp lý bao gồm chi phí kinh doanh và lãi được hưởng.

Tổnthất và mối quan hệ nhân quả

Thuậtngữ “ tổn thất” chỉ:

-Một tổn thất lớn gây ra đối với một ngành sản xuất trong nước;

- Mốiđe doạ gây tổn thất lớn đối với một ngành sản xuất trong nước;

- Gậychậm trễ trong việc hình thành một ngành sản xuất trong nước.

Việcxác định có tổn thất lớn hay không dựa vào những bằng chứng tích cực và việcxem xét khách quan:

-Khối lượng hàng nhập khẩu bị kiện bán phá giá;

-Tác động đến giá các sản phẩm giống hệt hoặc tương tự trong nước được bán trênthị trường nội địa; và

-Tác động của những mặt hàng nhập khẩu này đối với các nhà sản xuất trong nướcnhất là làm giảm trên thực tế và trong tương lai doanh số bán ra, lợi nhuận, sảnlượng hàng, thị phần, năng suất, việc thu hồi vốn đầu tư hoặc sử dụng năng lực.

Việcchứng minh tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa các mặt hàng nhập khẩu bị kiện làbán phá giá và tổn thất gây ra đối với ngành sản xuất trong nước cần dựa trênviệc xem xét tất cả các yếu tố có thể gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước(bên cạnh việc xem xét chính các mặt hàng nhập khẩu được xem là bán phá giá).Chẳng hạn như khối lượng và giá hàng nhập khẩu đã không bán theo giá phá giá.

Đơnkiện

Ngànhsản xuất trong nước có sản phẩm giống hệt hoặc tương tự với sản phẩm nhập khẩubị kiện là bán phá giá có thể gửi đơn xin áp dụng những biện pháp chống phá giáđến Bộ Ngoại thương. Đơn này phải bao gồm những yếu tố chứng tỏ có sự bán phágiá, gây tổn thất lớn và tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc bán giá giá vàmức độ thiệt hại. Những yếu tố này được quy định trong các hiệp định chống bánphá giá của WTO như sau:

- Danhtính của người đưa đơn hoặc của ngành sản xuất được đứng tên trong đơn có kèmtheo danh sách của những nhà sản xuất trong nước đã được biết đến.

- Khốilượng và giá trị sản phẩm của người đưa đơn kiện và những nhà sản xuất ủng hộviệc đưa đơn.

- Môtả đầy đủ sản phẩm nhập khẩu bị xem là bán phá giá và sản phẩm trong nước giốnghệt hoặc tương tự với sản phẩm nhập khẩu.

- Têncủa một hoặc các nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu sản phẩm bị tố cáo.

- Danhsách các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nước ngoài và các nhà nhập khẩu đã đượcbiết đến.

- Nhữngthông tin về sự tồn tại việc bán phá giá (giá trị bình thường, giá xuất khẩu,biên độ bán phá giá).

-Những thông tin về diễn biến khối lượng hàng nhập khẩu bị bán phá giá.

- Nhữngyếu tố về tổn thất do các mặt hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra (tác động củacác mặt hàng nhập khẩu bị tố cáo đối với giá hàng trong nước, tác động thực tếhoặc trong tương lai của các mặt hàng này đối với việc sản xuất, doanh thu bánhàng, thị phần, lợi nhuận, năng suất, thu hồi vốn đầu tư, việc sử dụng năng lựcsản xuất...).

Đơnkiện phải được sự ủng hộ của các nhà sản xuất trong nước nắm giữ trên 50% lượngsản phẩm của ngành sản xuất trong nước trong đó các nhà sản xuất ủng hộ rõ ràngđơn kiện phải chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng của ngành sản xuất trong nước.

Đơnnày phải được gửi làm hai bản:

- Mộtbản bí mật bao gồm tất cả những số liệu liên quan đến các yếu tố cấu thành bằngchứng trên cơ sở đó sẽ xác định việc bán phá giá và tổn thất gây lên, vv.

- Mộtbản không bí mật không bao gồm những thông tin mật hoặc không được cung cấptheo chế độ mật.

