Đã đến lúc loại bỏ đối xử kinh tế phi thị trường

08/09/2016 12:00 - 9446 lượt xem

Các quan chức thương mại của Hoa Kỳ và Châu Âu hiện nay sử dụng “phương pháp kinh tế phi thị trường” trong các vụ việc chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Thực tiễn đó đã bỏ qua giá trị thực mà các nhà sản xuất Trung Quốc đưa ra và dẫn đến mức thuế chống bán phá giá cao khôn lường và phi thực tế.

Trong quy tắc thương mại toàn cầu của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), việc sử dụng phương pháp nền kinh tế phi thị trường là hành vi bị cấm khá hợp lý. Tuy nhiên, khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, quốc gia này đã chấp nhận giai đoạn chuyển tiếp 15 năm mà trong khoảng thời gian đó, các quốc gia thành viên khác sẽ được phép sử dụng phương pháp nêu trên. Giai đoạn chuyển tiếp này kết thúc vào ngày 11/12/2016.

Khi thời hạn đó đến gần, không rõ ràng là liệu rằng Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu có tôn trọng nghĩa vụ mới của họ hay không. Một số đại diện của ngành công nghiệp và luật sư thương mại đã lập luận rằng ngay cả sau thời hạn 15 năm, các quốc gia thành viên của WTO sẽ không bị yêu cầu chấm dứt sự phân biệt đối xử đối với nền kinh tế phi thị trường cho đến khi Chính phủ Trung Quốc tiết chế mức độ kiểm soát nền kinh tế. Họ cho rằng nền kinh tế Trung Quốc vẫn là nền kinh tế phi thị trường và cảnh báo rằng việc chấp nhận quốc gia này có nền kinh tế thị trường sẽ đẩy ngành công nghiệp trong nước vào tình thế bị đe dọa bởi các hoạt động thương mại không công bằng.

Những lập luận này dựa trên những thiếu sót trong lý luận pháp lý và sự thiếu chính xác của pháp luật phòng vệ thương mại trong nước. Việc sử dụng phương pháp nền kinh tế phi thị trường sẽ gây bất lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng trong nước bằng cách gia tăng tính biến động và tính bảo hộ của các biện pháp chống bán phá giá. Mục đích của bài viết này là nhằm vạch trần những chuyện hoang đường xung quanh việc đối xử nền kinh tế phi thị trường và năm 2016 được hi vọng như một hạn chót để ngăn chặn Hoa Kỳ và EU duy trì chính sách kinh tế tai hại này trong thời điểm việc gây xung đột về thương mại với Trung Quốc là không cần thiết.

Quy tắc thương mại toàn cầu thực sự thể hiện điều gì?

Theo Phó Đại diện Thương mại Hoa kỳ Michael Punke, ông cho rằng: “Các vấn đề về địa vị của Trung Quốc không mang tính tự động… Chỉ là sự thay đổi về kỳ hạn kết thúc một năm sẽ không đương nhiên dẫn tới sự thay đổi trong địa vị của Trung Quốc”. Sau đó, ông lưu ý rằng Chính phủ Hoa Kỳ vẫn đang “cân nhắc về các quyết định của mình”1. Sự tồn tại của các lập luận pháp lý ủng hộ việc tiếp tục đối xử nền kinh tế phi thị trường đã tạo ra cho Chính phủ Hoa Kỳ một cái cớ thuận lợi để duy trì những chính sách bảo hộ mà nước này đã đồng ý chấm dứt. Đại diện Thương mại của Hoa Kỳ có khả năng sẽ sử dụng những lý lẽ này trong việc giải quyết tranh chấp tại WTO một khi Trung Quốc chắc chắc mang lại thách thức trong năm 2017.

Tuy nhiên, tuyên bố này về địa vị của Trung Quốc theo quy định của WTO là sai và bất kỳ hành vi tiếp tục sử dụng phương pháp nền kinh tế phi thị trường nào cũng hầu như chắc chắn dẫn đến sự trả đũa hợp pháp.

