Vụ kiện số DS269

03/07/2007 12:00 - 6665 lượt xem

Cộng đồng Châu Âu — Phân loại thuế với sản phẩm Gà rút xương cắt miếng đông lạnh

 

Tiêu đề:

EC – Thịt gà cắt miếng

Nguyên đơn:

Braxin

Bị đơn:

EC

Các bên thứ ba:

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan

Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn)

GATT 1994: Điều XXVIII, II, II:1, XXIII, XXIII:1

Ngày nhận được yêu cầu tham vấn:

11 tháng 10 năm 2002

Ngày lưu hành Báo cáo của Ban Hội thẩm:

30 tháng 05 năm 2005

Ngày lưu hành Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm:

12 tháng 09 năm 2005

Điều 21.3(c) Ngày phát hành Báo cáo của Trọng tài: 

20 tháng 02 năm 2006

Bản tóm tắt cập nhật về vụ kiện

Bản tóm tắt được cập nhật ngày 24 tháng 02 năm 2010.

Các báo cáo được thông qua của Cơ quan Phúc thẩm và Ban Hội thẩm

Do Brazil (WT/DS269) và Thái Lan (WT/DS286) khởi kiện.

Ngày 11 tháng 10 năm 2002, Brazil đã yêu cầu tham vấn với Cộng đồng châu Âu liên quan đến Quy định số 1223/2002 của Hội đồng EC (“quy định số 1223/2002”), ngày 8 tháng 07 năm 2002, mô tả sản phẩm thịt gà rút xương cắt miệng đông lạnh theo nhóm sản phẩm kết hợp mã CN 0207.14.10. Theo Brazil, mô tả này có đưa muối – thành phần không có - vào sản phẩm, và trong lộ trình cắt giảm thuế của Cộng đồng Châu Âu theo GATT 1994, sản phẩm nhập khẩu này chịu mức thuế cao hơn mức thuế của sản phẩm thịt muối (mã CN 0210).

Brazil lập luận rằng quy định số 1223/2002 tự động buộc các sản phẩm trước đó được nhập khẩu theo mã CN 0210.99.39 với mức thuế theo đơn giá  là 15,4% phải phân loại lại theo mã CN 0207.14.10 và chịu mức thuế cao hơn là 102,4 €/100kg/khối lượng tịnh. Mức thuế 102,4 €/100kg/khối lượng tịnh này vượt quá mức thuế áp dụng với thịt muối (mã CN 0210) trong lộ trình cắt giảm thuế của Cộng đồng châu Âu theo GATT 1994.

Brazil cho rằng hành động đó thể hiện sự đối xử thiếu thiện chí đối với thương mại của Brazil, không như lộ trình cắt giảm thuế của Cộng đồng Châu Âu và vi phạm cam kết của Cộng đồng châu Âu theo các Điều II và XXVIII của GATT 1994. Ngoài ra, Brazil khiếu nại rằng biện pháp này của Cộng đồng châu Âu làm tổn hại, theo định nghĩa của Điều XXIII:1, đến lợi nhuận Brazil có thể thu được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp theo quy định của GATT 1994.

Ngày 25 tháng 10 năm 2002, Mỹ đã yêu cầu cùng tham gia tham vấn.

Ngày 25 tháng 03 năm 2003, Thái Lan đã yêu cầu tham vấn với Cộng đồng châu Âu cũng về vấn đề này. Theo Thái Lan, biện pháp được áp dụng không nhất quán với những nghĩa vụ của Cộng đồng châu Âu quy định trong các Điều II:1(a) và II:1(b) của GATT 1994 và Bản cam kết nhượng bộ mở cửa thị trường. Ngày 3 và 10 tháng 04 năm 2003, Brazil và Mỹ đã lần lượt yêu cầu tham gia tham vấn. Cộng đồng châu Âu thông báo với Cơ quan Giải quyết Tranh chấp về việc chấp nhận yêu cầu tham vấn của Brazil.

Ngày 19 tháng 09 năm 2003, Brazil yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 2 tháng 10 năm 2003, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp trì hoãn việc thành lập một ban hội thẩm. Sau yêu cầu lần thứ hai của Brazil, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp đã thành lập ban hội thẩm tại cuộc họp ngày 7 tháng 11 năm 2003. Chile, Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ vẫn giữ các quyền bên thứ ba.