Ngànhsản xuất trong nước

Ngànhsản xuất trong nước là toàn bộ các nhà sản xuất trong nước có sản phẩm giống hệthoặc tương tự được nêu trong đơn là đối tượng của việc bán phá giá hoặc một vàinhà sản xuất trong đó có lượng sản phẩm liên quan chiếm phần lớn trong tổng sảnlượng quốc gia.

Điềutra

-Bắt đầu tiến hành điều tra

Saukhi xem xét những viện dẫn trong đơn và mức độ ủng hộ của các nhà sản xuấttrong nước, Bộ Ngoại thương có thể quyết định mở một cuộc điều tra nếu các yếutố cấu thành bằng chứng là thích đáng và đủ để chứng minh hành vi này.

Quyếtđịnh mở cuộc điều tra được thông báo đến tất cả các bên có liên quan và cũng sẽđược thông báo công khai.

Diễnbiến cuộc điều tra

Cácnhân viên của Bộ Ngoại thương phụ trách việc điều tra sẽ dựa trên những thôngtin do các bên liên quan cung cấp thông qua các câu trả lời bộ câu hỏi gửi chohọ ngay sau khi bắt đầu điều tra. Các nhân viên điều tra phải bảo vệ tính bí mậtcủa những thông tin và kiểm tra thông tin để dựa vào đó xác định sự tồn tại củaviệc bán phá giá, tổn thất gây ra đối với ngành sản xuất trong nước và mối quanhệ nhân quả giữa các mặt hàng nhập khẩu bán phá giá và mức độ thiệt hại.

Mặtkhác, để đảm bảo tính công khai của thủ tục tố tụng, những thông tin cơ sởtrong bản tường trình không bí mật sẽ được phổ biến cho các bên có liên quan đểhọ có thể đưa ra những nhận xét.

Cácbên có liên quan có quyền tham gia vào cuộc điều tra, kể cả quyền gặp gỡ cácbên có những lợi ích trái ngược, chẳng hạn được mời dự thính công khai trong cuộcnói chuyện do Bộ Ngoại thương tổ chức.

Ápdụng những biện pháp chống bán phá giá

Nếukết quả điều tra xác định là có sự bán phá giá thì một loại thuế chống bán phágiá có thể được áp dụng trên cơ sở biên độ bán phá giá đã được cuộc điều traxác định.

Thuếchống bán phá giá được thiết lập dưới hình thức thuế tính theo giá trị hoặc thuếđặc biệt và được thu ngoài các loại thuế và phí nhập khẩu thông thường đối vớicác sản phẩm bán phá giá.

Thờihạn cuối cùng để áp dụng thuế bán phá giá tối đa là 5 năm kể từ ngày áp thuế.Tuy nhiên, thời hạn này không được dài hơn thời gian cần thiết để bồi thườngthiệt hại đã gây ra.

Tuynhiên, trước khi kết thúc cuộc điều tra và sau ít nhất 2 tháng kể từ ngày mở cuộcđiều tra, các biện pháp tạm thời dưới dạng thuế chống bán phá giá tạm thời cóthể được áp dụng nếu như đã xác định sơ bộ là có sự bán phá giá hoặc trợ cấp,có sự thiệt hại hoặc có mối đe doạ gây thiệt hại và tồn tại quan hệ nhân quả.Việc xác định sơ bộ này dựa trên những kết quả điều tra đầu tiên.

Nhữngbiện pháp tạm thời dưới hình thức thuế tính theo giá trị hoặc thuế đặc biệt đượcxem là một dạng bảo đảm hoặc bảo lãnh với tổng số tiền không vượt quá biên độphá giá ước tính.

Cácloại thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá và có thểthấp hơn biên độ này nếu như mức thấp hơn đó đủ để bồi thường tổn thất gây ra.

Điềukhoản tối thiểu và việc nhập khẩu không đáng kể

Cuộcđiều tra sẽ khép lại và không một biện pháp nào được áp dụng nếu xác định được:

- Biênđộ bán phá giá thấp hơn 2% giá xuất khẩu; và

- Khốilượng hàng nhập khẩu sản phẩm bị điều tra có xuất xứ từ một nước riêng biệt sovới tổng khối lượng hàng nhập khẩu sản phẩm nói trên thấp hơn 3% trừ khi các sảnphẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ những nước trong đó thị phần mỗi nước chiếm dưới3% tổng số hàng nhập khẩu và tổng lượng hàng nhập khẩu  của những nước nàychỉ chiếm trên 7%.

