Các nhà nhập khẩu Ôxtrâylia đấu tranh với lệnh cấm nhập khẩu tôm nguyên liệ

06/08/2007 12:00 - 1534 lượt xem

Quyết định ra ngày 24/7/2007 về cấm nhập khẩu tôm nguyên liệu từ các nước có tôm không sạch bệnh là thông điệp mà Chính phủ liên bang Ôxtrâylia vừa gửi đến các nhà nhập khẩu thủy sản. Ông George Kailis, Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà nhập khẩu thủy sản Ôxtrâylia cho biết quyết định trên của Chính phủ Ôxtrâylia đã không được tiếp nhận, nhất là ở Châu Á, một khu vực cung cấp chính tôm nguyên liệu cho Ôxtrâylia.
Người nuôi tôm Ôxtrâylia rất phấn khởi nhưng trái lại các nhà nhập khẩu tôm lại rất phẫn nộ. Một số nước đang xem xét việc khiếu nại lên Tổ chức thương mại thế giới WTO.

Cơ quan An toàn sinh học của Ôxtrâylia thì cho rằng các biện pháp kiểm dịch khắt khe là nhằm mục đích ngăn chặn không cho nhiều loại dịch bệnh xâm nhập vào các nghề khai thác và các cơ sở nuôi thủy sản của Ôxtrâylia. Nhưng nó lại dẫn đến một lệnh cấm hoàn toàn đối với nhập khẩu tôm nguyên liệu vì hiện nay không có nhà cung cấp tôm nào cho Ôxtrâylia là sạch bệnh. Việc này sẽ khiến giá tôm bị đẩy lên cao.
 
Trong bài phỏng vấn do Hãng ABC Ôxtrâylia thực hiện, Bộ trưởng Bộ Nghề cá Ôxtrâylia Eric Ebetz đã tuyên bố sẽ cấm nhập khẩu tất cả tôm nguyên liệu xuất phát từ các nước có tôm không sạch bệnh.
 
Ông George Kailis, Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà nhập khẩu thủy sản Ôxtrâylia cho biết quyết định trên của Chính phủ Ôxtrâylia đã không được tiếp nhận, nhất là ở Châu Á, một khu vực cung cấp chính tôm nguyên liệu cho Ôxtrâylia. Cũng theo ông George Kailis, một số nước đã sẵn sàng thưa kiện Ôxtrâylia lên WTO vì họ cho rằng lệnh cấm của Chính phủ Ôxtrâylia là xuất phát từ mục đích bảo hộ.
Các nhà cung cấp tôm cũng sẽ yêu cầu Chính phủ Ôxtrâylia phải giải thích được những lý do để đưa ra quyết định này của họ.
 
 Bộ trưởng  Thủy sản Ôxtrâylia, ông Eric Abetz  cho biết, Cơ quan An toàn Sinh học Ôxtrâylia đang tăng cường các biện pháp kiểm dịch tôm  nhập khẩu để bảo vệ ngành tôm nội địa và môi trường biển trước nguy cơ dịch bệnh.
 
Chính phủ Ôxtrâylia yêu cầu nhập khẩu phải được cung cấp từ nguồn đã được nước này công nhận là không có dịch bệnh hoặc phải qua kiểm tra một loạt bệnh. Tuy nhiên, tôm vẫn có thể được nhập khẩu nếu đó là những sản phẩm chế biến cao cấp như tôm bao bột hoặc tôm muối, hoặc hấp chín.
 
Hiện nay Ôxtrâylia nhập khẩu tôm theo chế độ kiểm dịch áp dụng từ năm 2000 và đã tăng cường hơn vào năm 2001.
 
