Các thị trường trọng điểm vẫn “chuộng” nông lâm thủy sản Việt

29/07/2014 12:00 - 593 lượt xem

BizLIVE - Hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản trong tháng 7 vẫn tiếp tục mạch tăng trưởng ấn tượng kể từ đầu năm 2014 với việc tiếp tục được ưa chuộng tại các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU…

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ  sản tháng 7 ước đạt 2,38 tỷ  USD, đưa giá trị  xuất khẩu của ngành 7 tháng đầu năm  lên  17,43 tỷ  USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 8,31 tỷ  USD, tăng 5,9%; Giá trị  xuất khẩu thuỷ  sản ước đạt 4,2 tỷ  USD, tăng 24,5%.

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 3,52 tỷ  USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2013. 
 
 
Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 7 năm 2014 ước đạt 606 nghìn tấn với giá trị 278 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2014 ước đạt 3,86 triệu tấn và 1,75 tỷ  USD, giảm 7,9% về  khối lượng, và giảm 4,8% về  giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2014 đạt 452 USD/tấn, tăng  2,4% so với  cùng kỳ  năm 2013.

Thị trường lớn nhất trong sáu tháng đầu năm  2014  là Trung Quốc với 39,11% thị  phần.  Đáng chú ý nhất là thị trường  Philippin có sự  tăng trưởng đột biến trong 6 tháng đầu năm với mức tăng gấp hơn 2 lần về  khối lượng và giá trị  so với cùng kỳ năm 2013.

Với mức tăng trưởng này, Philippin vươn lên vị  trí đứng thứ  2 về  thị  trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 21,03% thị  phần. Tiếp đến là Gana, Singapore, chiếm thị phần lần lượt là 4,59% và 3,5%.

Xuất khẩu cà phê  ước đạt 77 nghìn tấn với giá trị  đạt 179 triệu USD trong tháng 7, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 7 tháng đầu năm ước đạt 1,12 triệu tấn và  2,31  tỷ  USD,  tăng  26,9%  về  khối  lượng  và  tăng  21,9%  về  giá  trị  so cùng kỳ  năm 2013.

Giá cà phê xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm  đạt 2.043 USD/tấn, giảm 4,84% so với năm 2013. Đức và Hoa Kỳ  tiếp tục là hai thị  trường tiêu thụ  cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014 với thị  phần lần lượt là 14,02% và 10,10%.

Thị trường Bỉ  có tốc độ  tăng mạnh nhất, gấp 2,5 lần về  khối  lượng và gấp 2,35 lần về  giá trị so với 6 tháng đầu năm 2013.

Đối với mặt hàng cao su, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 7 đạt 103 nghìn tấn với giá trị  175  triệu  USD.

Lũy kế  7  tháng  đầu  năm  2014,  xuất  khẩu  cao  su  đạt  451 nghìn tấn với giá trị  đạt 828 triệu USD, giảm 10% về khối lượng và giảm 32,3% về  giá trị  so với cùng kỳ  năm 2013.

Giá cao su xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2014 đạt 1.870  USD/tấn,  giảm  25,76%  so  với  cùng  kỳ  năm 2013. 

Mặc  dù  Trung  Quốc  và Malaysia vẫn duy trì là thị  trường tiêu thụ  cao su lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm  2014,  nhưng  lại  có  xu  hướng  giảm  mạnh  so  với  cùng  kỳ  năm  2013.

Cụ thể, trong tháng 7/2014, xuất khẩu cao su sang Trung  Quốc  giảm  23,6%  về  khối  lượng  và  giảm  42,61%  về giá  trị;  Malaysia  giảm 13,41% về khối lượng và giảm 41,32% về giá trị.

Khối lượng xuất khẩu chè tháng 7/2014 ước đạt 12 nghìn tấn với giá trị đạt 21 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 7 tháng đầu năm ước đạt 70 nghìn tấn với giá trị  đạt 116 triệu USD, giảm 6,7% về  khối lượng và giảm 1,1% về  giá trị  so với  cùng  kỳ  năm  2013. 

Giá  chè  xuất  khẩu  bình  quân  6  tháng  đầu  năm  2014  đạt  1.631 USD/tấn, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2013.

Khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan, thị  trường lớn nhất của Việt Nam tăng 56,4% về  khối lượng và tăng 89,21% về  giá trị. 

