Tính kinh tế của trợ cấp

07/08/2008 12:00 - 36897 lượt xem

Tác giả: Sanjay Pandey, phó Giáo sư Bộ môn Luật, Trường Đại học Luật Quốc gia, Jodhpur. Giới thiệuTrọng tâm của lý thuyết thương mại quốc tế chính là nguyên tắc lợi thế so sánh trong sản xuất và tiếp thị dựa vào chuyên môn hóa sản xuất với hiệu quả cao đối với một số hàng hóa và dịch vụ. Đó là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau như hoạt động dựa trên quy mô và giảm thiểu chi phí tiếp thị và phân phối. Theo nguyên tắc lợi thế so sánh, cả nước nhập khẩu và nước xuất khẩu đều được hưởng lợi vì thu nhập thực tế và mức sống đều tăng. Lợi thế so sánh tự nhiên của một quốc gia đối với bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ nào có thể bị ảnh hưởng trong hai trường hợp sau. Thứ nhất, chính phủ giảm thiểu lợi thế của các nhà sản xuất nước ngoài thông qua những khoản hỗ trợ tài chính thuộc hay không thuộc ngân sách hoặc các khoản giảm giá nhằm giảm chi phí sản xuất và/hoặc chi phí phân phối của các nhà sản xuất trong nước. Thứ hai, chính phủ có thể bảo hộ dưới hình thức hàng rào thuế quan bằng cách áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa và dịch vụ mà lợi thế so sánh của hàng hóa, dịch vụ nước này nhỏ hơn 0 - biện pháp này cũng nhằm giảm lợi thế của các nhà sản xuất nước ngoài. Theo cách hiểu thông thường, trợ cấp được coi như hệ thống hỗ trợ đầy hấp dẫn dựa trên các quy định pháp luật về tài chính liên quan đến quản lý kinh tế vĩ mô thông qua quá trình hỗ trợ ngân sách. Đây là một nhánh của pháp luật thương mại quốc tế trong kinh tế học thuần túy. Kể từ khi Hiệp định GATT ra đời vào năm 1947, nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhằm xây dựng các quy tắc về trợ cấp mà không cản trở dòng chảy thương mại giữa các quốc gia. Tuy nhiên, việc thiết lập các quy định này vốn rất khó khăn vì khái niệm “trợ cấp” không bao giờ được hiểu tách bạch với chính trị. Trợ cấp là một công cụ bảo hộ nhằm bảo vệ lợi ích cho các nhà sản xuất trong nước vì nhiều lý do nhưng trợ cấp không hề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Sau khi Hiệp định về trợ cấp của WTO ra đời lại nảy sinh vấn đề là làm thế nào để định nghĩa được “trợ cấp” nếu không coi thuế đối kháng là một biện pháp bảo hộ. Trong khi vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi, các nhà sản xuất trong nước có thể gây tác động đến chính phủ để bảo vệ quyền lợi cho họ mà không cần biết đến những thiệt hại gây ra cho đối thủ nước ngoài. Khi mà các quy định về trợ cấp vẫn còn hết sức mơ hồ thì kết quả có thể dẫn tới tình trạng bảo hộ và bóp méo thương mại hơn cả trong trường hợp chưa có các quy định đó.Mục tiêu quan trọng nhất của bài nghiên cứu này là tìm ra một định nghĩa về “trợ cấp” có thể đáp ứng tất cả các quy định của pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, rõ ràng và thống nhất.
Quảng cáo sản phẩm