Các tác động tích cực và tiêu cực của việc sử dụng chính sách chống bán phá giá ở các nước đang phát triển

08/09/2016 12:00 - 25683 lượt xem

Lời giới thiệu

Bất chấp sự suy giảm trên quy mô toàn cầu trong việc sử dụng thuế quan kể từ Thế chiến II, việc sử dụng chính sách chống bán phá giá (Anti-dumping - CBPG ) vẫn gia tăng tầm quan trọng tuyệt đối cũng như tương đối trong thời gian gần đây (nghiên cứu của Webb, 1992; nghiên cứu của Cuyvers và Weifeng, 2008). Được định nghĩa như là một rào cản phi thuế quan mà các quốc gia sử dụng nhằm áp đặt các lệnh trừng phạt lên những sản phẩm nhập khẩu có mức giá thấp bất thường và để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh không công bằng, đây là một trong những công cụ bảo vệ có tính thời sự thu hút sự quan tâm đáng kể trong các cuộc thảo luận về thương mại quốc tế. Trong lịch sử, nó là một vũ khí chính sách công nghiệp được ưa chuộng ở các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, New Zealand, Australia và Liên minh châu Âu, việc sử dụng các pháp luật chống bán phá giá ở hầu hết các nền kinh tế đang phát triển như Ấn Độ, Brazil, Mexico và Argentina và một số khác, mới chỉ là một hiện tượng gần đây (nghiên cứu của Niels, 2000; nghiên cứu của Finger, Francis và Wangchuk, 2001; nghiên cứu của Prusa và Skeath, 2002; nghiên cứu của Baruah, 2007).

Ước tính gần đây của Tổ chức Thương mại Thế giới chỉ ra rằng các nước đang phát triển - trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Argentina, Brazil và Mexico - hiện tại là những quốc gia sử dụng nhiều nhất các chính sách chống bán phá giá (Mankiw, Gregory và Swagel, 2005). Đối lập với 463 vụ việc chống bán phá giá của các nước phát triển kể từ sau khi vòng đàm phán Uruguay, Finger, Francis và Wangchuk (2001) được thiết lập, các nước đang phát triển đã khởi xướng tổng cộng 559 vụ. Điều này được khẳng định trong nghiên cứu của Prusa (2005), ông đã chỉ rõ những quốc gia sử dụng chính sách chống bán phá giá nhiều gấp 15 đến 20 lần so với những quốc gia truyền thống như Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ.

Giống như với hầu hết các nền kinh tế tiên tiến, việc sử dụng các chính sách chống bán phá giá của các nước đang phát triển sẽ luôn đi kèm với những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Trong những thảo luận sau đây, tài liệu này sẽ nghiên cứu các tác động tích cực và tiêu cực của việc sử dụng luật pháp CBPG ở các nước đang phát triển. Kết luận là, bất chấp những tuyên bố rằng các chính sách CBPG sẽ giúp đạt được kết quả về vịêc chống cạnh tranh, các phúc lợi kéo theo đó của các chính sách này là rất lớn, đặc biệt là từ góc độ của người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước. Do đó, một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng về mức độ tồn tại của sự thôn tính thị trường và thiệt hại thực tế là cần thiết nếu các chính sách CBPG được duy trì như một công cụ quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế.

Tác động tích cực của các chính sách chống bán phá giá

Đứng từ quan điểm "ngành công nghiệp non trẻ", việc sử dụng các chính sách chống bán phá giá ở các nước đang phát triển giúp bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước chống lại "mức giá thôn tính" và giá độc quyền bằng cách ngăn chặn lợi thế giá thành thấp của các mặt hàng nhập khẩu đến từ các công ty nước ngoài. Mặc dù trong ngắn hạn, bán phá giá mang lại lợi ích cho người tiêu dùng trong nước khi gia tăng khả năng tiếp cận với hàng hóa chất lượng mà lại rẻ hơn. nhưng những hậu quả kinh tế trong dài hạn là rất đáng kể. Nó tiềm ẩn khả năng dẫn đến sự sụp đổ của các doanh nghiệp nội địa và cuối cùng chính những người tiêu dùng trong nước sẽ phải chịu mức giá độc quyền trong dài hạn sau khi các doanh nghiệp trong nước bị loại bỏ hoàn toàn.