Trong gần 15 năm, đã có một sự thấu hiểu rõ ràng giữa các bên rằng Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc chỉ cho phép sử dụng phương pháp nền kinh tế phi thị trường đến ngày 11/12/2016, sau thời hạn này, các quốc gia thành viên WTO khác sẽ không còn được phân biệt đối xử đối với hàng hóa Trung Quốc trong các vụ kiện chống bán phá giá.

Khoản 15 của Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc cho phép các quốc gia thành viên WTO khác “sử dụng phương pháp mà không dựa trên sự so sánh chính xác với giá nội địa tại Trung Quốc”2. Có nghĩa là, điều khoản này miễn cho các quốc gia thành viên của WTO, bao gồm cả Hoa Kỳ và EU, phải tuân theo quy định cấm sử dụng phương pháp nền kinh tế phi thị trường.  

Tuy nhiên, sự cho phép đó phải tuân theo những giới hạn nhất định và các quốc gia thành viên của WTO cũng phải sử dụng những thử nghiệm công nghiệp mang tính thị trường (được biết đến trong pháp luật của Hoa Kỳ). Theo thử nghiệm đó, nếu nhà xuất khẩu Trung Quốc có thể chứng minh được kinh tế thị trường chiếm ưu thế tại quốc gia này thì phương pháp nền kinh tế phi thị trường sẽ được bãi bỏ. Tương tự như vậy, Chính phủ Trung Quốc cũng được tạo cơ hội để thiết lập lại nền kinh tế nói chung đáp ứng các tiêu chuẩn để được coi là nền kinh tế thị trường theo pháp luật của nước thành viên.

Những thử nghiệm này được xây dựng từ trước khi Trung Quốc gia nhập WTO một khoảng thời gian dài. Khoản 15 chỉ đòi hỏi các quốc gia sử dụng thử nghiệm và tuân theo những kết quả được đưa ra. Cũng như vậy, bất kỳ quyết định khả quan nào theo những thử nghiệm này phải là cố định, có nghĩa là một khi việc đối xử kinh tế phi thị trường bị hủy bỏ thì không thể áp dụng lại.

Mục đích cơ bản của Điều khoản 15 là để tạo ra một giai đoạn chuyển tiếp – không dành cho Trung Quốc mà là dành cho các quốc gia thành viên khác của WTO áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong giai đoạn này, các quốc gia hiện là thành viên của WTO có thể duy trì các thông lệ chống bán phá giá không phù hợp với WTO trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc chỉ ra rằng những thông lệ này phải chấm dứt khi quốc gia này đáp ứng được các tiêu chuẩn (mặt khác, không phù hợp với WTO) theo pháp luật riêng của mình về đối xử nền kinh tế thị trường hoặc “trong bất kỳ sự kiện nào”, không muộn hơn ngày 11/12/2016.

Tuy nhiên hiện nay, một số luật sư thương mại về doanh nghiệp đã đưa ra những lập luận để biện hộ cho việc tiếp tục sự phân biệt đối xử ngay cả sau khi giai đoạn chuyển tiếp 15 năm đã hết3. Họ chỉ ra rằng chỉ một phần của Khoản 15 là cơ bản hết hiệu lực sau 15 năm còn những điều khoản còn lại khác thì vẫn còn hiệu lực sau ngày 11/12/2016. Một trong những điều khoản còn lại đó là các quốc gia thành viên phải sử dụng giá của Trung quốc nếu các nhà sản xuất của nước này đã vượt qua thử nghiệm thị trường.

Về mặt lý thuyết, việc duy trì sự tồn tại của những điều khoản này thể hiện ý định của những nhà soạn thảo Nghị định thư, theo đó, một vài sự phân biệt đối xử đối với Trung Quốc vẫn nên được thực hiện sau năm 2016 nếu ngành sản xuất của nước này vẫn chưa thoát ra khỏi sự kiểm soát của Nhà nước.