Ngày 27 tháng 10 năm 2003, Thái Lan yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 7 tháng 11 năm 2003, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp trì hoãn việc thành lập ban hội thẩm. Ngày 21 tháng 11 năm 2003, sau lần yêu cầu thứ hai của Thái Lan, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp đã thiết lập một ban hội thẩm 1 thành viên, theo thỏa thuận giữa các bên và phù hợp với Điều 9.1 của Quy tắc Giải quyết tranh chấp. Các thành viên bảo lưu các quyền thứ ba trong Ban hội thẩm được thiết lập theo yêu cầu của Brazil cũng được coi như là các bên thứ ba trong ban hội thẩm 1 thành viên này. Thêm vào đó, Brazil, Columbia và Chile cũng bảo lưu các quyền của bên thứ ba trong ban hội thẩm 1 thành viên.

Ngày 17 tháng 06 năm 2004, Brazil và Thái Lan đã yêu cầu Tổng giám đốc WTO thành lập Ban hội thẩm. Ngày 28 tháng 06 năm 2004, Tổng giám đốc WTO đã thành lập Ban hội thẩm. Ngày 14 tháng 07 năm 2004, Chile thông báo với Ban hội thẩm về việc nước này không muốn tham gia với tư cách là một bên thứ ba trong những buổi họp này. Ngày 14 tháng 09 năm 2004, Colombia cũng thông báo với Ban hội thẩm về việc nước này không muốn tham gia với tư cách là một bên thứ ba trong những buổi họp này.

Ngày 19 tháng 11 năm 2004, Chủ tịch của Ban hội thẩm thông báo về việc có thể sẽ không thể hoàn thành công việc trong vòng 6 tháng vì tính phức tạp của vụ kiện này và tính nhạy cảm của các vấn đề luật pháp và chứng cứ và Ban hội thẩm hy vọng Brazil sẽ hoàn thành công việc trước tháng 03 năm 2005.

Ngày 30 tháng 05 năm 2005, báo cáo của Ban hội thẩm được gửi tới các thành viên. Ban hội thẩm nhận thấy rằng biện pháp được sử dụng trong vụ kiện này không nhất quán với các nghĩa vụ của Cộng đồng châu Âu quy định tại các Điều II:1(a) và II:1(b) của GATT 1994, vì các sản phẩm thuộc diện điều tra thuộc phạm vi cam kết nhượng bộ mở cửa thị trường đề cập trong đề mục 02.10 trong khi biện pháp áp dụng trong vụ kiện dẫn đến việc áp thuế hải quan lên sản phẩm thuộc diện điều tra vượt quá các mức thuế trong cam kết nhượng bộ mở cửa thị trường đề cập ở đề mục 02.10, bằng cách phân loại sản phẩm thuộc diện điều tra theo cam kết nhượng bộ đề mục 02.07.

Ngày 13 tháng 06 năm 2005, Cộng đồng châu Âu thông báo quyết định kháng án lên Cơ quan Phúc thẩm về các vấn đề cụ thể liên quan đến pháp luật và những diễn giải luật cụ thể của Ban hội thẩm trong những báo cáo của Ban. Ngày 27 tháng 06 năm 2005, Brazil thông báo quyết định kháng án lên Cơ quan Phúc thẩm về các vấn đề cụ thể liên quan pháp luật và cách diễn giải luật cụ thể của Ban hội thẩm trong những báo cáo của Ban. Ngày 11 tháng 08 năm 2005, Chủ tịch Cơ quan Phúc thẩm thông báo với Cơ quan Giải quyết Tranh chấp rằng, do thời gian yêu cầu hoàn thành và biên dịch Báo cáo, Cơ quan Phúc thẩm không thể ban hành Báo cáo vào ngày 12 tháng 08 năm 2005, và ước tính rằng Bản báo cáo Kháng án sẽ được chuyển đến các Thành viên của WTO không muộn hơn ngày 12 tháng 09 năm 2005.