Nhờ ưu thế về tiến bộ công nghệ và lợi thế về chi phí, hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài có vị thế tốt khi bán hàng xuất khẩu với mức giá thấp hơn "giá trị thông thường" ở các thị trường nhập khẩu. Suy cho cùng, doanh nghiệp trong nước lại phải đối mặt những biến động của cuộc cạnh tranh có yếu tố nước ngoài. Hướng tới việc thúc đẩy thương mại bình đẳng, luật pháp chống bán phá giá thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn các doanh nghiệp nước ngoài bán sản phẩm xuất khẩu với giá thấp hơn giá của các sản phẩm tương tự tại thị trường trong nước. Bằng cách buộc các công ty nước ngoài thay đổi mức giá của họ về mức tương đương với giá trong nước, đảm bảo biên độ bán phá giá bằng không và duy trì giá thông thường cho các sản phẩm tương tự trên thị trường (Nghiên cứu của Reitzes, 1993; Nghiên cứu của Tivig và Walz, 2000).

Tương tự như vậy, thông qua các chính sách chống bán phá giá, các doanh nghiệp trong nước tham gia vào việc sản xuất các mặt hàng cạnh tranh với hàng nhập khẩu có thể tiếp nhận phần thị phần bị mất của các doanh nghiệp nước ngoài (Nghiên cứu của Niels, 2003). Trong trường hợp của Ấn Độ, quốc gia chiếm tới 16 phần trăm số vụ kiện chống bán phá giá trên thế giới trong giai đoạn 1995-2011, theo Nghiên cứu của Bagchi, Bhattacharyya và Narayanan (2013), sự thực thi luật pháp chống bán phá giá đã bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trong các ngành công nghiệp Cao su và Nhựa, ngành sản xuất Hóa chất và các sản phẩm liên quan cũng như ngành Kim loại cơ bản và Dệt may khỏi những nguy cơ bán phá giá đến từ các công ty Nhật Bản và Brazil. Ngoài ra, trong số 24 vụ việc CBPG được ghi nhận ở Mexico trong giai đoạn 1994-1998, Nghiên cứu của Mendieta (2004) cho rằng, các ngành công nghiệp yếu ớt trong nước tham gia vào sản xuất các sản phẩm như hóa chất, thép, thực phẩm, cao su, giấy được hưởng lợi nhiều nhất từ các biện pháp CBPG.

Ngoài vai trò bảo hộ, các chính sách CBPG, cũng giống như một công cụ trong chính sách thương mại, còn thúc đẩy phúc lợi trong các nền kinh tế đang phát triển bằng cách chuyển lợi nhuận từ bên bán phá giá sang phía nền kinh tế đang phải chịu tác động của bán phá giá. Được đề cập đến như “Hiệu ứng chuyển dịch thuế” (Rent-shifting Effect) trong nghiên cứu của  Krugman-Brander (1983), các biện pháp chống bán phá giá chuyển lợi nhuận từ nền kinh tế nước ngoài tham gia bán phá giá về phía thị trường đang bị bán phá giá thông qua doanh thu nhập khẩu. Trong thực tế, vai trò chiến lược của các chính sách này trong việc nâng cao doanh thu mang lại có tác động tích cực trong trung và dài hạn đến những nền kinh tế của các nước đang phát triển.

Mặc dù ý nghĩa bảo hộ của chính sách chống bán phá giá trong việc bù giá trước những lợi thế không công bằng về giá của các nhà xuất khẩu nước ngoài, nhược điểm của nó cũng đã được ghi nhận trong các tài liệu (Nghiên cứu của Niels, 2000; Nghiên cứu của Prusa và Skeath năm 2001; Nghiên cứu của Prusa và Skeath 2002; Nghiên cứu của Ganguli, 2008; Nghiên cứu của Aggarwal, 2010). Mặc dù không đủ đầy đủ, các tài liệu này, trong phần tiếp theo, đã xác định một số tác động tiêu cực liên quan đến việc sử dụng các chính sách chống bán phá giá ở những nước đang phát triển.

