Xuất khẩu cà phê: Nhiều khó khăn trong niên vụ mới

04/11/2008 12:00 - 1592 lượt xem

Việt Namvừa kết thúc thắng lợi niên vụ cà phê 2007- 2008 với kim ngạch xuất khẩu lầnđầu tiên vượt ngưỡng 2 tỷ USD. Tuy nhiên bước vào niên vụ mới 2008/2009, xuấtkhẩu cà phê của Việt Namsẽ đối mặt với nhiều khó khăn.

Ngày 31/10, tại TP.HCM, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam(Vicofa) đã tổ chức hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2007/2008 và bàn phươnghướng công tác niên vụ cà phê 2008/2009. Đây là niên vụ thứ 3 liên tiếp ngànhcà phê Việt Namthu được nhiều thành tích, kim ngạch xuất khẩu cao và là vụ đầu tiên có kimngạch xuất khẩu đạt 2,087 tỷ USD. Điều đáng chú ý là trong niên vụ này cácdoanh nghiệp đã phối hợp với nhau khá tốt, bán rải đều cà phê trong suốt niênvụ nên không để xảy ra tình trạng đầu vụ bán và giao hàng ồ ạt gây tác động xấutới thị trường, tránh tình trạng bị khách hàng ép giá.

So với niên vụ trước, sản lượng cà phê xuất khẩu niên vụ2007/2008 giảm 6,5% (đạt 1,077 triệu tấn) nhưng do giá xuất khẩu tăng cao (bìnhquân cả niên vụ đạt 1.937 USD/T, tăng 474 USD/T so với niên vụ trước) nên kimngạch xuất khẩu tăng hơn 500 triệu USD so với niên vụ 2006/2007.

Thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Hiện cà phê nhâncủa Việt Namđã xuất khẩu qua 75 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cà phê hòa tan cũng đã xuất khẩusang 25 thị trường trên thế giới, trong đó nhiều nhất là các thị trường Canada,Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Úc, Hàn Quốc.

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao cho biết:10 thị trường xuất khẩu cà phê nhân lớn nhất của Việt Nam là Đức, Mỹ, Tây BanNha, Ý, Bỉ, Ba Lan, Hàn Quốc, Pháp, Anh và Nhật Bản. Mười thị trường này tiêuthụ 73,4% tổng sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Đáng chú ý là thịtrường Nga. 7 năm trước bình quân Nga chỉ mua cà phê của Việt Nam 5.550T/vụ,xếp thứ 12 trong các thị trường châu Âu (và chiếm 0,665 thị phần) thì vụ nàymua tới 20.589T xếp thứ 12 trong 75 nước và vùng lãnh thổ mua cà phê của ViệtNam và chiếm gần 2% thị phần. Thị trường ASEAN cũng có sự chuyển biến.Philippine đã mua 19.330T, Malaysiamua 17.903T, Thái Lan cũng đã tăng sản lượng lên 11.949T.

Các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội cà phê ca cao đã đóng vaitrò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt nam. Niên vụ 2007/2008vừa qua, 60 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội đã xuất khẩu được 578.878 T với kimngạch đạt 1,136 tỷ USD, chiếm 61,23% thị phần cà phê của cả nước với giá xuấtkhẩu bình quân đạt 1,96 USD/T. Trong đó 4 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàngđầu của cả nước (gồm Tổng công ty cà phê Việt Nam, Công ty cà phê 2/9, Công tycổ phần XNK Intimex và công ty TNHH Thái Hòa) đã xuất khẩu được 358.398 T trịgiá 720 triệu USD, chiếm 37,9% thị phần với giá bình quân đạt 2.009,88 USD/T.

Chất lượng cà phê xuất khẩu được cải thiện đáng kể. Ông LêAnh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Cafecontrol cho biết: Hiện nay Việt Nam xuất khẩukhoảng 30 mặt hàng cà phê khác nhau. Điều đáng chú ý là trước đây chúng ta phụthuộc vào tiêu chuẩn của khách hàng nước ngoài thì nay ngược lại, chúng ta đãáp đặt được tiêu chuẩn cho thế giới.

Nhiều khó khăn trong niên vụ mới

Xuất khẩu cà phê trong niên vụ mới của Việt Nam dự báo sẽgặp nhiều khó khăn do sản lượng cà phê thế giới tăng, tác động xấu của thịtrường tài chính thế giới và suy thoái của nền kinh tế Mỹ.