Cam kết giá

Mộtcuộc điều tra có thể tạm ngừng hoặc khép lại và không áp dụng những biện pháp tạmthời hoặc cuối cùng nếu nhà xuất khẩu cam kết một cách tình nguyện và thoả đánglà sẽ điều chỉnh lại giá hoặc không xuất khẩu với giá bán phá giá nữa .

Trongtrường hợp chấp nhận một cam kết về giá, cuộc điều tra có thể được tiến hành mộtcách có thời hạn nếu nhà xuất khẩu hoặc nước xuất khẩu mong muốn hoặc Bộ Ngoạithương quyết định như vậy. Trong trường hợp này, nếu cuộc điều tra xác định làkhông có sự bán phá giá, cam kết trên sẽ tự động trở lên vô hiệu. Nếu cuộc điềutra xác định là có sự bán phá giá thì cam kết giá có thể sẽ được bảo lưu.

Tínhbảo mật của các thông tin

Tínhbảo mật của các thông tin được cung cấp trong các cuộc điều tra chống bán phágiá cần phải được giữ kín đối trừ khi bên cung cấp cho phép phổ biến.

Cácnhân viên của Bộ Ngoại thương có thẩm quyền điều tra phải giữ bí mật nhữngthông tin đã được cung cấp trong quá trình điều tra.

Việcxem xét lại

Thuếchống bán phá giá có thể được xem xét lại với điều kiện khoảng thời gian trôiqua không quá lâu kể từ khi thiết lập loại thuế này. Việc xem xét lại có thể đượctiến hành nếu chứng minh được sự cần thiết theo ý kiến của Bộ Ngoại thương hoặctheo yêu cầu của nhà xuất khẩu hoặc của nhà nhập khẩu hoặc của đại diện ngành sảnxuất trong nước có liên quan đến sản phẩm bị bán phá giá.

Thủtục xem xét lại bao gồm việc mở cuộc điều tra đối với các nhà sản xuất xuất khẩusản phẩm bị bán phá giá và những nhà nhập khẩu cũng như các nhà sản xuất trongnước để quyết định khả năng có điều chỉnh thuế chống bán phá giá hiện hành haykhông. 

B. Các biện pháp chốngtrợ cấp (biện pháp bù trừ )

Cácđiều kiện áp dụng các biện pháp chống trợ cấp (biện pháp bù trừ )

Nhữngbiện pháp chống trợ cấp chỉ có thể được đặt ra khi Bộ Ngoại thương xác định saukhi điều tra rằng:

- Sảnphẩm đang bị điều tra là đối tượng được trợ cấp

- Việctrợ cấp mang tính đặc thù;

- Việcnhập khẩu sản phẩm được trợ cấp đã gây ra hoặc đe doạ gây tổn thất đối với cácnhà sản xuất trong nước có sản phẩm giống hệt hoặc tương tự.

-Chứng minh được sự tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng đượctrợ cấp và tổn thất gây ra.

Việcmở cuộc điều tra được thực hiện trên cơ sở ngành sản xuất trong nước có đơn gửiBộ Ngoại thương nêu rõ có sự trợ cấp đặc thù, gây tổn thất và tồn tại mối quanhệ nhân quả.

Xácđịnh có sự trợ cấp

Việctrợ cấp được xem là tồn tại khi sản phẩm bị tố cáo đã được hưởng sự hỗ trợ vềtài chính của chính quyền nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu chẳng hạn như chokhông, miễn thuế hoặc chính quyền cung cấp một số sản phẩm và dịch vụ với giátrợ cấp hoặc có hình thức hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá hoặc có ưu đãi dành chodoanh nghiệp được hưởng trợ cấp.

