Trung Quốc: Được mất trong WTO

23/11/2007 12:00 - 1403 lượt xem

 Như hai mặt của đồng tiền, Trung Quốc thu lợi khánhiều trong 6 năm hội nhập Tổ chức Thương mại thế giới - WTO. Nhưng cũng ngầnấy thời gian cường quốc kinh tế này cũng để tuột không ít cơ hội chính bởinhững luật lệ từ cuộc chơi quốc tế đó.


Người giàu giàu nhanh hơn,trong khi cơ hội dành cho người nghèo lại ngày càng co hẹp, song song với nhữngvăn minh thời thượng là sự bùng phát của vô số loại hình tệ nạn khi cơ chế thịtrường len lỏi trong từng con hẻm.

Được nhiều

Bất chấp những phán xét,nhưng rõ ràng Trung Quốc vẫn thu về rất nhiều lợi ích kinh tế nhờ là thành viênWTO. Hơn 6 năm hội nhập WTO, GDP của Trung Quốc tăng trưởng hơn 9% năm. Nềnkinh tế ốm yếu nay đã nhảy lên đứng vào vị trí thứ 6 tính theo GDP theo tỷ giátrao đổi với USD hiện tại. Kể từ ngày vào WTO, tháng 12/2001, Trung Quốc liêntục dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực thu hút FDI. Riêng năm 2005, FDI mà nướcnày hút về đã lên tới 72,4 tỷ USD. WTO cũng giúp Trung Quốc đẩy mạnh XK, nhấtlà khi WTO đã biến Trung Quốc trở thành miền đất hứa cho các Cty đa quốc gia đổvề đầu tư. Tính hết năm 2006, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã vượt quangưỡng 1 nghìn tỷ USD. Không chỉ có vậy, ảnh hưởng của Trung Quốc, nhất là ảnhhưởng về kinh tế ngày càng lớn mạnh trên trường quốc tế. “Giá cả Trung Quốc” đãtrở thành nỗi kinh hoàng cho bất kỳ chiến lược phát triển của các DN quốc tếnào. Trong những ngày tháng mà giá dầu liên tiếp leo thang, USD thì trượt dốc,người ta bắt đầu cảm thấy rõ bóng ma “mỗi đe dọa từ Trung Quốc”. Không ít cáchọc giả nước ngoài đã dự đoán, hoạt động kinh tế toàn cầu sẽ không chỉ có “thếgiới mua Mỹ” mà đã có thêm phần tiếp “Trung Quốc mua thế giới” để ám chỉ nhữngchiến lược kinh tế của siêu cường kinh tế thế giới này. Sau 6 năm, nền kinh tếTrung Quốc như lột xác, không bị bó hẹp trong giới hạn địa lý. Cùng với Mỹ,Trung Quốc giờ đây cũng tích cực tham gia phân chia thị trường thế giới. Tínhtheo con số thống kê mới dừng ở năm 2005, Trung Quốc lúc đó đã chiếm 12% thươngmại toàn cầu. Mỹ trở thành thị trường XK số 1 của Trung Quốc.

Mất cũng không ít

Nhìn vào bức tranh kinh tếTrung Quốc với những khoảng mầu sáng tối rõ ràng lúc này, người ta thấy già tỉdân nghèo Trung Quốc đang múa trong “vũ điệu với bầy sói”, đang bị các Cty quốctế... “thôn tính”. Điều đó không phải sự phóng đại, đó là mặt trái của đồngtiền, khi những đồng tiền sau bao mưu sinh vất vả cuối cùng lại chảy vào quỹcủa các đại gia quốc tế, thông qua sự khống chế thị trường. Để vào được WTO,Trung Quốc đã phải từ thay đổi không dưới 3.000 quy định, trong đó có vô số quyđịnh bảo vệ quyền lợi người dân lao động, tầng lớp có thu nhập thấp nhưng chiếmphần đông trong tỷ lệ dân số quốc gia. Gỡ bỏ những quy định đó là gỡ bở nhữngtấm áo bảo vệ các DN trong nước, bảo vệ người tiêu dùng. Rõ ràng nông dân vànhững người lao động là những người chịu thiệt thòi nhất. Họ là những nạn nhânđầu tiên của tăng trưởng khi sức mua, mức hưởng thụ của họ thấp đi so với mặtbằng chung của xã hội. Bắc Kinh đang tìm những giải pháp, khuyến khích đầu tưvào vùng sâu vùng xa nhằm xoa dịu những căng thẳng từ tăng trưởng ảo cho ngườidân nông thôn. Nhưng quy luật lợi nhuận vẫn đưa nước chảy về chỗ trũng. Kể từkhi vào WTO tới nay, 40 triệu nông dân Trung Quốc đã mất đất canh tác, và tớinăm 2020 bằng ấy người nữa sẽ cùng cảnh ngộ. Mất đất, mất việc và thu nhậpkhông đồng đều khiến trật tự xã hội trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Bất chấpnhững nỗ lực hòa giải, xung đột lợi ích đã bắt đầu xuất hiện. Một Trung QuốcXHCN lúc này cũng đang bị chia rẽ bởi sự tăng trưởng bất bình đẳng, bi chia rẽbởi sự khác nhau trong nhìn nhận về công bằng giữa những người lao động mộtthời là đồng chí với nhau.

Nhìn Trung Quốc, VN sẽ họcđược gì? Đó là thông điệp của chúng tôi muốn gửi tới tất cả mỗi người, mỗi DNtìm cho mình một con đường đúng đắn nhất.

Nam Phong

 

06/11/2007

Nguồn: dddn.com.vn
Quảng cáo sản phẩm