Tác động tiêu cực của chính sách chống bán phá giá

Phổ biến trong các tác động tiêu cực của chính sách chống bán phá giá ở các nước đang phát triển là sự thu hẹp phúc lợi, đặc biệt khi đối tượng là các doanh nghiệp trong nước và người tiêu dùng. Việc áp đặt các chính sách CBPG là nguy cơ cho các phúc lợi xã hội vì nó ngăn chặn dòng chảy của các sản phẩm rẻ hơn và chất lượng từ các nền kinh tế bán phá giá. Trong trường hợp không có quy định hạn chế việc bán phá giá của các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh thu của các sản phẩm bán phá giá có giá thấp hơn giá trị thông thường ở thị trường nội địa khiến phúc lợi xã hội được nâng cao. Tuy nhiên, với việc áp đặt chính sách CBPG, người nghèo ở các nước đang phát triển đã bị buộc từ chối cơ hội tiếp cận với các hàng hóa với mức giá phải chăng hơn. Ở Ấn Độ, nơi chỉ có 30 phần trăm dân số đủ khả năng chi trả cho thuốc tân dược, theo Nghiên cứu của Malhotra và Malhotra (2008), có thể dễ dàng nhận thấy khi mà vai trò của chính sách CBPG trong việc bảo vệ ngành công nghiệp dược phẩm trong nước là hợp pháp, lợi ích của người tiêu dùng trong nước lại đang vi phạm bằng cách tăng giá các sản phẩm dược phẩm bán phá giá.

Theo cùng một phương thức, vì mục tiêu chính của chính sách chống bán phá giá, theo Nghiên cứu của Niels (2003), là kiềm chế tác động cạnh tranh của các sản phẩm nước ngoài được bán phá giá lên các thị trường nội địa, ví dụ, có những chính sách, theo luận điểm trong Nghiên cứu của Prusa và Skeath (2001), tạo ra lợi thế để doanh nghiệp trong nước có thể đáp trả. Họ đã nhận thấy khả năng của việc khi mà có doanh nghiệp ở một quốc gia đệ trình một khiếu kiện các doanh nghiệp ở một quốc gia khác bán phá giá, sẽ làm phát sinh động cơ cho việc trả đũa. Tuy nhiên vấn đề ở đây là, nếu các nước tiếp tục trả đũa qua lại trong mọi chính sách CBPG, số lượng vụ việc của hoạt động chống bán phá giá sẽ gia tăng với một tốc độ tương đối cao. Hậu quả là, bản chất của thương mại tự do sẽ bị xóa nhòa cũng như khả năng cạnh tranh và năng suất của doanh nghiệp trong nước sẽ bị suy giảm. Trong nghiên cứu của Prusa và Skeath (2002) đã chỉ ra sự gia tăng gần đây trong việc khởi xướng các vụ kiện chống bán phá giá của một số nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil chủ yếu là chống lại các nước mà trước đó đã áp đặt pháp luật chống bán phá giá đối với họ.

Cũng đáng chú ý là, chi phí kinh tế trong dài hạn của việc áp đặt các chính sách chống bán phá giá lên các nước đang phát triển có thể có thể sẽ rất lớn. Bằng cách thấu hiểu lịch sử chính sách chống bán phá giá, một rào cản tiềm năng mà người dùng mới có thể mong đợi là những khó khăn phải đối mặt để có thể loại bỏ một biện pháp CBPG một khi nó đã được thiết lập và các doanh nghiệp trong nước sẽ được hưởng lợi từ sự bảo hộ của chính sách này đưa ra. Liebman (2004), Moore (2006) và Bown (2006) cho rằng, mặc dù "rà soát hoàng hôn" 5 năm của WTO là yêu cầu bắt buộc cho mọi biện pháp được áp đặt, nhưng các bằng chứng từ Mỹ cho thấy yêu cầu này ít có tác động vào việc loại bỏ các biện pháp này. Mặc dù, có rất ít hoặc không có trường hợp nào mà một nước đang áp dụng rất nghiêm ngặt các biện pháp chống bán phá giá lại đột ngột không sử dụng các biện pháp đó nữa (nghiên cứu của Zanardi, 2004), các phúc lợi từ chính sách này lên nền kinh tế có thể sẽ rất lớn.

Theo một cách tương tự, việc sử dụng các chính sách chống bán phá giá của các nước đang phát triển có khả năng gây ra sự thu hẹp hoặc phá hoại trao đổi thương mại. Trong nghiên cứu của Niels (2003), những hiệu ứng này đặc biệt mạnh mẽ trong các trường hợp đối kháng với ngành công nghiệp sản xuất dệt may, cao su và thực phẩm chế biến. Trong trường hợp của Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đã áp đặt đến 120 biện pháp chống bán phá giá trong nửa trước của giai đoạn từ năm 1995 đến 2011, và nghiên cứu của Vandenbussche Viegelahn (2012) cho thấy giá của các sản phẩm Trung Quốc bị ảnh hưởng đã tăng lên, khối lượng hàng hóa giảm và tổng thị phần thì bị mất ở thị trường Ấn Độ. Các nghiên cứu cũng ghi lại những tác động hủy hoại trao đổi thương mại khi thực thi pháp luật CBPG là nghiên cứu của Prusa (2001) và nghiên cứu của Konings et al (2001). Trong nửa trước của giai đoạn này, quy định về CBPG đã dẫn đến mức giảm gần 50 phần trăm trong giá trị nhập khẩu và và nửa sau của giai đoạn mức giảm trung bình 37 phần trăm được ghi nhận. Về bản chất, chính sách chống bán phá giá thông qua các tác động khác nhau của nó, vi phạm nguyên tắc công bằng vì các doanh nghiệp trong nước dường như gây thiệt hại đáng kể cho các đối thủ nước ngoài của họ.