Việctrợ cấp chỉ phải chịu những biện pháp chống trợ cấp khi chúng mang tính đặcthù. Việc trợ cấp được coi là đặc thù nếu việc phân bổ phụ cấp phụ thuộc vào nhữngkết quả xuất khẩu hoặc phụ thuộc vào việc sử dụng sản phẩm trong nước hơn là sảnphẩm nhập khẩu. Cũng được xem là đặc thù khi việc trợ cấp chỉ giới hạn cho mộtdoanh nghiệp, một ngành công nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp hoặc nhóm cácngành công nghiệp đặc biệt, có nghĩa là trợ cấp chỉ được dành cho một số doanhnghiệp, một số lĩnh vực công nghiệp hoặc một số vùng địa lý, không tự động cấpcho tất cả những người xin.

Tổnthất và mỗi quan hệ nhân quả

Thuậtngữ “tổn thất” chỉ:

- Mộttổn thất lớn gây ra đối với một ngành sản xuất trong nước;

- Mốiđe doạ gây ra tổn thất lớn đối với một loại sản phẩm trong nước;

- Gâychậm trễ lớn trong việc hình thành một ngành sản xuất trong nước.

Việcxác định sự tồn tại của một tổn thất lớn dựa trên những yếu tố cấu thành bằngchứng tính cực và dựa trên sự xem xét khách quan:

- Khốilượng hàng nhập khẩu được trợ cấp;

- Tácđộng của việc nhập khẩu hàng được trợ cấp lên thị trường hàng nội địa và lêngiá các sản phẩm giống hệt hoặc tương tự trong nước sản xuất cũng như làm giảmtrên thực tế và trong tương lai doanh số bán ra, lợi nhuận, sản lượng, thị phần,năng suất, việc thu hồi vốn đầu tư hoặc việc sử dụng năng lực vv...

-Tác động của những mặt hàng nhập khẩu này đối với các nhà sản xuất trong nước,nhất là làm giảm trên thực tế hoặc trong tương lai doanh số bán ra, lợi nhuận,sản lượng, thị phần, năng suất, việc thu hồi vốn đầu tư hoặc việc sử dụng nănglực vv...

Việcxem xét mỗi quan hệ nhân quả giữa các mặt hàng nhập khẩu được trợ cấp và tổn thấtgây ra đối với ngành sản xuất trong nước sẽ dựa trên việc xem xét tất cả các yếutố thích đáng cấu thành lên bằng chứng, tất cả các nhân tố và chỉ số kinh tế ảnhhưởng đến tình hình của ngành sản xuất trong nước như giảm doanh thu bán hàng,lợi nhuận, sản lượng, thị phần, năng suất vv... Như vậy, ngoài bản thân các sảnphẩm nhập khẩu trợ cấp ra, tất cả các yếu tố khác gây tổn thất đối với ngành sảnxuất trong nước vào cùng thời điểm cũng sẽ được xem xét. Những yếu tố này bao gồmkhối lượng và giá hàng nhập khẩu không được trợ cấp của sản phẩm nói trên, sựgiảm cầu, những thay đổi trong sơ đồ tiêu dùng và sự tiến triển về kỹ thuật.

Đơnkiện

Khimột ngành sản xuất trong nước cho rằng việc nhập khẩu hàng được trợ cấp gây tổnthất lớn, ngành đó có thể gửi đơn kiện lên Bộ Ngoại thương trong đó nêu rõ nhữngyếu tố xác định có sự trợ cấp, thiệt hại phải chịu và tồn tại mỗi quan hệ nhânquả giữa trợ cấp và tổn thất. Những yếu tố này được quy định trong các hiệp địnhcủa WTO về trợ cấp và những biện pháp bù trừ như sau:

- Danhtính của người đưa đơn hoặc của ngành sản xuất được đứng tên trong đơn có kèmtheo danh sách của những nhà sản xuất trong nước đã được biết đến.

- Khốilượng và giá trị sản phẩm của người đưa đơn kiện và những nhà sản xuất ủng hộviệc đưa đơn.

- Môtả đầy đủ sản phẩm nhập khẩu bị xem là bán phá giá và sản phẩm trong nước giốnghệt hoặc tương tự với sản phẩm nhập khẩu.

- Têncủa một hoặc các nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu sản phẩm bị tố cáo.