Ngày 12 tháng 09 năm 2005, Cơ quan Phúc thẩm gửi Báo cáo cho các Thành viên. Về cơ bản, Cơ quan Phúc thẩm tán thành các kết luận mang tính thủ tục và quan trọng của Ban hội thẩm, theo đó mặc dù căn cứ vào những lập luận khác, Cơ quan Phúc thẩm vẫn coi những biện pháp của Cộng đồng châu Âu là không nhất quán với WTO. Tuy nhiên, Cơ quan Phúc thẩm không đồng ý với kết luận của Ban hội thẩm rằng hành động của Cộng đồng châu Âu, giữa năm 1996 và năm 2002, khi xếp sản phẩm thuộc diện điều tra vào danh mục sản phẩm thịt muối là “hành động hệ quả khi áp dụng thoả thuận giữa các bên liên quan đến cách diễn giải” tại Điều 31(3)(b) của Công ước Viên (Vienna Convention) về Luật áp dụng trong các Hiệp ước.

Tại cuộc họp ngày 27 tháng 09 năm 2005, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp chấp nhận Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Báo cáo của Ban hội thẩm đã sửa đổi theo báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm.

Tình trạng thực thi của các Bản báo cáo được thông qua

Tại cuộc họp của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp vào ngày 18 tháng 10 năm 2005, Cộng đồng châu Âu thông báo kế hoạch thực thi các đề xuất và quy định của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp trong vụ kiện này và cần một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện việc đó.

Ngày 22 tháng 11 năm 2005, Brazil đề nghị khoảng thời gian hợp lý cần được xác định thông qua phán quyết có tính chất ràng buộc theo Điều 21.3(c) của Cơ quan giải quyết tranh chấp. Ngày 9 tháng 12 năm 2005, Thái Lan đề nghị khoảng thời gian hợp lý cần được xác định thông qua phán quyết có tính chất ràng buộc theo điều khoản 21.3(c) của Cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo bức thư chung ngày 9 tháng 12 năm 2005 do Brazil và Cộng đồng châu Âu gửi, và bức thư chung ngày 13 tháng 12 năm 2005 do Cộng đồng châu Âu và Thái Lan gửi, ông James Bacchus được chỉ định làm trọng tài.  Ngày 14 tháng 12 năm 2005, ông Bacchus gửi thông báo chấp nhận cho Brazil, Cộng đồng châu Âu và Thái Lan và đề xuất tiến hành đồng thời cả hai vụ kiện.

Ngày 20 tháng 02 năm 2006, trọng tài quyết định khoảng thời gian hợp lý cho việc thi hành là 9 tháng, theo đó việc thực hiện các đề xuất và quy định của Cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ hết hạn vào ngày 27 tháng 06 năm 2006.

Ngày 19 tháng 6 năm 2006, tại cuộc họp của Cơ quan giải quyết tranh chấp, Cộng đồng Châu Âu thông báo đang trong quá trình thông qua quyết định, theo đó mọi đề xuất và quy định của Cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ được tuân thủ đầy đủ. Cộng đồng Châu Âu sẽ trình báo cáo chi tiết ngay khi quyết định được thông qua và có hiệu lực. Ngày 19 tháng 7 năm 2006, tại cuộc họp của Cơ quan giải quyết tranh chấp, Cộng đồng Châu Âu thông báo đã thực thi đầy đủ mọi đề xuất và quy định bằng việc thông qua Quyết định của Cộng đồng Châu Âu (EC) số 949/2006 ngày 27 tháng 6 năm 2006 và thực thi Quyết định này cùng ngày. Tuy nhiên, Brazil và Thái Lan vẫn xem xét phạm vi và tác động của Quyết định sửa đổi và thông báo sẽ theo dõi sát sao quá trình thực thi của Cộng đồng Châu Âu. Ngày 14 tháng 7 năm 2006, Thái Lan và Cộng đồng Châu Âu thông báo với Cơ quan giải quyết tranh chấp về việc ký kết Biên bản thoả thuận liên quan đến quy trình, thủ tục theo quy định tại Điều 21, 22 của Quy tắc Giải quyết tranh chấp. Ngày 26 tháng 7 năm 2006, Brazil và Cộng đồng Châu Âu thông báo với Cơ quan giải quyết tranh chấp về việc ký kết Biên bản thoả thuận liên quan đến quy trình, thủ tục theo quy định tại Điều 21, 22 của Quy tắc Giải quyết tranh chấp.

