Trung Quốc đã chính thức kiện EU lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp WTO về vụ việc giày mũ da

10/02/2010 12:00 - 1239 lượt xem

Ngày 4/2/2010, Đại sứ thường trực của Trung Quốc tại WTO đã chính thức kiện EU lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp WTO (DSB), yêu cầu giải quyếttranh chấp theo thủ tục của WTO liên quan đến việc EU áp thuế chống bánphá giá, áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu vào thì trường EU đốivới sản phẩm giày mũ da có xuất xứ từ Trung Quốc.

Từ1995-2005, EU đã áp dụng các biện phá hạn chế về hạn ngạch nhập khẩugiày dép từ Trung Quốc. Bất chấp những cam kết thực hiện, để loại bỏcác hạn chế hạn ngạch tại thời điểm gia nhập của Trung Quốc vào WTO,trong năm 2005 EU khởi xướng một điều tra chống bán phá giá đối vớigiày mũ da nhập khẩu của từ Trung Quốc và Việt Nam.

Tháng 10-2006, EU bắt đầu áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũda của Trung Quốc và Việt Nam vì cho rằng các sản phẩm này được bán vớigiá thấp hơn giá thành và gây hại cho những nhà sản xuất giày da châuÂu. Theo đó, EU cộng thêm vào giá từ 9,7% đến 16,5% đối với giày danhập khẩu từ Trung Quốc và từ 10% đối với giày da nhập từ Việt Nam.

Trong tháng 10/2008, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Trung Quốc, EUbắt đầu xem xét gia hạn đối với sản phẩm giày nhập khẩu từ Trung Quốcvà vào ngày 22/12/2009 EU đã quyết định gia hạn áp dụng các biện phápchống bán phá giá thêm 15 tháng đối với các sản phẩm giày mũ da xuất xứtừ Trung Quốc và Việt Nam để bảo hộ thị trường giày da châu Âu.

Trung Quốc tin rằng điều tra chống bán phá giá và những phát hiệndo EU vi phạm các nghĩa vụ khác nhau theo WTO, và hậu quả là gây rathiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà xuất khẩu TrungQuốc. Trung Quốc và EU đã có nhiều cuộc đàm phán song phương và đaphương liên quan đến mối quan tâm lớn đối với việc gia hạn áp thuếchống bán phá giá, thêm vào đó ngành công nghiệp giày dép Trung Quốccũng đã mạnh mẽ lên tiếng chống lại quyết định của EU. Mặc dù bất chấpnhững nỗ lực thực hiện trên, Trung Quốc đã không nhận được sự đồng tìnhcủa EU. Do đó, Trung Quốc đã không có cách nào khác là yêu cầu tham vấnvới EU theo thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO. Trung Quốc hy vọngrằng EU có thể đưa ra các giải pháp thích hợp cho vụ việc này càng sớmcàng tốt.

Theo thông lệ sau khi nhận được đơn kiện chính thức của Bắc Kinh,EU có 60 ngày để thương lượng, tham vấn phía Trung Quốc. Sau đó TrungQuốc có thể đề nghị WTO lập một uỷ ban điều tra về vụ tranh chấp thươngmại này.

Nếu uỷ ban điều tra xác định sự phản đối của Trung Quốc đối với EUlà đúng, WTO có thể cho phép Trung Quốc lựa chọn một số mặt hàng của EUđể áp thuế với mức cao hơn hoặc có thể chọn những biện pháp trả đũakhác đối với EU.

Liên minh giày da châu Âu với sự tham gia của các công ty lớn nhưTimberland, Ecco, Hush Puppies, Adidas cũng cho rằng mức thuế nói trênđã gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp EU. Liên minh nàycho rằng mức thuế nói trên tuy giúp EU thu thêm được 1,4 tỷ USD nhưngkhông giúp được các công ty giày da EU tạo việc làm mà chỉ đơn giản làthay vì nhập khẩu giày da từ Trung Quốc và Việt Nam trước đây thì nayhọ chuyển sang nhập giày da từ các nước đang phát triển khác.

Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh

Quảng cáo sản phẩm