- Danhsách các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nước ngoài và các nhà nhập khẩu đã đượcbiết đến.

- Nhữngthông tin về việc có sự trợ cấp, tổng số tiền và bản chất của việc trợ cấp.

-Những thông tin về diễn tiến khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp.

- Nhữngyếu tố về những tổn thất do các mặt hàng nhập khẩu được trợ cấp gây ra (tác độngcủa các mặt hàng nhập khẩu bị tố cáo đối với giá trong nước, tác động thực tếhoặc trong tương lai của các mặt hàng này đối với việc sản xuất, doanh thu bánhàng, thị phần, lợi nhuận, năng suất, việc thu hồi vốn đầu tư, việc sử dụngnăng lực sản xuất...).

Đơnkiện phải được sự ủng hộ của các nhà sản xuất trong nước nắm giữ trên 50% lượngsản phẩm của ngành sản xuất trong nước trong đó các nhà sản xuất ủng hộ rõ ràngđơn kiện phải chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng của ngành sản xuất trong nước.

Đơnnày phải được gửi làm hai bản:

-Một bản bí mật bao gồm tất cả những số liệu liên quan đến các yếu tố cấu thànhbằng chứng trên cơ sở đó sẽ xác định việc trợ cấp và tổn thất gây ra, vv.

- Mộtbản không bí mật không bao gồm những thông tin mật hoặc không được cung cấp mộtcách bí mật.

Ngànhsản xuất trong nước

Ngànhsản xuất trong nước bao gồm toàn bộ các nhà sản xuất trong nước có sản phẩm giốnghệt hoặc tương tự trong đó một số nhà sản xuất đóng góp phần lớn vào tổng sảnlượng quốc gia sản phẩm nói trên.

Điềutra

-Bắt đầu tiến hành điều tra

Saukhi xem xét những vấn đề nêu trong đơn và mức độ ủng hộ của các nhà sản xuấttrong nước, Bộ Ngoại thương có thể quyết định mở một cuộc điều tra nếu các yếutố cấu thành bằng chứng là thích đáng đủ để chứng minh hành vi này.

Quyếtđịnh mở cuộc điều tra được thông báo đến tất cả các bên có liên quan và đượcthông báo công khai.

Cuộcđiều tra sẽ bao gồm cả về trợ cấp lẫn mức độ thiệt hại. Về nguyên tắc, cuộc điềutra phải kết thúc trong thời hạn 9 tháng sau khi bắt đầu thủ tục tố tụng.

-Diễn biến cuộc điều tra

Cácnhân viên của Bộ Ngoại thương phụ trách việc điều tra sẽ dựa trên những thôngtin do các bên có liên quan cung cấp qua các câu trả lời bộ câu hỏi gửi cho họngay sau khi bắt đầu điều tra. Các nhân viên điều tra phải bảo vệ tính bí mật củanhững thông tin và kiểm tra thông tin để dựa vào đó xác định sự tồn tại của việctrợ cấp, tổn thất gây ra đối với ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhânquả giữa các mặt hàng nhập khẩu được trợ cấp và mức độ thiệt hại gây ra.

Mặtkhác, để đảm bảo tính công khai của quá trình tố tụng, những thông tin cơ sởtrong bản tường trình không bí mật sẽ được phổ biến cho các bên có liên quan đểhọ đưa ra những nhận xét.

Cácbên có liên quan có quyền tham gia vào cuộc điều tra, kể cả quyền gặp gỡ cácbên có những lợi ích trái ngược, chẳng hạn được mời dự thính công khai trong cuộcnói chuyện do Bộ Ngoại thương tổ chức.

Khinhận thấy những thông tin cung cấp là không đủ hoặc bên liên quan từ chối hợptác, các phân tích sẽ dựa trên những số liệu sẵn có.

Ápdụng những biện pháp chống trợ cấp

Nếunhững nhân viên phụ trách điều tra của Bộ Ngoại thương xác định là có sự trợ cấpvà gây tổn thất cho ngành sản xuất trong nước thì một loại thuế chống trợ cấp(hay thuế bù trừ) có thể được áp dụng.