Lập luận này đã được biện hộ một cách toàn diện bởi Luật sư Thương mại Hoa Kỳ Jorge Miranda. Ông đã đưa ra lời giải thích rằng sự hết hiệu lực một phần của Khoản 15 có nghĩa là hạn chót năm 2016 chỉ đòi hỏi một sự thay đổi về nghĩa vụ chứng minh điều kiện thị trường ở Trung Quốc.

Xuyên suốt 11/12/2016, phía bị đơn Trung Quốc chịu trách nhiệm cung cấp chứng cứ để chứng minh rằng ngành công nghiệp của nước này đã đạt đến giai đoạn kinh tế thị trường. Ngược lại, sau ngày 11/12/2016, những người có trách nhiệm trao đổi chứng cứ và bên khởi kiện được giao nhiệm vụ chứng minh nền kinh tế của Trung Quốc vẫn là nền kinh tế phi thị trường.4

Trước hết, vấn đề lớn nhất của lập luận này là điều khoản hết hiệu lực chỉ là một điều khoản cho phép các quốc gia thành viên WTO sử dụng phương pháp nền kinh tế phi thị trường. Các điều khoản còn lại chỉ đơn giản là nhắc lại, theo ngôn ngữ có điều kiện, những điều mà các thành viên WTO đã được yêu cầu phải làm theo Hiệp định Chống bán phá giá của WTO.

Mục đích của các điều khoản còn lại này là để giới hạn những quyền đặc biệt được công nhận theo những điều khoản hết hiệu lực.

Sự chấm dứt hiệu lực của điều khoản sau không thể bằng cách nào đó chuyển đổi các điều khoản cũ hơn thành sự nhượng quyền.
Sau khi điều khoản cho phép các thành viên sử dụng phương pháp nền kinh tế phi thị trường không dựa trên sự so sánh chặt chẽ với giá nội địa hết hạn, Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc không thể miễn cho các thành viên WTO khỏi việc tuân thủ các quy tắc thông thường của Hiệp định Chống bán phá giá của WTO5. Việc sử dụng phương pháp nền kinh tế phi thị trường không phù hợp với các quy tắc này, vì vậy các thành viên WTO sẽ vi phạm các nghĩa vụ quốc tế nếu họ tiếp tục đối xử với Trung Quốc như quốc gia có nền kinh tế phi thị trường sau khi hết thời hạn trên.

Chuyện hoang đường về nền kinh tế thị trường

Lời biện hộ hiện nay cho việc đối xử nền kinh tế phi thị trường dựa trên giả định rằng nhà nước can thiệp quá nhiều vào nền kinh tế làm cho giá trong nước không đồng bộ với nguồn cung cấp và chỉ ra rằng họ không thể lấy đó làm mức chuẩn hợp pháp để làm giá xuất khẩu.

Những người ủng hộ cho việc đặt ra phương pháp nền kinh tế phi thị trường đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ ra rằng nền kinh tế Trung Quốc bị kiểm soát quá sâu bởi Chính quyền trung ương để khiến cho các phương pháp chống bán phá giá thông thường trở nên không phù hợp. Họ muốn tiếp tục sử dụng phương pháp nền kinh tế phi thị trường cho đến khi Trung Quốc có thể chứng minh rằng quốc gia này đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết của nền kinh tế thị trường.

Luận điệu này ban đầu có vẻ hợp lý, nhưng nó cho rằng đối xử kinh tế phi thị trường ban đầu mang ý nghĩa tốt và thử nghiệm công nhận nền kinh tế thị trường là cần thiết. Nhưng tất cả đều không phải là sự thật.

Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng phương pháp đặc biệt đối với việc nhập khẩu hàng hóa từ các nền kinh tế bị kiểm soát bởi Nhà nước ở Liên minh Xô Viết trong Chiến tranh lạnh. Các phương pháp thông thường so sánh giữa giá thị trường trong nước và giá xuất khẩu đã không còn chút ý nghĩa nào trong các trường hợp trên vì giá thị trường trong nước bị áp đặt bởi Nhà nước và giá xuất khẩu thì bị quyết định bởi các doanh nghiệp nhà nước. Không có một mối quan hệ nào giữa các mức giá trên.

Thay vì thừa nhận chống bán phá giá đơn giản không phải là một cơ chế thích hợp để điều chỉnh thương mại đối với các nước Cộng sản, Hoa Kỳ lại chọn phát triển một cách thức phức tạp để giả định giá trị trường trong nước dựa trên các yếu tố của nhà sản xuất đã điều tra được và các yếu tố khác, không liên quan đến giá thành sản xuất đầu vào ở quốc gia thứ ba.

Phương pháp này dẫn đến sự tùy ý định đoạt rất lớn mang tính quan liêu vì các cơ quan thương mại phải quyết định những nhà sản xuất nào tại những quốc gia nào sẽ cung cấp các dữ liệu về giá cho hàng chục, thậm chí hàng trăm giá trị thay thế6. Trong khi mục tiêu đã tuyên bố của phương pháp nền kinh tế phi thị trường là để tính toán các mức giá sẽ được áp dụng ở nước có nền kinh tế thị trường, thì kết quả thật sự là một mức thuế chống bán phá giá dựa trên sự khác nhau giữa giá của các nhà xuất khẩu tại thị trường Hoa Kỳ và mớ hỗn hợp giả định của các phần được ước tính như đại diện cho giá trị trường trong nước.7

Hầu hết các nền kinh tế phi thị trường không thực sự giao dịch với phương Tây và không phải là thành viên của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), một hiệp định mang tính báo trước của WTO bao gồm các quy tắc để trừng phạt các hành vi chống bán phá giá. Tuy nhiên, hiệp định này còn bao gồm ngoại lệ đối với các quy tắc chung trong trường hợp một quốc gia “có một sự độc quyền đầy đủ hoặc đầy đủ đáng kể trong thương mại và quốc gia mà giá trong nước đều được ấn định bởi Nhà nước”.8

Trong khi nền kinh tế trong nước chịu sự can thiệp nhất định của chính quyền, nó cũng chưa thể đáp ứng được theo như cách định nghĩa chặt chẽ này.

Trung Quốc không chỉ không đáp ứng được theo cách định nghĩa này về nền kinh tế phi thị trường theo các quy tắc quốc tế mà nó còn không thể đáp ứng theo định nghĩa của pháp luật trong nước.

Sau khi Liên minh Xô Viết tan rã, chính quyền Hoa Kỳ phát triển các tiêu chuẩn để xác định liệu rằng các nước cộng sản trước đây có nên tiếp tục bị đối xử như nền kinh tế phi thị trường hay không. Liên minh Châu Âu cũng có một cuộc thử nghiệm như vậy.

Khi tất cả cho rằng Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chuẩn để được công nhận là nền kinh tế thị trường, đây chính là cuộc thử nghiệm mà họ đang đề cập đến. Cuộc thử nghiệm thật sự là một chuỗi các yếu tố mơ hồ mà các cơ quan này đặt ra được cho là để xem xét, và các quyết định của họ được dựa vào đó. Cuộc thử nghiệm tại Hoa Kỳ gồm 6 yếu tố:
 
