Các biện pháp bảo đảm cạnh tranh thương mại bình đẳng và các nền kinh tê phi thị trường - Ý nghĩa kinh tế của vụ kiện chống trợ

07/08/2008 12:00 - 2148 lượt xem

Tác giả: Longyue Zhao và Yan Wang, viện Ngân hàng thế giớiGiới thiệuTrong năm 2007, Bộ Thương mại Mỹ ( USDOC) đã điều chỉnh chính sách không áp dụng thuế chống trợ cấp ( CVD) đối với các nền kinh tế phi thị trường (NMEs), và khởi xướng 8 vụ điều tra chống bán phá giá và đối kháng đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Sự thay đổi này đã gây ra những cuộc tranh cãi nóng bỏng về các chính sách đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng và các vấn đề nền kinh tế phi thị trường.Các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng chủ yếu bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép một số hành động nhất định từ các quốc gia nhập khẩu nếu chứng minh được rằng họ đã bị tổn thất đáng kể do các hành vi thương mại không công bằng gây ra. Cho đến nay, chống bán phá giá là biện pháp đảm bảo cạnh tranh bình đẳng phổ biến nhất trong các tranh chấp thương mại trên toàn thế giới. Các biện pháp chống trợ cấp không thông dụng bằng các biện pháp chống bán phá giá. Từ tháng 1 năm 1995 đến 31 tháng 12 năm 2006, tổng số 3048 vụ chống bán phá giá và 191 vụ chống trợ cấp đã được thông báo lên WTO bởi các thành viên. Mỹ không áp dụng thuế chống trợ cấp đối với Trung Quốc cho đến gần đây khi Trung Quốc bị xếp là nền “kinh tế phi thị trường” từ năm 1981. Chính sách này dựa vào 2 nguyên tắc được đưa ra năm 1984 và được xác nhận lại bởi Tòa Phúc Thẩm liên bang. Ngày 21 tháng 11 năm 2006, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu.giấy bọc (coated free sheet paper).từ Trung Quốc. Quyết định này đã thay đổi các tiền lệ vốn tồn tại lâu đời, theo đó các “ nền kinh tế phi thị trường” có thể sẽ không bị Mỹ điều tra chống trợ cấp trên cơ sở việc mở rộng các trợ cấp không thể được xác định hoặc đo lường một cách chính xác. Trong trường hợp sản phẩm giấc bọc kể trên, Bộ Thương mại Mỹ đã phát hiện ra một vài trợ cấp của chính phủ Trung Quốc nhưng Ủy ban Thương mại Quốc tế lại không tìm thấy bất kỳ một thiệt hại nào đối với ngành công nghiệp nội địa của Mỹ .Vì vậy, vụ kiện đầu tiên đã được kết luận vào tháng 11 năm 2007 là không áp dụng bất kỳ biện pháp chống trợ cấp nào. Vì thế sự thay đổi trong chính sách của Bộ Thương mại Mỹ đã mở cửa cho nhiều vụ đánh thuế chống trợ cấp đối với Trung Quốc. Cho đến cuối năm 2007, tám cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã được thực hiện và trong tương lai sẽ còn nhiều hơn. Hiện nay, các nhà hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển lập luận rằng các biện pháp chống bán phá giá đang ngày càng được sử dụng thường xuyên hơn và là biện pháp được ưa dùng hơn của các ngành sản xuất ở các nước công nghiệp tìm sự bảo hộ từ chính phủ. Các biện pháp chống trợ cấp là vấn đề ngày càng lớn hơn vì các biện pháp này dễ bị lạm dụng hơn do các quy tắc còn khá mơ hồ.
Quảng cáo sản phẩm