Nguồn: wto.org

Ngày nhận được yêu cầu tham vấn: 11 tháng 10 năm 2002

Ngày lưu hành Báo cáo của Ban Hội thẩm: 30 tháng 05 năm 2005

Ngày lưu hành Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm: 12 tháng 09 năm 2005

Ngày báo cáo phân xử Điều 21.3(c) được ban hành: 20 tháng 02 năm 2006

Bản tóm tắt cập nhật về vụ kiện

Bản tóm tắt được cập nhật ngày 5 tháng 01 năm 2007.

Các báo cáo được thông qua của Cơ quan Phúc thẩm và Ban Hội thẩm

Do Brazil (WT/DS269) và Thái Lan (WT/DS286) khởi kiện.

Ngày 11 tháng 10 năm 2002, Brazil đã yêu cầu tham vấn với Cộng đồng châu Âu liên quan đến Quy định số 1223/2002 của Hội đồng EC (“quy định số 1223/2002”), ngày 8 tháng 07 năm 2002, mô tả sản phẩm thịt gà rút xương cắt miệng đông lạnh theo nhóm sản phẩm kết hợp mã CN 0207.14.10. Theo Brazil, mô tả này có đưa muối – thành phần không có - vào sản phẩm, và trong lộ trình cắt giảm thuế của Cộng đồng Châu Âu theo GATT 1994, sản phẩm nhập khẩu này chịu mức thuế cao hơn mức thuế của sản phẩm thịt muối (mã CN 0210).

Brazil lập luận rằng quy định số 1223/2002 tự động buộc các sản phẩm trước đó được nhập khẩu theo mã CN 0210.99.39 với mức thuế theo đơn giá  là 15,4% phải phân loại lại theo mã CN 0207.14.10 và chịu mức thuế cao hơn là 102,4 €/100kg/khối lượng tịnh. Mức thuế 102,4 €/100kg/khối lượng tịnh này vượt quá mức thuế áp dụng với thịt muối (mã CN 0210) trong lộ trình cắt giảm thuế của Cộng đồng châu Âu theo GATT 1994.

Brazil cho rằng hành động đó thể hiện sự đối xử thiếu thiện chí đối với thương mại của Brazil, không như lộ trình cắt giảm thuế của Cộng đồng Châu Âu và vi phạm cam kết của Cộng đồng châu Âu theo các Điều II và XXVIII của GATT 1994. Ngoài ra, Brazil khiếu nại rằng biện pháp này của Cộng đồng châu Âu làm tổn hại, theo định nghĩa của Điều XXIII:1, đến lợi nhuận Brazil có thể thu được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp theo quy định của GATT 1994.

Ngày 25 tháng 10 năm 2002, Mỹ đã yêu cầu cùng tham gia tham vấn.

Ngày 25 tháng 03 năm 2003, Thái Lan đã yêu cầu tham vấn với Cộng đồng châu Âu cũng về vấn đề này. Theo Thái Lan, biện pháp được áp dụng không nhất quán với những nghĩa vụ của Cộng đồng châu Âu quy định trong các Điều II:1(a) và II:1(b) của GATT 1994 và Bản cam kết nhượng bộ mở cửa thị trường. Ngày 3 và 10 tháng 04 năm 2003, Brazil và Mỹ đã lần lượt yêu cầu tham gia tham vấn. Cộng đồng châu Âu thông báo với Cơ quan Giải quyết Tranh chấp về việc chấp nhận yêu cầu tham vấn của Brazil.

Ngày 19 tháng 09 năm 2003, Brazil yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 2 tháng 10 năm 2003, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp trì hoãn việc thành lập một ban hội thẩm. Sau yêu cầu lần thứ hai của Brazil, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp đã thành lập ban hội thẩm tại cuộc họp ngày 7 tháng 11 năm 2003. Chile, Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ vẫn giữ các quyền bên thứ ba.