Loạithuế này được thiết lập dưới hình thức thuế tính theo giá trị hoặc thuế đặc thùvà được thu ngoài các loại thuế và phí nhập khẩu thông thường đối với các sảnphẩm được trợ cấp.

Tuynhiên, trước khi kết thúc cuộc điều tra và sau ít nhất 2 tháng kể từ ngày mở cuộcđiều tra, một loại thuế chống trợ cấp tạm thời có thể được áp dụng và được xemlà hình thức bảo đảm hoặc bảo lãnh với tổng số tiền không vượt quá biên độ trợcấp ước tính.

Nhữngbiện pháp bù trừ không được vượt quá tổng khoản tiền trợ cấp và có thể thấp hơnkhoản tiền này nếu như mức thấp nhất cũng đủ bồi thường tổn thất gây ra.

Điềukhoản tối thiểu và việc nhập khẩu không đáng kể

Cuộcđiều tra sẽ khép lại và không một biện pháp nào được áp dụng nếu xác định được:

-Mức độ trợ cấp thấp hơn 1% giá xuất khẩu; hoặc

- Khốilượng hàng nhập khẩu sản phẩm bị điều tra có xuất xứ từ một nước riêng biệt sovới tổng khối lượng hàng nhập khẩu sản phẩm nói trên chỉ ở mức dưới 4% trừ khicác sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ những nước trong đó thị phần mỗi nướcchiếm dưới 4% trong tổng số hàng nhập khẩu và tổng lượng  hàng nhập khẩunày chỉ chiếm trên 9% .

Tínhbảo mật của các thông tin

BộNgoại thương cần phải giữ bí mật những thông tin mật hoặc những thông tin đượccung cấp theo chế độ mật trừ khi bên cung cấp cho phép phổ biến.

Cácnhân viên của Bộ Ngoại thương có thẩm quyền điều tra phải giữ bí mật nhữngthông tin đã được cung cấp trong quá trình điều tra.

Cam kết giá

Cácnhà xuất khẩu hoặc chính quyền của họ có thể cam kết với Bộ Ngoại thương là hạnchế việc trợ cấp hoặc có những biện pháp khác cho phép tăng giá và loại bỏ tổnthất đã gây ra.

BộNgoại thương có thể chấp nhận những cam kết của một nhà xuất khẩu nếu nhà xuấtkhẩu sẵn sàng xem xét lại giá hoặc từ chối hưởng trợ cấp để loại bỏ khả năng cóthể gây tổn hại. Bộ Ngoại thương cũng có thể chấp nhận những cam kết của Chínhphủ nước xuất khẩu nếu Chính phủ đó đồng ý loại bỏ hoặc hạn chế việc trợ cấp hoặccó những biện pháp giải quyết khác liên quan đến những tác động của việc trợ cấpnói trên.

Nếumột cam kết được chấp nhận, sản phẩm bị điều tra sẽ không phải chịu thuế chốngtrợ cấp.

Việcxem xét lại

Việcđiều tra xem xét lại cũng có thể tiến hành với điều kiện khoảng thời gian trôiqua không quá lâu kể từ khi thiết lập loại thuế chống trợ cấp và nếu có những yếutố cấu thành bằng chứng xác nhận các tình tiết liên quan đến trợ cấp và/hoặcgây tổn thất đã thay đổi đáng kể, theo ý kiến của Bộ Ngoại thương hoặc theo yêucầu của nhà xuất khẩu hoặc của nhà nhập khẩu hoặc của đại diện ngành sản xuấttrong nước có liên quan đến sản phẩm được trợ cấp.

Thủtục xem xét lại bao gồm việc mở cuộc điều tra đối với các nhà sản xuất xuất khẩusản phẩm được trợ cấp và những nhà nhập khẩu cũng như các nhà sản xuất trong nướcđể quyết định khả năng có điều chỉnh thuế chống trợ cấp hiện hành haykhông. 

