Chống Bán Phá Giá

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá của nhà sản xuất, xuất khẩu. Nhiều trường hợp việc bán phá giá có mục đích không lành mạnh nhằm đạt được những lợi ích nhất định như: - bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường từ đó chiếm thế độc quyền; - bán giá thấp tại thị trường nước nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần; - bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh...

Bán phá giá (vào thị trường nước ngoài) thường bị coi là một hiện tượng tiêu cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá và thị phần của sản phẩm nội địa của nước nhập khẩu.

Chống bán phá giá được qui định tại Điều VI GATT 1994 và Hiệp định về việc Thi hành Điều VI GATT 1994 (thường được gọi với tên “Hiệp định về chống bán phá giá” ADP). Hiệp định về chống bán phá giá (ADP) qui định về các nhóm vấn đề cụ thể sau:

Các tin khác »

Chống Trợ Cấp

Bản thân việc bị kiện chống trợ cấp đã là một bất lợi (bởi việc kiện tụng thường tốn nhiều thời gian và tiền của, khả năng bị áp thuế cũng tương đối cao).

Về nguyên tắc, kiện chống trợ cấp là công cụ được nước nhập khẩu sử dụng để đối phó với các hiện tượng trợ cấp (cạnh tranh không lành mạnh) từ nước ngoài gây thiệt hại. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng công cụ này được dùng để chống lại sự gia tăng của hàng nhập khẩu giá rẻ. Vì vậy, doanh nghiệp vẫn cần thực hiện những biện pháp phòng tránh và đối phó cần thiết để chủ động trước nguy cơ này.

Nếu so với nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, nguy cơ hàng Việt Nam xuất khẩu bị kiện chống trợ cấp ở nước ngoài thấp hơn. Xét trong bình diện chung, số vụ kiện chống trợ cấp ở tất cả các nước thành viên WTO cũng thấp hơn nhiều so với số vụ kiện chống bán phá giá. Trên thực tế, hàng hoá Việt Nam chưa từng bị kiện chống trợ cấp ở nước ngoài.

Các tin khác »

Biện Pháp Tự Vệ

Văn bản pháp luật - Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam; - Nghị định 150/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam; - Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;

Đằng sau việc áp dụng biện pháp tự vệ là việc bảo hộ có điều kiện ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu trước sự gia tăng đột biến của hàng nhập khẩu. Vì vậy, để đối phó với nguy cơ bị áp dụng các biện pháp tự vệ, các doanh nghiệp xuất khẩu cần:

Cho đến thời điểm này, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu đã bị vướng vào 05 vụ điều tra tự vệ tại 03 thị trường xuất khẩu. Trong đó:

Các tin khác »