Trước hết về nguồn cung cà phê. Tổ chức cà phê thế giới(ICO) đã nâng mức dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2008/2009 từ 128 triệu baonên 131 triệu bao, tăng 3 triệu bao so với dự báo trước đây. Brazil, nước sảnxuất cà phê lớn nhất thế giới dự báo sản lượng cà phê của nước này niên vụ2008/2009 có thể đạt 45,85 triệu bao, tăng mạnh so với sản lượng 33,74 triệubao của niên vụ 2007/2008. Các nước khác như Indonesia,Kenya...sản lượng cũng tăng do thời tiết thuận lợi và người dân tăng cường đầu tư doniên vụ vừa qua giá cà phê tăng cao.

Giá cà phê XK xuống, nông dân là người bị thiệt nhiều nhất

Về tiêu thụ, Tổ chức cà phê thế giới cũng dự báo mức tiêuthụ cà phê thế giới trong niên vụ mới ước khỏang 128 triệu bao. Thêm vào đó,tồn kho từ niên vụ 2007/2008 chuyển sang niên vụ 2008/2009 không nhiều nên cungvà cầu tiến sát gần nhau.

Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng tài chính trên thếgiới lan rộng. sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ... đã tác động mạnh đến thịtrường, giá cả cà phê. Vào tháng 3/2008, giá cà phê tại thị trường Luân Đôn ởmức 2.950 USD/T thì ngày 30/10/2008 giảm xuống chỉ còn 1.557 USD/T. Giá cà phêthế giới giảm kéo theo giá thị trường trong nước giảm mạnh. Tại Đăk Lăk, giá càphê hiện ở mức 25.000-26.000đ/kg, giảm gần 20.000 đ/kg so với hồi tháng 3/2008.Với mức này, người trồng cà phê lỗ nặng.

Hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp khókhăn do lãi suất vay ngân hàng, giá vật tư, nguyên liệu ở mức cao. Nhiều doanhnghiệp cho biết, với mức lãi suất ngân hàng cao như hiện nay doanh nghiệp rấtkhó kinh doanh có lãi, rủi ro rất cao. Nhiều doanh nghiệp đã phải trả lãi vayngân hàng cao hơn 2 lần so với năm ngoái. Giá xuất khẩu giảm, chi phí kinhdoanh ao... cuối cùng đều dồn xuống người trồng cà phê lãnh đủ.

Ông Nguyễn Xuân Hàn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần dịch vụPhú Nhuận cho biết: Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê còn phải đối phó với nhiềurủi ro khác. Đó là tình trạng vỡ nợ do tín dụng đen xảy ra tại một số tỉnh ởTây Nguyên trong đó có không ít nhà cung ứng, thu mua cà phê. Điều này làm chocác doanh nghiệp xuất khẩu thận trọng hơn, thậm chí không dám ứng tiền cho cácđầu mối thu mua cà phê, tiến độ xuất khẩu sẽ bị giảm. Mặt khác, hầu hết các hợpđồng xuất khẩu hiện nay đều theo mẫu của nước ngoài. Khi giá xuống thì rủi rophần lớn thuộc về các doanh nghiệp Việt Nam.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu cà phê, Hiệp hộicà phê ca cao Việt Nam đề nghị: Về trồng trọt chế biến cần đảm bảo phát triểnbền vững như: áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), quản lý cây trồng tổnghợp (ICM), phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) và thực hành chế biến tốt (GMP).Tìm biện pháp hạ giá thành sản xuất thông qua việc bón phân, tưới nước một cáchkhoa học. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân thu hái cà phê chín vàcó biện pháp bảo vệ vườn cà phê để người dân an tâm thu hoạch. Các doanh nghiệpcần tập trung đầu tư đổi mới khâu chế biến, sản xuất các sản phẩm cà phê giátrị gia tăng. Các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu tiêu chuẩn để tiêuchuẩn cà phê Việt Namhài hòa với tiêu chuẩn cà phê thế giới.

Các doanh nghiệp và Hiệp hội đề nghị Chính phủ, Ngân hàngnhà nước ưu tiên vốn và có lãi suất hợp lý cho ngành cà phê; đề nghị doanhnghiệp xuất khẩu cà phê được vay ngoại tệ (và trả bằng ngoại tệ thu được khixuất khẩu), tránh tình trạng doanh nghiệp và người dân bán đổ bán tháo cà phêkhi giá thị trường xuống thấp.

Nguồn:baothuongmai.com.vn

Quảng cáo sản phẩm