C.Các biện pháp tự vệ

Nhữngđiều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ

Đểáp dụng biện pháp tự vệ đối với một sản phẩm, cần phải tiến hành điều tra đểxác định:

- Sảnphẩm này được nhập khẩu với khối lượng tăng liên tục mang tính tuyệt đối so vớihàng sản xuất trong nước; và

- Nhữngsản phẩm nhập khẩu này đang gây ra hoặc đe doạ gây ra tổn thất nghiêm trọng đếnngành sản xuất trong nước có những sản phẩm giống hệt hoặc những sản phẩm cạnhtranh trực tiếp với hàng nhập khẩu.

- Tồntại mỗi quan hệ nhân quả giữa việc tăng ồ ạt lượng hàng nhập khẩu đang được xemxét và việc gây tổn thất nghiêm trọng hoặc đe doạ gây tổn thất nghiêm trọng.

Trêncơ sở đơn kiện mà ngành sản xuất trong nước có sản phẩm tương tự hoặc trực tiếpcạnh tranh với với sản phẩm đang được nhập khẩu ồ ạt, gửi Bộ Ngoại thương,chính quyền sẽ mở cuộc điều tra. Đơn này phải bao gồm những yếu tố cấu thành bằngchứng về sự gia tăng nhập khẩu ồ ạt và tổn thất nghiêm trọng hoặc đe doạ gây tổnthất nghiêm trọng do việc nhập khẩu gây ra.

Xácđịnh tổn thất

Việcxác định có tổn thất nghiêm trọng hay không dựa trên tất cả các yếu tố kháchquan, có thể lượng hoá đang ảnh hưởng đến tình hình của ngành sản xuất trong nước,đặc biệt là:

- Tốcđộ tăng trưởng nhập khẩu sản phẩm nói trên cả về khối lượng lẫn giá trị dướigóc độ tuyệt đối và tương đối;

- Thịphần thị trường nội địa mà sản phẩm đang nhập khẩu ồ ạt này nắm giữ cũng như nhữngthay đổi trong mức độ bán hàng;

- Diễnbiến của sản xuất, sản lượng và việc sử dụng năng lực sản xuất;

- Tìnhhình lợi nhuận và thua lỗ; và

- Tiếntriển của việc làm và lương.

Việcchứng minh tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu ồ ạt hàng và tổn thấtgây ra đối với ngành sản xuất trong nước dựa trên việc xem xét các tác động củatất cả các yếu tố có thể gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước (không chỉdựa trên việc tăng lượng hàng nhập khẩu).

Đơnkiện

Mộtngành sản xuất trong nước có sản phẩm giống hệt hoặc tương tự với sản phẩm đangnhập khẩu ồ ạt có thể gửi đơn xin áp dụng những biện pháp tự vệ đến Bộ Ngoạithương. Đơn này phải bao gồm những yếu tố chứng minh có sự tăng mạnh việc nhậpkhẩu mặt hàng này, gây tổn thất lớn hoặc đe doạ gây tổn thất lớn và tồn tại mốiquan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu và việc gây tổn thất nghiêm trọng.

Đơnnày phải được sự ủng hộ của phần lớn các nhà sản xuất trong nước có sản phẩm giốnghệt hoặc trực tiếp cạnh tranh với sản phẩm đang được nhập khẩu ồ ạt.

Đơnnày phải được gửi làm hai bản:

- Mộtbản bí mật bao gồm tất cả những số liệu liên quan đến các yếu tố cấu thành bằngchứng; và

- Mộtbản không bí mật không bao gồm những thông tin mật hoặc không được cung cấp dướidạng mật.

Ngànhsản xuất trong nước

Ngànhsản xuất trong nước bao gồm toàn bộ các nhà sản xuất trong nước có sản phẩm giốnghệt hoặc trực tiếp cạnh tranh hoặc trong đó một số nhà sản xuất làm ra phần lớnkhối lượng sản phẩm nói trên tại Ma-rốc.

Điềutra

Saukhi xem xét những viện dẫn trong đơn và mức độ ủng hộ của các nhà sản xuấttrong nước, Bộ Ngoại thương có thể quyết định mở một cuộc điều tra nếu các yếutố cấu thành bằng chứng là thích đáng đủ để chứng minh hành vi này. Việc mở cuộcđiều tra được Bộ thông báo một cách công khai.

