23 nhóm các nhà dệt may kêu gọi WTO tái kiểm tra sáng kiến DFQF

07/11/2008 12:00 - 3132 lượt xem

Vào ngày 25/9/2008 vừa qua, 23 nhóm các nhà dệt may đến từ châu Phi, Nam Mỹ và Bắc Mỹ đã kêu gọi WTO tiến hành kiểm tra lại những đơn hàng tiêu thụ theo sáng kiến Miễn thuế Miễn hạn ngạch (Duty Free Quota Free - DFQF) trong vòng đàm phán Doha đồng thời loại trừ các mặt hàng dệt may và quần áo nhạy cảm ra khỏi sáng kiến này.

Được đại diện bởi Cass Johnson, chủ tịch hội đồng tổ chức dệt may quốc gia Mỹ (NCTO), các nhóm đã trình bày hệ thống dữ liệu thương mại hiện hành để chứng minh Bangladesh và Campuchua, hai quốc giá kém phát triển nhất (LDCs) hưởng lợi từ sáng kiến này, đang chiếm tỷ lệ lớn thị phần dệt may tại các quốc gia LDCs khác cũng như các nền kinh tế dễ biến đổi ở bán cầu Tây và châu Phi. Ông Johnson cũng giải thích rõ về việc xuất khẩu của các nước AGOA, các nước LDCs khác và các quốc gia thuộc bán cầu tây nói trên đã giảm mạnh và tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng.

Theo các số liệu đưa ra, xuất khẩu của Bangladesh và Campuchia đã tăng tới 90% kể từ năm 2001, tăng 2,6 tỷ USD. Trong khi xuất khẩu từ các nước AGOA, các nước LDCs khác và các quốc gia thuộc bán cầu tây lại giảm hàng tỷ USD. Chính vì vậy, theo ông Johnson việc giành cho Campuchia và Bangladesh những ưu đãi thuế lớn hơn có thể “gây ra một cuộc khủng hoảng phát triển” ảnh hưởng đến hàng triệu công nhân ở những khu vực khác vốn đang có tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng.

Ông còn nói thêm, các tổ chức dệt may Bangladesh thời gian gần đây đều có những bài báo khẳng định năng lực cạnh tranh của họ hiện còn mạnh hơn cả Trung Quốc trong một số mặt hàng quan trọng và dự tính xuất khẩu toàn cầu của họ sẽ tăng gấp 3 trong vòng 5 năm tới, đạt hơn 25 tỷ USD.

Chính vì vậy ông đề xuất Bangladesh và Campuchia chỉ nên được dành ưu đãi cho những dòng thuế không nhạy cảm, và ít gây tác động đến các quốc gia châu Phi, LDCs, Haiti hay các nền kinh tế đang phát triển dễ biến đổi khác như các nước CAFTA khi hầu hết các quốc gia nghèo này đều phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dệt may với tỷ lệ hàng dệt may chiếm tới 65% xuất khẩu của họ.

Thông tin bổ sung: Trên cơ sở những kết luận thành công của vòng đàm phán này, thoả thuận DFQF tại vòng đàm phán Doha yêu cầu các nước phát triển cam kết sẽ miễn thuế 97% các dòng thuế của mình. Trong khi đó, Bangladesh và Campuchia bao phủ mộtmức giảm thuế tới 100%. Theo mức bao phủ 100% này, các dòng thuế sản phẩm may mặc mà châu Phi và các nước Bán cầu Tây cũng như các quốc gia LDCs khác phụ thuộc vào sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ Bangladesh và Campuchia. Mỹ hiện cũng đang giành ưu đãi phi thuế cho tất cả các quốc gia LDCs trừ Bangladesh, Nepal và Campuchia. 

Nguồn:thongtinthuongmaivietnam.com.vn

Quảng cáo sản phẩm