Ngày 27 tháng 10 năm 2003, Thái Lan yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 7 tháng 11 năm 2003, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp trì hoãn việc thành lập ban hội thẩm. Ngày 21 tháng 11 năm 2003, sau lần yêu cầu thứ hai của Thái Lan, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp đã thiết lập một ban hội thẩm 1 thành viên, theo thỏa thuận giữa các bên và phù hợp với Điều 9.1 của Quy tắc Giải quyết tranh chấp. Các thành viên bảo lưu các quyền thứ ba trong Ban hội thẩm được thiết lập theo yêu cầu của Brazil cũng được coi như là các bên thứ ba trong ban hội thẩm 1 thành viên này. Thêm vào đó, Brazil, Columbia và Chile cũng bảo lưu các quyền của bên thứ ba trong ban hội thẩm 1 thành viên.

Ngày 17 tháng 06 năm 2004, Brazil và Thái Lan đã yêu cầu Tổng giám đốc WTO thành lập Ban hội thẩm. Ngày 28 tháng 06 năm 2004, Tổng giám đốc WTO đã thành lập Ban hội thẩm. Ngày 14 tháng 07 năm 2004, Chile thông báo với Ban hội thẩm về việc nước này không muốn tham gia với tư cách là một bên thứ ba trong những buổi họp này. Ngày 14 tháng 09 năm 2004, Colombia cũng thông báo với Ban hội thẩm về việc nước này không muốn tham gia với tư cách là một bên thứ ba trong những buổi họp này.

Ngày 19 tháng 11 năm 2004, Chủ tịch của Ban hội thẩm thông báo về việc có thể sẽ không thể hoàn thành công việc trong vòng 6 tháng vì tính phức tạp của vụ kiện này và tính nhạy cảm của các vấn đề luật pháp và chứng cứ và Ban hội thẩm hy vọng Brazil sẽ hoàn thành công việc trước tháng 03 năm 2005.

Ngày 30 tháng 05 năm 2005, báo cáo của Ban hội thẩm được gửi tới các thành viên. Ban hội thẩm nhận thấy rằng biện pháp được sử dụng trong vụ kiện này không nhất quán với các nghĩa vụ của Cộng đồng châu Âu quy định tại các Điều II:1(a) và II:1(b) của GATT 1994, vì các sản phẩm thuộc diện điều tra thuộc phạm vi cam kết nhượng bộ mở cửa thị trường đề cập trong đề mục 02.10 trong khi biện pháp áp dụng trong vụ kiện dẫn đến việc áp thuế hải quan lên sản phẩm thuộc diện điều tra vượt quá các mức thuế trong cam kết nhượng bộ mở cửa thị trường đề cập ở đề mục 02.10, bằng cách phân loại sản phẩm thuộc diện điều tra theo cam kết nhượng bộ đề mục 02.07.

Ngày 13 tháng 06 năm 2005, Cộng đồng châu Âu thông báo quyết định kháng án lên Cơ quan Phúc thẩm về các vấn đề cụ thể liên quan đến pháp luật và những diễn giải luật cụ thể của Ban hội thẩm trong những báo cáo của Ban. Ngày 27 tháng 06 năm 2005, Brazil thông báo quyết định kháng án lên Cơ quan Phúc thẩm về các vấn đề cụ thể liên quan pháp luật và cách diễn giải luật cụ thể của Ban hội thẩm trong những báo cáo của Ban. Ngày 11 tháng 08 năm 2005, Chủ tịch Cơ quan Phúc thẩm thông báo với Cơ quan Giải quyết Tranh chấp rằng, do thời gian yêu cầu hoàn thành và biên dịch Báo cáo, Cơ quan Phúc thẩm không thể ban hành Báo cáo vào ngày 12 tháng 08 năm 2005, và ước tính rằng Bản báo cáo Kháng án sẽ được chuyển đến các Thành viên của WTO không muộn hơn ngày 12 tháng 09 năm 2005.