Ngaytừ khi mở cuộc điều tra, các câu hỏi sẽ được gửi tới các nhà sản xuất trong nướcvà có thể gửi tới những nhà nhập khẩu sản phẩm nói trên. Thời hạn tối đa để kếtthúc cuộc điều tra là 12 tháng kể từ ngày mở cuộc điều tra.

Ápdụng những biện pháp tự vệ

Nhữngbiện pháp tạm thời

Trongnhững tình huống xấu tức là phán đoán mọi thời hạn có thể gây tổn thất nghiêmtrọng thì khi đó một biện pháp tự vệ tạm thời dưới dạng thuế bổ sung có thể đượcáp dụng đối với việc nhập khẩu của một hay nhiều sản phẩm nói trên với điều kiệnphải xác định trước có những yếu tố cấu thành bằng chứng, theo đó việc tăng nhậpkhẩu của một hoặc nhiều sản phẩm nói trên đã hoặc có thể gây tổn thất nghiêm trọngcho ngành sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc đang cạnh tranh trực tiếp củaMa-rốc.

Loạithuế phụ thu tạm thời này được hình thành dưới dạng thuế tính theo giá trị hoặcthuế đặc thù và được được xem là hình thức bảo đảm hoặc bảo lãnh. Thời gian ápdụng tối đa biện pháp tạm thời là 200 ngày.

Cácbiện pháp cuối cùng

Nhữngbiện pháp tự vệ cuối cùng có thể được áp dụng đối với việc nhập khẩu một hoặcnhiều sản phẩm nếu cuộc điều tra xác định việc tăng nhập khẩu ồ ạt của một hoặcnhiều sản phẩm này đang gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng đếnsản xuất trong nước của một hoặc nhiều sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trựctiếp trong đó có tính đến những lợi ích thương mại của Ma-rốc.

Nhữngbiện pháp tự vệ cuối cùng có thể được thực hiện dưới dạng thuế phụ thu nhập khẩudựa trên giá trị hoặc tính đặc thù hoặc dưới dạng hạn chế khối lượng nhập khẩu.Các biện pháp này được thiết lập theo Nghị định của Bộ Tài chính và  BộNgoại thương sau khi lấy ý kiến của các bộ ngành có liên quan.

Giaiđoạn áp dụng toàn bộ biện pháp tự vệ, kể cả giai đoạn áp dụng biện áp tạm thờivà biện pháp cuối cùng không được vượt quá 4 năm.

Việcxem xét lại

BộNgoại thương phải tiến hành xem xét lại những biện pháp tự vệ vào giữa giai đoạnáp dụng khi thời gian áp dụng biện pháp vượt quá 3 năm.

Saukhi xem xét lại và lấy ý kiến cả các bộ ngành có liên quan, Bộ Ngoại thương cóthể quyết định huỷ bỏ, đình chỉ hoặc đẩy nhanh việc loại bỏ dần dần những biệnpháp tự vệ đang được xem xét lại.

Việcáp dụng một biện pháp tự vệ có thể được gia hạn với điều kiện sau khi xem xét lạichứng minh được rằng biện pháp tự vệ vẫn còn cần thiết cho việc phòng ngừa và bồithường tổn thất nghiêm trọng và vẫn còn những yếu tố tạo lên bằng chứng theo đóngành sản xuất phải tiến hành các điều chỉnh.

Dovậy, thời hạn áp dụng hoàn toàn một biện pháp tự vệ, kể cả giai đoạn áp dụng biệnpháp tạm thời, giay đoạn áp dụng ban đầu và thời gian có thể gia hạn không đượcvượt quá 8 năm và có thể lên đến 10 năm đối với Ma-rốc theo quy định dành chonhững nước đang phát triển thành viên của WTO.

Tínhbảo mật của các thông tin

Nhữngthông tin mật được cung cấp trong quá trình điều tra phải được giữ kín trừ khibên cung cấp cho phép phổ biến.

Cácnhân viên của Bộ Ngoại thương có thẩm quyền điều tra phải giữ bí mật nhữngthông tin mật hoặc được cung cấp theo chế độ mật.

Nguồn: vinanet.com.vn

Quảng cáo sản phẩm