Ôxtrâylia áp dụng những biện pháp kiểm dịch chặt chẽ hơn sau khi Cơ quan An toàn Sinh học công bố dự thảo phân tích rủi ro nhập khẩu vào cuối năm ngoái và nhận được hơn 50 ý kiến phản hồi. Những biện pháp mới này sẽ được áp dụng từ tháng 9, đồng thời với việc hoàn tất bản phân tích rủi ro nhập khẩu. Cục Kiểm dịch và Kiểm tra Ôxtrâylia sẽ thông báo cho những người có giấy phép nhập khẩu về những yêu cầu kiểm dịch mới.

Người khai thác và nuôi tôm rất ủng hộ ý tưởng này với hy vọng những biện pháp mới được củng cố này sẽ bảo vệ ngành tôm trị giá 600 triệu AUD của Ôxtrâylia.
Cuối năm ngoái chính phủ đã cho kiểm tra ngẫu nhiên tôm nhập khẩu ở các siêu thị và phát hiện 100% tôm có bệnh ngoại lai.
 
Thêm vào đó, ngày  càng nhiều ngư dân dùng tôm thực phẩm làm mồi câu, biến chúng thành nguyên nhân truyền bệnh từ tôm nhập khẩu không an toàn đến nguồn tôm nuôi và tôm tự nhiên của Ôxtrâylia.
 
Điển hình là sự cố năm 2000 ở Darwin, khi tôm nhập khẩu chưa chế biến được dùng làm thức ăn cho cua và tôm dẫn đến lây lan virus đốm trắng khiến Cơ quan An toàn Sinh học nước này phải tiến hành Phân tích Rủi ro Nhập khẩu đối với tôm và sản phẩm tôm.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thông báo tuần này sẽ chọn các ứng viên bắt buộc xem xét hành chính lần 2  thuế CBPG tôm đối với Ấn Độ và các nước khác.
 
Hai công ty xuất khẩu lớn của Ấn Độ là Devi Seafoods (DSL) ở bang Andhra Pradesh và Falcon Marine (FML) ở Orissa có tên trong danh sách các ứng viên mà DOC thông báo ngày 20/7.
 
Hai công ty này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng xuất khẩu sang Mỹ, dẫn đến sự nghi ngờ rằng việc chọn lựa chỉ căn cứ vào khối lượng xuất khẩu sang thị trường này.
Có lẽ DOC sẽ xem xét vụ thuế CBPG của Ấn Độ chủ yếu dựa vào việc xem xét tình hình xuất khẩu của DSL và FML, dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm nay. Các nhà xuất khẩu Ấn Độ hy vọng rằng DOC sẽ có quyết định có lợi cho họ nghĩa là sẽ giảm thuế CBPG.
 
Trong lần xem xét hành chính thứ nhất, DOC đã lựa chọn các công ty Hindustan Lever (HLL), Falcon Marine và the Liberty Group của Ấn Độ, tuy nhiên họ chỉ xem xét tình hình xuất khẩu của Liberty và Falcon.
 
Trong khi đó, quyết định cuối cùng của lần xem xét hành chính thứ nhất sẽ được công bố vào cuối tháng 8 và các nhà xuất khẩu tin tưởng sẽ được giảm thuế. Mới đây DOC đã giải quyết tương tự đối với Êcuađo.
 
Chính phủ Mỹ còn phải đối chất với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về vấn đề ký quỹ hải quan mà họ áp dụng đối với các công ty xuất khẩu Ấn Độ.
Theo quyết định tạm thời trong lần xem xét hành chính thứ nhất, thuế CBPG áp cho Ấn Độ đã bị tăng từ 10,17% lên 10,54% vào tháng 2.
  
Mặc dù các nguyên đơn là Liên minh Tôm Miền Nam (SSA) và Hiệp hội Tôm bang Louisiana (LSA) đã đệ trình danh sách 313 công ty xuất khẩu Ấn Độ lên DOC để xem xét, nhưng chỉ có 73 công ty xuất khẩu hoàn thành việc điền vào bảng điều tra về số lượng và giá trị (Q&V) để xem xét theo yêu cầu của DOC.
 
(Vasep)
 
30/07/2007
 
Nguồn: vinanet
Quảng cáo sản phẩm