AEC - Cơ hội không dễ tận dụng

01/09/2014 12:00 - 748 lượt xem

“Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) không chỉ mở ra nhiều cơ hộimà còn là thách thức khá lớn cho ngành da giày Việt Nam”. Đó là nhận định củabà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng Thư ký Hiệp hội Da- Giày- Túi xách Việt Nam(Lefaso) khi trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

CôngThương - Theo lộ trình, đến cuốinăm 2015, thuế xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào AEC sẽ về 0%. Theo bà, đâycó phải cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) da giày Việt Nam?

Đây là cơ hội rất lớn, bởi so với các thị trường trong khối,ngành da giày Việt Nam rất có lợi thế cạnh tranh về giá, năng lực sản xuất, taynghề lao động… Vì vậy, khả năng mở rộng thị trường ASEAN của da giày Việt Namlà khá tốt. Thực tế, trong các thị trường xuất khẩu của giày, dép Việt Nam thìthị trường ASEAN cũng chiếm một con số đáng kể. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩusang thị trường này khoảng 1,807 tỷ USD.

Việt Nam còn có cơ hội phối hợp với các nước trong khối AECphát triển nguồn nguyên phụ liệu. Giúp giảm lượng nhập khẩu nguyên phụ liệu từbên ngoài, tiết kiệm chi phí, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Thêm nữa,các nước làm giày, dép thuộc AEC hầu hết đều làm hàng xuất khẩu, sẽ giúp tạothành một khối nguồn cung ổn định và giữ vững thị phần tại các thị trường nhậpkhẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản.

Đâu là những khó khăn DN trong nước phải đối mặt khi hộinhập AEC?

Khó khăn đầu tiên sẽ là cạnh tranh lẫn nhau. Vì ngành côngnghiệp da giày của các nước trong khối có sự tương đồng khi cùng chung một mặtbằng, người tiêu dùng sẽ có sự lựa chọn đối với những sản phẩm nào giá rẻ, chấtlượng tốt. Hiện nay một số nước như Malaysia, Thái Lan đã có động thái đưa sảnphẩm vào Việt Nam và sự cạnh tranh đã rất rõ ràng.

DN trong nước cũng rất thiếu thông tin về AEC nên chưa có sựchuẩn bị kỹ. Đã có những DN hiểu được tác động của AEC nhưng trình độ và khảnăng đáp ứng có hạn. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Lefaso sẽ sớm xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may, da giày bao gồm: Địa điểm đầu tư, đất đai, quy mô dự án, loại nguyên liệu ưu tiên, chính sách phát triển…

Thông thường khi thuế suất về 0%, các nước sẽ dựnghàng rào kỹ thuật, bà nhận định thế nào về vấn đề này?

Hiện nay, phần lớn các nước trong AEC đã xây dựng tiêu chuẩn,quy chuẩn về chất lượng sản phẩm. Đây là giải pháp rất phổ biến nhằm bảo vệ thịtrường trong nước và người tiêu dùng khi hàng rào thuế quan được tháo bỏ.

Về khả năng đáp ứng đơn hàng, với DN lớn làm hàng xuất khẩuhay DN FDI, việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật hoàn toàn trong khả năng vì họđã kiểm soát chặt chẽ đầu vào khâu nguyên phụ liệu. Tuy nhiên, khả năng đáp ứngcủa các DN nội địa lại rất kém. Nguyên nhân là họ chỉ sản xuất hàng tiêu thụ nộiđịa, không theo quy chuẩn, tiêu chuẩn nào nên rất khó vượt được rào cản kỹ thuậtcủa các nước.

Ngoài AEC, sắp tới Việt Nam sẽ tham gia một loạt các hiệp địnhthương mại khác nên việc đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn là bắt buộc. Nếu DNkhông đổi mới, nâng cao năng lực của mình khả năng bị loại khỏi sân chơi là rấtlớn.

Vậy Lefaso có khuyến cáo gì với các DN để có thể khaithác tốt AEC?

Đầu tiên, Lefaso sẽ thường xuyên cập nhật thông tin về AEC tớicác DN nhằm giúp cộng đồng DN trong nước nhận thức và có sự chuẩn bị trước nhữngcơ hội, thách thức khi hội nhập hoàn toàn.

Tuy nhiên, bản thân DN cũng phải tự cải thiện về chất lượngsản phẩm, quảng bá hình ảnh trên thị trường nội địa, tạo niềm tin cho ngườitiêu dùng. Các DN cũng nên nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tập trung vào nhữngsản phẩm thị trường khác không có để tạo lợi thế cạnh tranh.

Xin cảm ơn bà!

Nguồn: Báo Công Thương

Quảng cáo sản phẩm