Việc sử dụng biện pháp chống bán phá giá ở Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi.

27/10/2008 09:17 - 1890 lượt xem

Tóm tắt

•    Kể từ năm 1995, ngày càng có nhiều các quốc gia đang phát triển áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Trong số 4 nước nghiên cứu của tài liệu này (Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), Ấn Độ và Trung Quốc là những quốc gia cho tới gần đây mới áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, trong khi Braxin và Nam Phi đã có khá nhiều kinh nghiệm trong việc áp dụng những biện pháp này. Hiện nay, Ấn Độ cũng là nước sử dụng các biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất đối với các hàng hoá nhập khẩu vào quốc gia này.
•    Bốn quốc gia được nghiên cứu nói trên ít nhắm vào các quốc gia đang phát triển hơn so với các nước phát triển.
•    Việc mở rộng thị trường và giảm mạnh các hàng rào thuế quan trong thập niên 90 là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng cường áp dụng các biện pháp chống bán phá giá của 4 quốc gia nghiên cứu. Ngoài ra, đối với Trung Quốc và Ấn Độ, nhập khẩu tăng mạnh cũng dẫn đến nhu cầu áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
•    Đặc biệt, ở Ấn Độ và Nam Phi, chính các nhà sản xuất được bảo hộ độc quyền trước khi dành độc lập đã đứng ra đệ đơn kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá sau khi dành độc lập. Ở Ấn Độ, các đơn kiện chống bán phá giá thường được nộp bởi một nhà sản xuất trong nước có thị phần lớn hơn 90%.
•    Trả đũa thương mại cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng cường áp dụng các biện pháp chống bán phá giá ở các quốc gia nói trên khi các nước này, đặc biệt là Trung Quốc thường xuyên bị điều tra bán phá giá.
•    Liên minh châu Âu (EU) là đối tượng bị kiện điều tra bán phá giá nhiều thứ hai sau Trung Quốc. Hiện nay, các nước đang phát triển trên thế giới ngày càng gia tăng nhập khẩu từ EU, do vậy họ cũng tăng cường áp dụng công cụ chống bán phá giá đối với hàng hoá từ nhóm nước này, gây nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu hàng hoá của EU.
•    Trong khuôn khổ vòng đàm phán Doha, nhóm nước thường xuyên là đối tượng bị điều tra chống bán phá giá hơn là sử dụng công cụ này như Braxin và Trung Quốc đều ủng hộ những quy định chặt chẽ, nghiêm khắc hơn về vấn đề này.
•    Việc các nước công nghiệp tiếp tục sử dụng công cụ chống bán phá giá sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình đàm phán về các biện pháp đối xử ưu đãi đặc biệt.  

Với những cơ sở như trên, Ủy ban đề xuất:

•    Việc sử dụng biện pháp chống bán phá giá của các quốc gia mới bắt đầu áp dụng cần được theo dõi quản lý chặt chẽ.
•    Những quy định nghiêm khắc hơn về vấn đề này cần được đàm phán càng sớm càng tốt trước khi những nước thường xuyên là đối tượng của điều tra chống bán giá quay sang áp dụng công cụ này.
•    Cần có những điều chỉnh trong quy định về đối xử ưu đãi đặc biệt đối với các nước đang phát triển trong điều 15 của Hiệp định chống bán phá giá để thắt chặt việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với các nước đang phát triển, thay vì tạo điều kiện để các nước đang phát triển áp dụng các biện pháp này chống lại các quốc gia khác.  Trong khi chờ đợi những điều chỉnh này, Liên minh châu Âu nên cố gắng hạn chế đến mức tối đa việc áp dụng điều tra chống bán phá giá đối với các nước đang phát triển.
Quảng cáo sản phẩm