Biện pháp tự vệ: Tại sao không được áp dụng phù hợp với luật - Bài học cho các quốc gia và đề xuất sửa đổi các quy định về Tự vệ

07/08/2008 12:00 - 2635 lượt xem

Tác giả: Yong-Shik LEE, trợ lý giáo sư, ĐH Quản trị kinh doanh Oakland Tóm tắt Có phải các biện pháp tự vệ dễ gây tranh chấp?Ngày 5 tháng 3 năm 2002, Tổng thống Mỹ Bush, theo khuyến nghị của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa kì (USITC) đã công bố quyết định áp dụng biện pháp tự vệ đối với các mặt hàng thép nhập khẩu dưới hình thức tăng thuế quan lên tới 30%. Công bố này ngay lập tức gây chú ý tới dư luận thế giới và nhanh chóng nhận được những phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Chỉ hai ngày sau khi quyết định của Mỹ được công bố, Liên minh Châu Âu (EU) đã đệ đơn kiện lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới. EU còn đe dọa sẽ trả đũa đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ. Không lâu sau đó, các nước khác bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Venezuela, Na Uy và Trung Quốc cũng theo bước EU đệ đơn kiện các biện pháp của Mỹ. Hàng chục nước khác, trong đó có cả các nước không phải thành viên của WTO như Nga, cũng lên tiếng chỉ trích hành động của Mỹ, coi đây là hành động đi ngược lại nỗ lực quốc tế nhằm xây dựng thương mại tự do. Các nước này cũng tỏ rõ ý định thách thức lại quyết định của Mỹ. Phản ứng dữ dội của cộng đồng quốc tế cho thấy tác động không tốt của các biện pháp tự vệ đối với thương mại quốc tế.Nói đến “các biện pháp tự vệ” hay còn gọi là “tự vệ” là nói đến các hạn chế nhập khẩu khẩn cấp được áp dụng theo Hiệp định về tự vệ của WTO và điều khoản XIX của GATT.1 Mục đích của việc áp dụng các biện pháp này là ngăn chặn hoặc giảm bớt những thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước do tác động của việc nhập khẩu tăng vụt. Không giống các hành động chống bán phá giá và thuế đối kháng, các biện pháp tự vệ có thể được áp dụng trong mọi trường hợp đối với mọi hành vi thương mại không công bằng nào từ phía các nhà xuất khẩu. Các biện pháp tự vệ có vai trò quan trọng vì chúng can thiệp vào thương mại hợp pháp thông qua hạn chế nhập khẩu đơn phương, và vì thế, nếu các biện pháp này bị lạm dụng có thể dẫn tới làm mất ổn định hệ thống thương mại thế giới. Các biện pháp tự vệ được đưa vào hệ thống thương mại như một phần của các điều khoản GATT. Khoản XIX điều chỉnh việc áp dụng biện pháp tự vệ.Khoản XIX chỉ có 5 đoạn nhưng lại không nêu chi tiết về các quy định thủ tục và nghĩa vụ trong việc áp dụng các biện pháp tự vệ. Chính điều này đã làm cho các quy định về tự vệ trở nên khó hiểu và dễ nhầm lẫn.3 Nhận thức được vấn đề này cũng như tầm quan trọng của một quy định hiệu quả về các hạn chế nhập khẩu, các nước tham gia đàm phán tại vòng đàm phán Uruguay đã thống nhất xây dựng những quy định rõ ràng và chi tiết hơn về các biện pháp tự vệ, gọi là Hiệp định về Tự vệ (trong tài liệu này sẽ được nhắc đến với tên gọi Hiệp định tự vệ hoặc “SA”).Hiệp định tự vệ đã được chào đón như một thành quả của vòng đàm phán Uruguay, “đây thực sự là một tuyên bố dũng cảm về nguyên tắc”.5 SA dễ hiểu hơn và chi tiết hơn so với tiền thân của nó là điều khoản XIX. Tuy nhiên, không thể nói SA không có nhược điểm. Cách diễn đạt khó hiểu cố hữu trong một số đièu khoản của SA đã dẫn đến những vụ tranh chấp lớn trong việc áp dụng các biện pháp tự vệ.
Quảng cáo sản phẩm