Xóa bỏ các biện pháp khắc phục thương mại trong WTO: Bài học từ các Hiệp định thương mại khu vực (RTA)

20/10/2013 12:00 - 3973 lượt xem

Tác giả: Tania Voon

Giới thiệu

Vấn đề khúc mắc hiện nay ở vòng đàm phán đa phương Doha của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thể hiện qua sự gia tăng của các hiệp định thương mại song phương và đa phương chấp thuận các đối xử ưu đãi với từng đối tác thương mại riêng rẽ (thường được hiểu là hiệp định ưu đãi, khu vực hay hiệp định thương mại tự do (RTA)), cũng như việc duy trì áp dụng những biện pháp gọi là “khắc phục thương mại” (chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ, với mục tiêu danh nghĩa là nhằm chống lại gian lận thương mại hay sự gia tăng ồ ạt hàng hóa nhập khẩu) như là một công cụ để bảo hộ nền công nghiệp nội địa. Tất cả những sự gia tăng này, đe dọa làm suy yếu những mục tiêu cơ bản của WTO, bao gồm nâng cao phúc lợi toàn cầu thông qua tự do hóa thương mại, trong khi xem xét tới những nhu cầu và mục tiêu cụ thể của từng thành viên WTO. Bài viết phản ánh thông qua sự gia tăng của các hiệp định thương mại tự do khu vực và khắc phục thương mại nhằm đưa ra bài học có lợi cho tất cả các thành viên WTO. Đặc biệt, bài viết cũng nghiên cứu Hiệp định thương mại khu vực như là một kiểu mẫu tích cực nhằm giảm thiểu và xóa bỏ việc sử dụng của các biện pháp khắc phục thương mại giữa các thành viên WTO, đưa ra một tình huống cụ thể của tiềm năng nhằm tối ưu hóa chủ nghĩa khu vực”.

Giảm phụ thuộc vào khắc phục thương mại có thể thu hẹp tình trạng bóp méo thương mại và tạo ra cạnh tranh thương mại bình đẳng hơn giữa các nhà sản xuất trên toàn cầu, giúp WTO tiến gần hơn đến nền tảng lý thuyết của nó (khuyến khích các thành viên tập trung vào các lĩnh vực mà họ có lợi thế so sánh), và vì vậy, gần hơn với mục tiêu phúc lợi xã hội. Mục tiêu này càng quan trọng hơn trong điều kiện tài chính toàn cầu, khi các thành viên WTO trên toàn thế giới có vẻ như nỗ lực đặc biệt nhằm sử dụng khắc phục thương mại để bảo vệ thị trường nội địa. Việc sử dụng liên tục và rộng khắp các biện pháp khắc phục thương mại của các thành viên WTO đã dẫn tới kết luận là “khắc phục thương mại có vẻ như sẽ là công cụ lâu dài trong hiệp định thương mại quốc tế”. Có thể thấy rõ ràng là một loạt các quốc đang phát triển và phát triển (bên cạnh các nhóm nước truyền thống) hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào khắc phục thương mại, khiến cho việc cải cách toàn bộ trong thời gian tới là khó có thể thực hiện được.

Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn lại sự tiến bộ ý nghĩa và ổn định đối với mục tiêu dài hạn nhằm giảm áp dụng các biện pháp khắc phục thương mại giữa các thành viên WTO, nhằm nối liền khoảng cách giữa cơ cấu kinh tế và thực tế chính trị liên quan tới khắc phục thương mại trong WTO. Có thể bây giờ vẫn là hơi sớm để hứa về một sự xóa bỏ toàn bộ của các biện pháp chống bán phá giá hay bất kỳ một hình thức nào của khắc phục thương mại trong WTO, nhưng tôi không nghĩ là là đã quá muộn.

Phần II của nghiên cứu này mô tả chi tiết các căng thẳng tồn tại giữa các quy định của WTO với các mục tiêu và mặt khác, giữa RTA với khắc phục thương mại, tập trung vào các vấn đề lý thuyết và thực tế do khắc phục thương mại tạo ra cho hệ thống thương mại đa phương. Để thực hiện, bài viết giới thiệu các ngoại lệ của khắc phục thương mại trong GATT 1994 của WTO, Hiệp định thực thi Điều VI của GATT 1994 ( Hiệp định chống bán phá giá), Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM) và Hiệp định về tự vệ (Hiệp định tự vệ). Nghiên cứu này cũng khái quát những thay đổi có thể thực hiện để cải thiện hệ thống hiện tại về lâu dài.

Phần III xem xét hơn 150 Hiệp định RTAs để xác định xem liệu những quy định chặt chẽ hay xóa bỏ khắc phục thương mại giữa các đối tác RTAs, mối quan hệ tương ứng cho thực thi thương mại quốc tế, và điều kiện thuận lợi cho kết quả này. Phần IV xem xét liệu Điều 41(1) của Công ước Viên về Luật Điều ước , Điều XXIV của GATT 1994 hay các điều khoản WTO cho phép hoặc yêu cầu xóa bỏ khắc phục thương mại trong RTAs, hay ngược lại liệu những điều trên có là cản trở cho việc tiếp cận và vì thế loại bỏ việc sử dụng RTAs như là một biện pháp nhằm giảm việc sử dụng của khắc phục thương mại giữa các thành viên WTO nói chung.

Bài viết kết luận rằng chỉ một số ít các RTAs đưa các mô hình thực tế cho cắt giảm tối ưu hay xóa bỏ khắc phục thương mại giữa các thành viên WTO. Cuối cùng, các thành viên WTO có thể thay vì phản ứng lại phá giá với pháp luật cạnh tranh, và trợ cấp không hợp pháp với giải quyết các tranh chấp WTO, và nhập khẩu ồ ạt với tự vệ theo cơ chế tự vệ mới sửa đổi. Về ngắn hạn, các quy định WTO không ngăn cản các đối tác RTA xóa bỏ khắc phục thương mại giữa họ.

Quảng cáo sản phẩm