Phương pháp ‘Zeroing’ trong thực thi luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ

30/05/2011 12:00 - 4922 lượt xem

Tác giả: William W. Nye

Hoa Kỳ và các quốc gia khác áp đặt các quy tắc chống bán phá giá của họ theo cùng một cách cứng nhắc. Tuy nhiên, có một điểm khác đó là, hiện nay chỉ có Hoa Kỳ sử dụng ‘zeroing’ trong quyết định của nước này về việc hàng hóa nhập khẩu có phá giá hay không. Việc sử dụng ‘zeroing’ sẽ gần như là luôn làm tăng bất kỳ mức thuế chống bán phá giá nào, và đôi khi sẽ tạo ra một loại thuế chưa bao giờ có, làm phát sinh biện pháp chưa bao giờ được sử dụng.

Tất cả các quốc gia kiểm tra việc phá giá bằng cách xem xét liệu rằng hàng hóa nhập khẩu có đang được bán thấp hơn giá ‘thông thường’ hay không. Nhiều quốc gia khác kiểm tra bằng việc so sánh đơn giản giá trung bình mà các hàng hóa này được bán tại nước sản xuất với giá trung bình của các sản phẩm tương tự được bán tại thị trường nước nhập khẩu. Nếu trung bình các giá được quan sát tại nước nhập khẩu thấp hơn giá trung bình tại nước sản xuất (giá ‘thông thường’), thì doanh nghiệp nước ngoài bị cho là bán phá giá. Tuy nhiên, với việc sử dụng zeroing, Hoa Kỳ theo dõi giá nhập khẩu dựa trên giá ‘thông thường’ xem liệu rằng giá nhập khẩu có bằng giá ‘thông thường’ hay không (đúng hơn là các mức giá được quan sát). Các giao dịch tại các giá thấp hơn giá thông thường được coi như là tại các mức quan sát giá. Kết quả của zeroing đã khiến cho luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ mang tính hạn chế hơn bản chất ban đầu của nó, do khả năng biên độ phá giá luôn xảy ra cho dù có bất kỳ một giao dịch nào diễn ra tại mức giá thấp hơn giá ‘thông thường’, thậm chí là nếu trung bình các giá nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cao hơn giá ‘thông thường’.

Việc áp dụng zeroing trong thời gian gần đây đã bị phản đối ít nhất 6 lần tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và nói chung là đi ngược lại với các cam kết của Hoa Kỳ tại WTO.

Không kể đến những yếu tố khác, phạm vi ảnh hưởng của phương pháp zeroing đối với Hoa Kỳ (so với việc thi hành luật chống bán phá giá không sử dụng zeroing) phụ thuộc vào độ phân tán giá bán của các nhà xuất khẩu nước ngoài tại Hoa Kỳ trong cuộc điều tra phá giá. Không có các ước lượng thực tế nào về độ phân tán này, nhưng những thảo luận trên giấy tờ đôi khi liên quan tới bằng chứng mà có thể cho phép đưa ra các suy luận. Bản thân bằng chứng này khá phân tán, và do đó, việc ước lượng phạm vi ảnh hưởng và chi phí của zeroing đối với Hoa Kỳ thực sự không hề chắc chắn và rõ ràng gì. Tuy nhiên, một điều rất hợp lý là zeroing có thể làm tăng 3-4% thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ với mức chi phí của nước này vào khoảng 150 triệu Đô la mỗi năm khi mà tất cả các vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ hiện tại đều được tính theo zeroing.

Có một số ít tài liệu bám sát việc thực thi luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ trong thương mại giữa Hoa Kỳ với các quốc gia khác. (Ví dụ như Blonigen và Park xuất bản năm 2004, Blonigen và Haynes xuất bản năm 2002, Staiger và Wolak xuất bản năm 1994). Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ trở nên bất hợp pháp đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi họ bán các sản phẩm của mình tại Hoa Kỳ với các mức giá thấp hơn giá ‘thông thường’. Nhìn chung, tài liệu kinh tế thảo luận về luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ xem xét cả giá xuất khẩu và giá bán tại nước sản xuất như các giá đơn vị. Tuy nhiên, trong thực tế, giá của hầu hết các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ không đồng nhất. Trong nhiều phân tích kinh tế, độ phân tán giá cả hay sự phân biệt đối xử giá của hầu hết các sản phẩm này sẽ là một chi tiết tương đối quan trọng. Nhưng việc giải thích luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ hiện nay đang bị Tổ chức Thương mại thế giới phản đối. Nó tạo ra độ phân tán giá cả của hàng hóa nước ngoài tại Hoa Kỳ, một phần gây tranh cãi trong cách tính biên độ phá giá của Hoa Kỳ, và đôi khi khiến cho luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ mang tính bảo hộ nhiều hơn. Việc giải thích luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ được gọi là ‘zeroing’. Với việc sử dụng ‘zeroing’, các quan chức của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) không so sánh trung bình các quan sát giá tại Hoa Kỳ với ‘giá thông thường’ để quyết định xem phá giá có xảy ra hay không. Thay vào đó, họ coi tất cả các giao dịch quan sát tại Hoa Kỳ ở mức giá cao hơn giá ‘thông thường’ như là chúng diễn ra tại mức giá thông thường. Kết quả của việc loại bỏ kết quả cao hơn của độ phân tán của các quan sát giá tại Hoa Kỳ là làm tăng đáng kể biên độ phá giá trong trường hợp các sản phẩm nhập khẩu bán tại Hoa Kỳ với các mức giá khá phân tán.

Quảng cáo sản phẩm