Án lệ của Cơ quan Phúc thẩm WTO về chống bán phá giá: Một đánh giá phê bình

05/01/2014 12:00 - 4021 lượt xem

Tác giả: K.D. Raju

Giới thiệu

Trong vòng 25 năm qua, việc sử dụng chống bán phá giá đã trở thành một trở ngại phổ biến nhất đối với thương mại. Mặc dù hầu hết những biện pháp bảo hộ được các quốc gia áp dụng, như thuế quan, trợ cấp,vv đều được nâng đỡ bởi các quy định của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)/quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, nó cũng bao gồm một loạt các điều khoản mới mà các quốc gia tự đưa ra. Việc tăng mạnh số lượng đơn kiện chống bán phá giá gần đây và sự quan tâm mà nó thu hút được, đã có cả một câu chuyện dài hơn về chính sách chống bán phá giá và việc sử dụng nó. Jacob Viner thuật lại phát biểu của Alexander Hamilton trước Quốc hội Mỹ năm 1791, khi ông cảnh báo về hành động bán hàng thấp hơn giá trị của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Ông nhận định Đạo luật Thuế quan Hoa Kỳ năm 1816 là pháp luật đầu tiên liên quan tới vấn đề này, được ban hành nhằm đối phó với cáo buộc các nhà sản xuất Anh quốc bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ.

Luật pháp chống bán phá giá hiện đại đầu tiên được thông qua ở Canada năm 1904 nhằm bảo vệ ngành công nghiệp thép nội địa từ hành động phá giá của các công ty Hoa Kỳ. Australia cũng thực hiện theo vào năm 1906. Năm 1916, Hoa Kỳ thông qua luật pháp chống bán phá giá đầy đủ khi bao gồm trong Mục 800-801 của Đạo luật Doanh thu nhằm chống lại những nguy cơ phá giá của các ngành công nghiệp Đức bảo hộ cao và hợp tác chặt chẽ. Năm 1921, hầu hết các quốc gia thịnh vượng chung của Anh đều có luật pháp tương tự trong sách luật của họ.

Tải tài liệu
The WTO Appellate Body Jurisprudence On Anti-Dumping-A Critical Review_0.pdf
Quảng cáo sản phẩm