Bình Luận

Luật pháp của Mỹ về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng nói chung, thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng nói riêng cũng như điều khoản 201 về biện pháp tự vệ thường vẫn luôn được coi là những hỗ trợ chính trị trong nước cho nền kinh tế trong quá trình tự do hoá thương mại.

Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về chống bán phá giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhằm cung cấp cho Đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam những phân tích về các khía cạnh khác nhau của các đề xuất sửa đổi Hiệp định chống bán phá giá

Tác giá: TS Nguyễn Thị Thu Trang Ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) chính thức ra đời kể từ ngày 1/1/1995 là kết quả của Vòng đàm phán Urugoay (1986-1995) với tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1947). WTO được coi như một thành công đặc biệt trong sự phát triển thương mại và pháp lý cuỗi thế kỷ XX với một hệ thống đồ sộ các hiệp định, thoả thuận, danh mục nhượng bộ thuế quan điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ thương mại của các quốc gia thành viên.

Tác giả: Alan O. Sykes, trường luật, đại học Chicago Lời mở đầu Cụm từ “ luật đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng” nói đến 3 loại luật quốc gia nhằm hạn chế nhập khẩu trong một số trường hợp cụ thể. “Biện pháp tự vệ” là hình thức hạn chế thương mại tạm thời, chủ yếu là thông qua thuế quan hay hạn ngạch – biện pháp này được áp dụng nhằm đối phó với việc nhập khẩu tăng vọt gây tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây “ tổn hại nghiêm trọng” tới một ngành sản xuất nội địa cạnh tranh ở quốc gia nhập khẩu.

Tác giả: Longyue Zhao và Yan Wang, viện Ngân hàng thế giớiGiới thiệuTrong năm 2007, Bộ Thương mại Mỹ ( USDOC) đã điều chỉnh chính sách không áp dụng thuế chống trợ cấp ( CVD) đối với các nền kinh tế phi thị trường (NMEs), và khởi xướng 8 vụ điều tra chống bán phá giá và đối kháng đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tác giả: Yong-Shik LEE, trợ lý giáo sư, ĐH Quản trị kinh doanh Oakland Tóm tắt Có phải các biện pháp tự vệ dễ gây tranh chấp?Ngày 5 tháng 3 năm 2002, Tổng thống Mỹ Bush, theo khuyến nghị của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa kì (USITC) đã công bố quyết định áp dụng biện pháp tự vệ đối với các mặt hàng thép nhập khẩu dưới hình thức tăng thuế quan lên tới 30%. Công bố này ngay lập tức gây chú ý tới dư luận thế giới và nhanh chóng nhận được những phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.

Tác giả: Alan O. Sykes, giáo sư luật trường Frank & Bernice Greenberg, ĐH ChicagoTóm tắtVụ tranh chấp gần đây trong WTO giữa Mỹ và 8 nước khác về các biện pháp bảo hộ cho ngành sản xuất thép nội địa của Mỹ đã gây chú ý dư luận đến một lĩnh vực luật pháp ít được biết đến của WTO – các quy định điều chỉnh việc áp dụng “Các biện pháp tự vệ”, một hình thức bảo vệ khẩn cấp chống lại hàng hóa nhập khẩu tăng vọt .

13 14 15 16 17 18 19 20 21