  1. Mức độ mà tiền tệ chuyển đổi của nước này,
  2. Mức độ mà tiền lương được xác định thông qua các thương lượng tự do giữa người lao động và quản lý,
  3. Mức độ mà các dự án đầu tư nước ngoài được cho phép,
  4. Mức độ kiểm soát của Nhà nước đối với các hình thức sản xuất,
  5. Mức độ kiểm soát của Nhà nước lên giá cả và các quyết định về đầu ra, và
  6. Bất kỳ các yếu tố khác được xem xét là phù hợp.9
Có thể thấy, cuộc điều tra không hề thể hiện sự kiểm soát của nhà nước là bao nhiêu ở mỗi khu vực thì là biểu hiện của nền kinh tế phi thị trường hoặc cách thức để cân nhắc cẩn thận các yếu tố khác nhau. Chỉ có một yếu tố xem xét về vấn đề so sánh giá được áp đặt ban đầu bởi các nền kinh tế Xô Viết. Yếu tố thứ sáu rõ ràng cho phép chính quyền xem xét bất cứ điều gì họ muốn để biện minh cho quyết định của mình.

Hơn nữa, đạo luật liên bang rõ ràng cấm sự xem xét lại của Tòa án đối với bất kỳ quyết định áp đặt hoặc thu hồi tình trạng nền kinh tế phi thị trường nào10. Thực tế cho thấy sự nghi ngờ về tình trạng nền kinh tế phi thị trường là thuần túy mang tính chính trị. Cách mà cuộc thử nghiệm này đã dùng trong quá khứ chỉ nhấn mạnh sự ngớ ngẩn.

Lần cuối mà các cơ quan Hoa Kỳ cân nhắc thay đổi tình trạng nền kinh tế phi thị trường của Trung Quốc là năm 2006. Khi biện hộ cho quyết định duy trì tình trạng nền kinh tế phi thị trường tại quốc gia này, báo cáo của cơ quan Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng: “Tuy Trung Quốc có khu vực tư nhân năng động (nhưng bị hạn chế), nhưng … nhà nước vẫn giữ cho mình những đòn bẩy đáng cân nhắc kiểm soát nền kinh tế”11.

Điều thú vị nhất về quyết định này là chỉ 7 tháng sau, chính cơ quan này đã quyết định – dựa trên cùng yếu tố - rằng nền kinh tế Trung Quốc đã thực sự đầy đủ định hướng thị trường cho phép áp đặt các mức thuế để đối kháng lại các trợ cấp từ Nhà nước. Sự phân tích hầu như giống nhau tuy nhiên kết luận lại được diễn đạt rất khác nhau:

“Ngành công nghiệp tư nhân hiện nay chiếm ưu thế về nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế Trung Quốc và khối doanh nghiệp đang phát triển mạnh… Nhiều tổ chức kinh tế hiện tại nhìn chung là đã được tự do điều hành hầu hết hoạt động của mình, và tự do đáp ứng (mặc dù còn bị giới hạn) các đòi hỏi của thị trường. Vai trò của Nhà nước đã bị thu hẹp hơn đáng kể.”12

Bài học ở đây là việc xác định Trung Quốc là nền kinh tế thị trường hoặc phi thị trường phụ thuộc vào việc sự lựa chọn nào sẽ cho phép các cơ quan thương mại áp đặt mức thuế cao hơn13. Cuộc kiểm tra chặt chẽ một cách thái quá đã được áp dụng một cách không phù hợp vào Trung Quốc trước đây và được miễn khỏi sự kiểm soát tư pháp.

Luôn luôn có sự lạm dụng chống bán phá giá

Hành lang chống bán phá giá đã thôi thúc chính quyền tiếp tục áp dụng đối xử nền kinh tế phi thị trường bằng việc tự cho là nếu không có biện pháp này thì sẽ không còn cách nào để bảo vệ ngành sản xuất trong nước khỏi hàng hóa giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc. Một đại diện cho ngành công nghiệp thép Châu Âu đã đi rất xa khi nói: “Chấp nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường không khác gì cấp cho quốc gia này một giấy phép không giới hạn để phá giá”14. Bà Hilary Clinton thì cho rằng tuân theo các nghĩa vụ và thu hồi phương pháp nền kinh tế phi thị trường sẽ “xâm phạm Luật chống bán phá giá và để cho các hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc tràn vào thị trường”15.