Kết luận

Trong khi việc sử dụng các chính sách chống bán phá giá là rất hợp lý trên cơ sở khả năng ngăn ngừa sự thôn tính thị trường và cung cấp biện pháp bảo vệ chiến lược trước sự cạnh tranh với nước ngoài, từ những thảo luận ở trên cũng có thể thấy rõ, các động tiêu cực của chúng lên những nước đang phát triển là rất lớn. Trong trường hợp phúc lợi của người tiêu dùng cao hơn lợi ích của các nhà sản xuất trong nước, việc áp đặt các chính sách chống bán phá lên các nhà xuất khẩu nước ngoài có thể không đại diện cho một quyết định tối ưu đối với xã hội. Cần thiết phải nâng cao khả năng dung hòa các xung đột lợi ích giữa người tiêu dùng bị tổn hại bởi các điều luật CBPG với những nhà sản xuất nội địa nếu các chính sách CBPG tiếp tục là công cụ quan trọng trong các hiệp định thương mại quốc tế.

Danh sách tài liệu tham khảo

Aggarwal, A. (2010) "Ảnh hưởng về mặt thương mại của chính sách chống bán phá giá ở Ấn Độ: Ai được lợi?" (Trade Effects  of  Anti-dumping   in   India:   Who   Benefits), Tạp chí Thương mại Quốc tế, 25(1), tr. 112-158.
Bagchi, S., S. Bhattacharyya và K. Narayanan (2013) "Liệu việc thực thi pháp luật chống bán phá giá có tạo ra các mối đe dọa?" (Does Anti-dumping Enforcement Generate Threat?), Tạp chí Ngoại thương, 49(1), (Sắp phát hành).
Baruah, N. (2007) "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi chống bán phá giá tại Ấn Độ" (An Analysis of Factors Influencing the Anti‐dumping Behaviour in India), Tạp chí Kinh tế Thế giới, 30(7), tr. 1170-1191.
Bown, C., P. (2006), "Tổ chức Thương mại Thế giới và hoạt động chống bán phá giá ở các nước đang phát triển" (The World Trade Organization and Anti-Dumping in Developing Countries), Tài liệu Nghiên cứu Chính sách 4014, Washington DC: Ngân hàng Thế giới.
Brander, J., và Krugman, P. (1983) "Một mô hình ‘Bán phá giá đối ứng’ trong thương mại quốc tế" (A ‘Reciprocal Dumping ’ Model of International Trade), Tạp chí Kinh tế Quốc tế, 15(3), tr. 313-321.
Cuyvers, L., và Chu, W. (2008) "Tác động của các biện pháp chống bán phá giá của EU lên các nước thứ ba" (Impact of EU Anti-Dumping Measures on Third Country), Hội nghị quốc tế về Kinh tế ứng dụng-ICOAE, tr. 235.
Finger, J. M., Francis Ng, và Wangchuk, S., (2001), "Chống bán phá giá giống như Chính sách Bảo hộ" (Antidumping as Safeguard Policy), Phần 2730. Ngân hàng Thế giới, Nhóm Nghiên cứu Phát triển, Thương mại
Ganguli, B. (2008) "Ảnh hưởng thương mại của các hoạt động chống bán phá giá của Ấn Độ" (The Trade Effects of Indian Antidumping Actions), Tạp chí Kinh tế Quốc tế, 16(5), tr. 930-941.
Konings, Josef, Vandenbussche, Hylke, và Springael, Linda (2001), "Sự chuyển hướng trong nhập khẩu dưới tác động của Chính sách Chống bán phá giá của Châu Âu” (Import Diversion under European Antidumping Policy), Tạp chí Công nghiệp, Cạnh tranh và Thương mại, 1(3), tr. 283-299.
Liebman, Benjamin (2004) "Hành vi Bỏ phiếu ITC trong các Rà soát cuối kì" (ITC  Voting  Behavior  on  Sunset  Review) Lưu trữ Weltwirtschaftliches 140(3), pp. 446-75.
