WTO Cảnh báo rào cản thương mại

09/07/2009 12:00 - 1286 lượt xem

Theo báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới công bố ngày 02 tháng 07, các quốc gia trên thế giới đang liên tục áp đặt các rào cản thương mại bất chấp những cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh G20 cũng như các diễn đàn chống bảo hộ thương mại.

Trong ba tháng vừa qua, WTO đã tổng kết có tới 83 biện pháp thắt chặt thương mại được áp dụng tại 24 quốc gia và con số này gấp hơn hai lần số lượng các biện pháp tự do hóa thương mại mà EU áp dụng trong cùng kỳ năm ngoài. Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh về sự lạm dụng thái quá các biện pháp này sẽ làm cho tình hình thêm tồi tệ.Con số 83 biện pháp thắt chặt thương mại trên không bao gồm những biện pháp hiện đang áp dụng tại 39 quốc gia nhằm ngăn chặn làn sóng dịch cúm từ thịt lợn nhập khẩu.

WTO đã đưa ra lời cảnh báo về sự gia tăng các cuộc điều tra chống bán phá giá mới nếu khủng hoảng kinh tế tiếp tục kéo dài. Báo cáo cũng làm giảm dự báo cho thương mại thế giới, dự báo hiện tại cho rằng khối lượng hàng hóa và dịch vụ sẽ được ký kết là 10% trong năm nay so với con số 9% như mong đợi trong thời kỳ trước.

Báo cáo kết luận: “Trong ba tháng gần đây, càng hướng tới giảm giá, càng nhiều những chính sách thắt chặt, bóp méo thương mại được áp dụng”

Báo cáo như một phong vũ biểu rõ ràng nhất cho sự gia tăng áp lực bảo hộ khi các quốc gia đang cố gắng bảo vệ cho ngành sản xuất nội địa từ những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu. Điều này cũng khẳng định cách thức đa số các quốc gia có thể áp đặt rào cản thương mại mà không vi phạm các quy định của WTO, cụ thể như khởi xướng các cuộc điều tra chống bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu và tăng thuế trong giới hạn pháp lý.

Báo cáo dường như bị đình lại bởi những đề xuất từ vòng đàm phán Doha nhằm khởi động lại đàm phán về một hiệp ước mở rộng có thể áp dụng với nhiều trong những trường hợp ngoại lệ.Vấn đề trọng tâm trong Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tháng tư vừa qua tại London, các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết chống lại bảo hộ và hỗ trợ thương mại, nhằm khôi phục kinh tế và tránh những sai lầm của những năm 1930. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại vẫn liên tục hiện diện kể từ đó, cụ thể là quyết định tuần vừa qua của Hoa kỳ và EU cùng hành động chống lại sự đầu cơ tích trữ tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc.

Các luật sư kinh tế cho biết họ sẽ là cầu nối cho làn sóng khiếu nại chống bán phá giá trong những tháng tới khi các công ty chịu khủng hoảng nặng nề đưa ra hành động chống lại các đối thủ cạnh tranh nước ngoài mà họ có thể bỏ qua trong lần tốt hơn. Các cuộc khởi xướng điều tra chống bán phá giá năm ngoái đã tăng 28% so với năm 2007.

WTO cho rằng hầu hết hàng hóa đều chịu ảnh hưởng, từ nông sản (đặc biệt là sữa), sắt thép, ô tô, nhựa và hóa chất đến hàng dệt may.

Báo cáo nhấn mạnh tới các chương trình “lĩnh vực đặc trưng” của các quốc gia nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất ô tô, nhà sản xuất bột giấy và giấy và các nhà sản xuất khác. Tổng cộng đã có 19 quốc gia báo cáo dịch chuyển hỗ trợ tới các tổ chức tài chính.

Joshua Chaffin

02/07/2009

Truth About Trade & Technology

Financial Times (London)

Nguồn: www.truthabouttrade.org

 
Quảng cáo sản phẩm