Chống bán phá giá – Chính sách bảo hộ được thừa nhận và cách thức xử lý

24/04/2007 12:00 - 1620 lượt xem

Brian Hindley và Patrick A. Messerlin

Chống bán phá giá hiện đang được nhiều nước sử dụng như một công cụ bảo hộ thay vì là một công cụ đảm bảo công bằng trong thương mại. Công bằng trong thương mại vốn là một khái niệm mơ hồ, khó xác định và do đó khó có thể bằng công cụ chống bán phá giá để bảo đảm công bằng. Hơn nữa, những quan điểm cho rằng chống bán phá giá có thể đảm bảo công bằng thường dựa trên 2 suy đoán sai lầm :

(i) chống bán phá giá chỉ liên quan đến một lượng rất nhỏ so với tổng số hàng nhập khẩu (vấn đề ở chỗ tính toán này dựa trên các số liệu khi đã có thuế chống bán phá giá, tức là vì có thuế nên lượng nhập khẩu mới bị giảm sút như vậy) và (ii) thủ tục kiện chống bán phá giá rất minh bạch và công bằng (thực tế là các vụ kiện bao giờ cũng rắc rối, tốn tiền của và do đó bất lợi cho các doanh nghiệp SME, tỷ lệ các vụ kiện đi đến kết luận áp thuế chiếm đa số là bằng chứng cho thấy rõ chính sách bảo hộ).

Để giải quyết bất cập này, các chỉnh sửa về mặt kỹ thuật (phương pháp tính toán) như đã làm trong Vòng Uruguay là chưa đủ, và cần có một sự cải tổ triệt để hơn :
- Cần giới hạn các vụ kiện chống bán phá giá ở các trường hợp cố ý bán phá giá để chiếm lĩnh thị trường và sau đó nâng giá gây thiệt hại cho người tiêu dùng ; và do đó giới hạn những người có quyền khởi kiện ở một nhóm nhỏ người bán hàng nội địa ;
- Cần thống nhất pháp luật về chống bán phá giá trong nước và chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu ;
 
Nguồn:Viện DN Hoa Kỳ về Nghiên cứu Chính sách công
 
Tháng 1/1997
Chú thích: Brian Hindley là Phó Giáo sư về chính sách thương mại - Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế London và Patrick A. Messerlin là Giáo sư kinh tế - Học viện Chính trị Paris
Quảng cáo sản phẩm