Ngày 12 tháng 09 năm 2005, Cơ quan Phúc thẩm gửi Báo cáo cho các Thành viên. Về cơ bản, Cơ quan Phúc thẩm tán thành các kết luận mang tính thủ tục và quan trọng của Ban hội thẩm, theo đó mặc dù căn cứ vào những lập luận khác, Cơ quan Phúc thẩm vẫn coi những biện pháp của Cộng đồng châu Âu là không nhất quán với WTO. Tuy nhiên, Cơ quan Phúc thẩm không đồng ý với kết luận của Ban hội thẩm rằng hành động của Cộng đồng châu Âu, giữa năm 1996 và năm 2002, khi xếp sản phẩm thuộc diện điều tra vào danh mục sản phẩm thịt muối là “hành động hệ quả khi áp dụng thoả thuận giữa các bên liên quan đến cách diễn giải” tại Điều 31(3)(b) của Công ước Viên (Vienna Convention) về Luật áp dụng trong các Hiệp ước.

Tại cuộc họp ngày 27 tháng 09 năm 2005, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp chấp nhận Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Báo cáo của Ban hội thẩm đã sửa đổi theo báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm.

Tình trạng thực thi của các Bản báo cáo được thông qua

Tại cuộc họp của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp vào ngày 18 tháng 10 năm 2005, Cộng đồng châu Âu thông báo kế hoạch thực thi các đề xuất và quy định của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp trong vụ kiện này và cần một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện việc đó.

Ngày 22 tháng 11 năm 2005, Brazil đề nghị khoảng thời gian hợp lý cần được xác định thông qua phán quyết có tính chất ràng buộc theo Điều 21.3(c) của Cơ quan giải quyết tranh chấp. Ngày 9 tháng 12 năm 2005, Thái Lan đề nghị khoảng thời gian hợp lý cần được xác định thông qua phán quyết có tính chất ràng buộc theo điều khoản 21.3(c) của Cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo bức thư chung ngày 9 tháng 12 năm 2005 do Brazil và Cộng đồng châu Âu gửi, và bức thư chung ngày 13 tháng 12 năm 2005 do Cộng đồng châu Âu và Thái Lan gửi, ông James Bacchus được chỉ định làm trọng tài.  Ngày 14 tháng 12 năm 2005, ông Bacchus gửi thông báo chấp nhận cho Brazil, Cộng đồng châu Âu và Thái Lan và đề xuất tiến hành đồng thời cả hai vụ kiện.

Ngày 20 tháng 02 năm 2006, trọng tài quyết định khoảng thời gian hợp lý cho việc thi hành là 9 tháng, theo đó việc thực hiện các đề xuất và quy định của Cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ hết hạn vào ngày 27 tháng 06 năm 2006.

Ngày 19 tháng 6 năm 2006, tại cuộc họp của Cơ quan giải quyết tranh chấp, Cộng đồng Châu Âu thông báo đang trong quá trình thông qua quyết định, theo đó mọi đề xuất và quy định của Cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ được tuân thủ đầy đủ. Cộng đồng Châu Âu sẽ trình báo cáo chi tiết ngay khi quyết định được thông qua và có hiệu lực. Ngày 19 tháng 7 năm 2006, tại cuộc họp của Cơ quan giải quyết tranh chấp, Cộng đồng Châu Âu thông báo đã thực thi đầy đủ mọi đề xuất và quy định bằng việc thông qua Quyết định của Cộng đồng Châu Âu (EC) số 949/2006 ngày 27 tháng 6 năm 2006 và thực thi Quyết định này cùng ngày. Tuy nhiên, Brazil và Thái Lan vẫn xem xét phạm vi và tác động của Quyết định sửa đổi và thông báo sẽ theo dõi sát sao quá trình thực thi của Cộng đồng Châu Âu. Ngày 14 tháng 7 năm 2006, Thái Lan và Cộng đồng Châu Âu thông báo với Cơ quan giải quyết tranh chấp về việc ký kết Biên bản thoả thuận liên quan đến quy trình, thủ tục theo quy định tại Điều 21, 22 của Quy tắc Giải quyết tranh chấp. Ngày 26 tháng 7 năm 2006, Brazil và Cộng đồng Châu Âu thông báo với Cơ quan giải quyết tranh chấp về việc ký kết Biên bản thoả thuận liên quan đến quy trình, thủ tục theo quy định tại Điều 21, 22 của Quy tắc Giải quyết tranh chấp.

Nguồn: wto.org

Quảng cáo sản phẩm