Các quyết định về trợ cấp cho sợi bông và đường: Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO điều chỉnh lại Hiệp định Nông nghiệp

07/08/2008 12:00 - 1551 lượt xem

Tác giả: Stephen J. Powell (giảng viên Luật, giám đốc của chương trình Luật thương mại quốc tế tại trường Luật Fredric G.Levin thuộc trường ĐH Florida) và Andrew Schmitz (Giáo sư kinh tế học về tài nguyên và lương thực tại viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp và lương thực, thuộc trường ĐH Florida).Giới thiệuKể từ khi Ricardo lật đổ lý thuyết lợi thế so sánh vào năm 1817, nền nông nghiệp đã được hưởng những ưu đãi đặc biệt trong thương mại. Vị thế độc tôn của nông nghiệp đã được thiết lập trước cả khi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) ra đời năm 1947. Theo đó, những quy định nghiêm ngặt của GATT đối với sự can thiệp của chính phủ vào mậu dịch tự do không những không loại trừ bảo hộ của chính phủ đối với nông dân mà còn phải điều chỉnh sao cho phù hợp với chính sách nông nghiệp của các bên tham gia ký kết Hiệp định. Không thể nói trong 50 năm đầu hoạt động, GATT không ảnh hưởng chút nào tới lợi ích nông nghiệp và ngành nông nghiệp vẫn là trọng tâm của các cuộc đàm phán ra đời Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đó là do khi những cuộc đàm phán này bắt đầu vào năm 1986, cuộc khủng hoảng thừa do trợ cấp gây ra đã dẫn tới việc thay thế hàng loạt các nhà sản xuất hiệu quả từ các thị trường truyền thống của họ. Nhiều người cho rằng đây là kết quả của việc chưa nhận thức được nguyên tắc kinh tế của David Ricardo về sự can thiệp nhỏ nhất có thể của chính phủ.Trong khi nhiều nước kêu gọi áp dụng chính sách nông nghiệp phù hợp với Hiệp định GATT/WTO thì cuối cùng, Hiệp định về Nông nghiệp năm 1995 đã làm được hơn cả những gì cam kết trong Điều 20 “những cắt giảm đáng kể đối với các chương trình hỗ trợ và bảo hộ nhằm đem đến một cuộc cải tổ mang tính cách mạng đang được thực hiện”. Liên quan đến cả trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp xuất khẩu phụ thuộc vào kết quả xuất khẩu và do đó, có tác động trực tiếp vào giá cũng như tình hình xuất khẩu) và các trợ cấp nội địa hiện tại, mục tiêu của Hiệp định Nông nghiệp hết sức khiêm tốn, đến nỗi các chuyên gia kinh tế tin rằng những khoản miễn thuế hào phóng và những điều khoản chưa được định nghĩa của Hiệp định này sẽ khiến Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp khó mà kiểm soát được việc các nước phát triển dành trợ cấp đến 1 tỷ đô la cho nông dân nước mình.Hai quyết định của Ban Hội thẩm giải quyết tranh chấp WTO ra ngày 8 tháng 9 năm 2004 lại đi ngược lại toàn bộ dự đoán trên. Brazil là một nước nông nghiệp lớn và là nguyên đơn trong cả hai vụ kiện này. Trong vụ kiện thứ nhất, Ban Hội thẩm thấy các trợ cấp của Hoa Kỳ đối với cây bông vùng cao đã cao hơn mức trợ cấp cơ bản năm 1992 và có thể bị kiện theo Hiệp định Trợ cấp mặc dù đã có “Điều khoản Hòa bình” trong Hiệp định về Nông nghiệp. Căn cứ vào Hiệp định trợ cấp, Ban Hội thẩm xét xử vụ kiện này còn thấy những trợ cấp này sẽ tạo tiền lệ cho người trồng bông ở Brazil. Trong vụ kiện thứ hai liên quan đến Chính sách Nông nghiệp chung của Liên minh Châu Âu, Ban Hội thẩm xét xử đã thấy khối lượng đường xuất khẩu và mức trợ cấp của EU đối với mặt hàng đều vượt quá số lượng cam kết. Vụ kiện thứ nhất được dư luận chú ý vì đây là trường hợp đầu tiên WTO đưa ra kết luận rằng những hỗ trợ dành cho nông nghiệp trong nước có tác động tiêu cực. Không chỉ có vậy, bản báo cáo của Ban Hội thẩm còn kết luận đây là một tiền lệ xấu, vi phạm các quy tắc của WTO bằng cách chỉ ra quy mô và bản chất của những lợi ích mà chính phủ đã đem lại cho ngành trồng bông. Đây cũng chính là lý do khiến giá bông trên thế giới giảm mạnh. Trong giai đoạn 1999-2003, người trồng bông tại Hoa Kỳ nhận được 13,1 tỷ đô la trợ cấp cho mỗi vụ có giá trị 13,94 tỷ đô la. Kết luận của Ban Hội thẩm đã được Hội đồng Phúc thẩm thông qua và sẽ có tác động đáng kể tới chính sách nông nghiệp đối với các sản phẩm chủ lực và các chương trình nông nghiệp của Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản. Còn Ban Hội thẩm trong vụ trợ giá đường đã kết luận rằng cho dù không có trợ cấp xuất khẩu trực tiếp, việc xuất khẩu phá giá một mặt hàng nông sản cũng tương đương trợ cấp xuất khẩu nếu có bất kỳ mối liên hệ nào giữa các chương trình hỗ trợ trong nước với các sản phẩm xuất khẩu khiến các sản phẩm gạo, ngô, đậu tương, v.v của Hoa Kỳ bị kiện.Bài viết này sẽ phân tích những nội dung chính trong quyết định của Ban Hội thẩm trong hai vụ kiện bông và đường trên khía cạnh pháp lý và kinh tế, đánh giá việc WTO áp dụng những nội dung này đối với các nông sản khác và vòng đàm phán Doha về nông nghiệp, nghiên cứu các tác động đối với các mặt hàng xuất khẩu khác của Hoa Kỳ cũng việc Hoa Kỳ không thể thực thi quyết tách rời với vòng đàm phán Doha.
Quảng cáo sản phẩm