Mặc dù đối xử nền kinh tế phi thị trường là một trong những hình thức nghiêm trọng của việc lạm dụng chống bán phá giá, sự thật không may là ngay cả nếu chính phủ dừng việc áp dụng phương pháp nền kinh tế phi thị trường thì vẫn còn rất nhiều cách phù hợp với Hiệp định Chống bán phá giá của WTO để áp đặt các mức thuế chống bán phá giá rất cao. Các học giả Cato đã đưa ra một cách tỉ mỉ những tài liệu về vô số cách mà các cơ quan chống bán phá giá đã thiết lập để lạm dụng quyền định đoạt của mình theo các quy tắc chống bán phá giá quốc tế và trong nước.

Kết quả khả dĩ nhất sau khi chấm dứt đối xử nền kinh tế phi thị trường là các cơ quan chống bán phá giá sẽ dựa hầu hết vào phương pháp được gọi là trị giá tính toán16. Trong những trường hợp nhất định, giá trong nước có thể coi là xấp xỉ, hoặc “xây dựng” bằng cách thêm vào chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận ước tính17.

Các quy tắc của WTO cho phép việc sử dụng trị giá tính toán khi phần lớn các giao dịch trong nước không hình thành trong “điều kiện thương mại thông thường” hoặc khi “một tình huống thị trường cụ thể ở nước xuất khẩu không cho phép việc so sánh chính xác với giá xuất khẩu18”.

Các cơ quan chống bán phá giá sẽ có phạm vi rộng để cho rằng giá của Trung Quốc là không đáng tin cậy vì sự can thiệp của chính quyền vào thị trường. Điều này sẽ tạo khả năng để họ sử dụng trị giá tính toán (trong khi phương pháp này gần như không thể đoán trước và phi thực tế như phương pháp nền kinh tế phi thị trường). Phương pháp này có xu hướng tạo ra một cách phi thực tế những tính toán rất cao về giá trong nước và sau đó là thổi phồng những giá trị của thuế chống bán phá giá được áp đặt sau cùng.

Ngoài ra, cũng có sự lựa chọn là áp đặt thuế đối kháng nhắm trực tiếp vào các trợ cấp của Trung Quốc. Những người ủng hộ chế độ bảo vệ nền sản xuất trong nước thường hợp nhất thuế chống bán phá giá (áp dụng với giá nội bộ) và thuế đối kháng (trực tiếp giải quyết sự bóp méo giá cả của các trợ cấp nước ngoài). Trên thực tế, chúng là hai phương thức hoàn toàn riêng biệt. Vào năm 2015, mọi lệnh áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Quốc đều được kèm theo lệnh áp thuế đối kháng. Mức thuế đối kháng trung bình trong các vụ việc trên là xấp xỉ 103%19. Đi xa khỏi tình thế không thể tự vệ trong việc chống lại sự can thiệp của hàng hóa Trung Quốc, các doanh nghiệp bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ đã có số lượng vũ khí khổng lồ trong kho vũ khí của mình.

Kết luận

Những người ủng hộ việc duy trì tình trạng phân biệt đối xử trong chống bán phá giá đối với việc nhập khẩu từ Trung Quốc đang cố gắng dựng lên các nghi vấn về định hướng nền kinh tế phi thị trường của quốc gia này bằng cách đánh lạc hướng các cuộc tranh cãi. Không có một nghi vấn thực tế nào về điều mà các quy tắc của WTO yêu cầu. Trung Quốc vẫn không cần thiết phải thể hiện rằng quốc gia này đáp ứng được các tiêu chuẩn của nền kinh tế thị trường. Và sự chấm dứt đối xử kinh tế phi thị trường sẽ không đẩy các quốc gia khác vào tình thế không thể tự vệ trước những hoạt động thương mại không công bằng.

Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu đã nhất trí chấm dứt đối xử nền kinh tế phi thị trường đối với hàng hóa Trung Quốc không muộn hơn ngày 11/12/2016. Từ chối tôn trọng thỏa thuận này sẽ làm hỏng các quan hệ kinh tế, chính trị quan trọng với Trung Quốc và gây nguy hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng tại Hoa Kỳ và Châu Âu.
 
Chú thích:
1. Bryce Baschuk, “USTR Official Says Chinese Market Economy Status ‘Not Automatic’ after Dec. 11,” Bloomberg BNA, February 8, 2016.
2. World Trade Organization, “Protocol on the Accession of the People’s Republic of China,” ¶15, WT/L/432, November 23, 2001.
3. Bernard O’Connor, “Market-economy Status for China Is Not Automatic,” Vox, November 2011, http://www.voxeu.org/article/ china-market-economy; and Jorge Miranda, “Interpreting Paragraph 15 of China’s Protocol of Accession,” Global Trade and Customs Journal 9, no. 3 (2014): 94–103.
4. Miranda, “Interpreting Paragraph 15 of China’s Protocol of Accession.”
 5. World Trade Organization, “Protocol on the Accession of the People’s Republic of China,” ¶15.
6. Daniel J. Ikenson, “Abuse of Discretion: Time to Fix the Administration of the U.S. Antidumping Law,” Cato Trade Policy Analysis no. 31, October 6, 2005, p. 6.
7. Daniel J. Ikenson, “Nonmarket Nonsense: U.S. Antidumping Policy toward China,” Cato Trade Briefing Paper no. 22, March 7, 2005, p. 3.
8. General Agreement on Tariffs and Trade, annex I, Ad Article VI.
9. 19 U.S.C. §1677(18).
10. 19 U.S.C. §1677(18)(D).
11. International Trade Administration, “Antidumping Duty Investigation of Certain Lined Paper Products from the People’s Republic of China—China’s Status as a Non-market Economy,” memorandum, August 30, 2006, p. 80.
12. International Trade Administration, “Countervailing Duty Investigation of Coated Free Sheet Paper from the People’s Republic of China: Whether the Analytical Elements of the Georgetown Steel Opinion Are Applicable to China’s Present-Day Economy,” memorandum, March 29, 2007, http://enforcement.trade.gov/ download/prc-cfsp/CFSChina.Georgetown applicability.pdf.
13. See Scott Lincicome, “Documenting DOC’s Ample Discretion RE the ‘NME’ Designation,” lincicome.blogspot.com (blog), September 11, 2012.
14. Nicole Goebel, “Steel Industry Urges Tough Action on China Amid Overcapacity,” Deutsche Welle, February 15, 2015, http:// www.dw.com/en/steel-industry-urges-tough-action-on-chinaamid-overcapacity/a-19049833.
15. Hillary Clinton, “If Elected President, I’ll level the Playing Field on Global Trade,” Portland Herald Press, February 23, 2016, http://www.pressherald.com/2016/02/23/commentaryif-elected-president-ill-level-the-playing-field-on-global-tradeclinton-says/.
16. K. William Watson, “Will Nonmarket Economy Methodology Go Quietly into the Night? U.S. Antidumping Policy toward China after 2016,” Cato Policy Analysis no. 763, October 28, 2014.
17. Brink Lindsey and Daniel J. Ikenson, “Reforming the Antidumping Agreement: A Road Map for WTO Negotiations,” Cato Trade Policy Analysis no. 21, December 11, 2002, p. 17.
18. World Trade Organization, Agreement on Implementation of Article VI of the General Agreement on Tariffs and Trade 1994, Articles 2.1–2.2.
19. See U.S. International Trade Commission, “Antidumping and Countervailing Duty Orders in Place,” January 14, 2016, https://www. usitc.gov/sites/default/files/trade_remedy/documents/orders.xls.
 
Nguồn: Trung tâm WTO dịch
Tải tài liệu
its-time-to-dump-nme-treatment
Quảng cáo sản phẩm