Malhotra, N., và Malhotra, S. (2008). Tự do hoá và bảo hộ: Thuế Chống bán phá giá trong ngành Công nghiệp Dược phẩm Ấn Độ (Liberalization and Protection: Antidumping Duties in the Indian Pharmaceutical Industry). Tạp chí cải cách chính sách kinh tế, 11(2), tr. 115-122.
Mankiw, N. Gregory, và Phillip Swagel (2005), "Chống bán phá giá: Tuyến Đường sắt thứ ba của Chính sách Thương mại” (Antidumping: The Third Rail of Trade Policy), Bộ Ngoại giao 84(4), tr. 107-119.
Mendieta, A. (2004) "Chính sách Chống bán phá, Thúc đẩy hoặc Ngăn chặn thương mại ở Mexico?" (Antidumping Policy, Promoting or Deterring Trade in Mexico?), Tài liệu chuẩn bị cho Nhóm nghiên cứu Thương mại Châu Âu trong Hội nghị thường niên lần thứ sáu, Nottingham 9-11 Tháng 9 năm 2004 [Trực tuyến] Có sẵn tại: http://www.etsg.org/ETSG2004/Papers/mendieta.pdf  (Truy cập vào ngày 03 tháng 3 năm 2014)
Moore, M., O. (2006) "Một Phân tích kinh tế lượng trong Phán quyết sau Rà soát cuối kì về bán phá giá của Hoa Kỳ” (AnEconometric Analysis of U.S. Antidumping Sunset Review Decisions), Lưu trữ Weltwirtschaftliches 142(1), tr. 122-150.
Niels, G. (2000), "Chính sách Chống bán phá giá thực sự là gì?" (What is Antidumping Policy Really About?), Tạp chí Khảo sát kinh tế,14(4), tr. 467-492.
Niels, G. (2003). Sự chuyển hướng trong thương mại và Tác động tái cấu trúc của Chính sách chống bán phá giá: Dẫn chứng thực nghiệm từ Mexico (Trade  Diversion  and  Destruction   Effects  of  Antidumping   Policy:   Empirical Evidence from Mexico). Rotterdam: OXERA và Đại học Erasmus Rotterdam. (Tàichưa công bố).
Prusa, T. J., và S. Skeath (2001) "Các động cơ Kinh tế và Chiến lược để áp dụng Chống bán phá giá” (The   Economic   and   Strategic   Motives   for   Antidumping Filings), Tài liệu lưu trữ NBER Số 8424, Cambridge
Prusa, T. J. (2001), "Bên trong sự gia tăng và tác động của chống bán phá giá: Canada" (On  the  Spread  and  Impact  of  Anti‐dumping. Canadian), Tạp chí Kinh tế, 34(3), tr. 591-611.
Prusa, T. J. (2005), "Chống bán phá giá: Một Vấn đề đang lớn dần trong Thương mại Quốc tế” (Anti‐dumping:   A   Growing  Problem  in  International  Trade), Kinh tế Thế giới 28 (5), tr. 683-700.
Reitzes, D. J. (1993) "Chính sách Chống bán phá giá" (Antidumping Policy), Tạp chí Kinh tế Quốc tế, 34(4), pp.745-63.
Tivig, T. và Walz, U. (2000), "Thị phần, Bán phá giá dựa trên chi phí, và chính sách chống bán phá giá" (Market Share, Cost-Based Dumping, and Anti-Dumping Policy), Tạp chí Kinh tế Canada, 3(1), tr. 69-86.
Vandenbussche, H., và Viegelahn, C. (2012) "Các biện pháp chống bán phá giá Ấn Độ đối đầu với Trung Quốc: Dẫn chứng từ các dữ liệu thương mại hàng tháng" (Indian Antidumping Measures against China: Evidence from Monthly Trade Data), Tài liệu thảo luận LICOS DP 322/2012, tr. 1-28.
Webb, M. (1992) "Những hậu quả không rõ ràng của luật chống bán phá giá" (The Ambiguous Consequences of Anti-Dumping Laws), Điều tra kinh tế, 30 (3), pp. 437-448
Zanardi, M., (2004) "Chống bán phá giá: những con số nào sẽ thảo luận tại Doha?" (Antidumping: What are the Numbers to Discuss at Doha?), Kinh tế Thế giới, 27(3), tr. 403-433.
 
Nguồn: Trung tâm WTO dịch
Tải tài liệu
its-time-to-dump-nme-treatment
Quảng cáo sản phẩm