Trong khi đó, thị trường Coét có tốc độ tăng mạnh nhất, gấp 2,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2013. Thị trường Indonesia  giảm mạnh nhất, giảm 56,62% về  khối lượng và giảm 54,56% về  giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Về mặt hàng hạt điều, khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 7 ước đạt 25 nghìn tấn với giá trị 169 triệu USD, lũy kế  7 tháng đầu năm 2014 đạt 158 nghìn tấn với 1,02 tỷ USD, tăng 15,7% về  khối lượng và tăng 17,5% về  giá trị  so với cùng kỳ  năm 2013.

Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2014 đạt 6.410 USD/tấn, tăng  2,1% so với cùng  kỳ  năm 2013. Hoa Kỳ,  Trung Quốc  và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 31,19%, 16,3% và 11,09% tổng giá trị xuất khẩu.
 
 
Trong tháng 7, khối lượng tiêu xuất khẩu ước đạt 9 nghìn tấn, với giá trị  đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm lên 119 nghìn tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng 28,6% về  khối lượng và tăng 41,8% về  giá trị  so với cùng kỳ năm 2013. 

Giá  tiêu  xuất  khẩu  bình  quân  6  tháng  đầu  năm  2014  đạt  7.156  USD/tấn,  tăng 8,95%  so  với  cùng  kỳ  năm  2013. 

Xuất  khẩu  tiêu  sang  thị  trường  Hoa  Kỳ,  Singapore, Tiểu vương quốc  Ả  Rập Thống Nhất  và  Ấn Độ  -  4 thị  trường lớn nhất nhất của  Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014 -  chiếm 46,08% thị  phần  –  có mức tăng trưởng mạnh. 

Thị trường Hoa Kỳ tăng 29,43% về khối lượng và tăng 38,28% về giá trị, Singapore tăng gấp hơn 2 lần về khối lượng và tăng gần 3 lần về giá trị.

Trong khi đó, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống  Nhất tăng 56,38% về khối lượng và 80,42% về giá trị. Thị trường Ấn Độ tăng gấp hơn 2 lần cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Về mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ, ước giá trị xuất khẩu tháng 7 đạt 457 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt gần 3,35 tỷ  USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ  năm 2013.

Xuất khẩu gỗ  và các sản phẩm gỗ  6 tháng đầu năm sang hầu hết các thị  trường chính đều tăng, ngoại trừ  thị  trường Trung Quốc giảm 1,38%; Hoa Kỳ  và Nhật Bản có mức tăng trưởng lần lượt là 15,92%, 24,29% so với cùng kỳ năm 2013.

Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản–  3 thị  trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014 – chiếm 66,17% tổng giá trị xuất khẩu.

Mặt hàng thuỷ  sản tiếp tục có giá trị xuất khẩu cao, xuất khẩu tháng 7 ước đạt 647 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 4,2 tỷ  USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ  năm 2013.

Hoa Kỳ  vẫn  duy  trì  được  vị  trí  là  thị  trường  nhập  khẩu  hàng  đầu  của  thủy  sản  Việt  Nam, chiếm 22,65% tổng giá trị  xuất khẩu.

Xuất khẩu thủy sản sang thị  trường này 6 tháng đầu năm  đạt 804,71 triệu USD, tăng 41,3%  so với cùng kỳ  năm  2013.

Sáu tháng  đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn khác đều tăng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc với mức tăng tương ứng đạt 7,32%, 51,33% và 35,28%.

Đối với mặt hàng sắn và các sản phẩm từ  sắn, khối lượng xuất khẩu trong tháng 7 ước đạt 209 nghìn tấn, với giá trị  đạt 71 triệu USD đưa tổng khối lượng xuất khẩu mặt hàng này 7 tháng đầu năm đạt 2,03 triệu tấn với giá trị đạt 647 triệu USD, giảm 6,3% về  khối lượng và giảm 7,2% về  giá trị  so cùng kỳ  năm 2013.

Giá  trị  xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn sang hầu hết các thị  trường lớn đều giảm mạnh, ngoại trừ thị  trường Nhật Bản (tăng 82,82% về  khối lượng và tăng 71,87% về  giá trị) so với cùng kỳ  năm 2013.

Trung Quốc tiếp tục là thị  trường nhập khẩu sắn và các sản phẩm sắn lớn nhất của Việt Nam với 85,11% thị phần.

Nguồn: Biz Live 

Quảng cáo sản phẩm