Đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng và giải quyết tranh chấp thương mại của WTO: tại sao lại thách thức như vậy?

06/08/2008 12:00 - 3622 lượt xem

Tác giả: Chad P. Bown, Viện Brookings và Đại học Brandeis Tóm tắtChống bán phá giá và các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng liên quan là các công cụ chính sách phổ biến nhất được nhiều trong số các quốc gia nhập khẩu lớn nhất trong hệ thống Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sử dụng nhằm hạn chế thương mại quốc tế. Mặc dù mục tiêu của hoạt động giải quyết tranh chấp của WTO là đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng, tuy nhiên từ những phán quyết của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm cho thấy một số khía cạnh của các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng không phù hợp với các quy định của WTO. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao không đưa nhiều hơn các biện pháp này ra giải quyết trong WTO? Bài viết này cung cấp kết quả điều tra đầu tiên về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng và sự tác động của các biện pháp giải quyết tranh chấp của WTO bằng cách tập trung vào những yếu tố quyết định trong các quyết định của các thành viên WTO về việc có nên chính thức phản đối các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng mà Mỹ áp dụng trong khoảng thời gian từ 1992-2003 hay không. Chúng tôi có những bằng chứng chứng minh rằng đây không chỉ là vấn đề quy mô của thị trường kinh tế bị đe dọa và khả năng trừng phạt theo Bản Ghi nhớ về Giải quyết Tranh chấp – các biện pháp trừng phạt được phép mà ảnh hưởng đến quyết định tranh chấp về vấn đề liệu có nên chính thức phản đối một biện pháp tại WTO. Chúng tôi cũng thấy rằng nếu ngành công nghiệp nước ngoài bị ảnh hưởng tiêu cực có khả năng tự mình trả đũa trực tiếp thông qua việc cũng tiến hành một cuộc điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá ngược lại, thì chính phủ nước đó sẽ hầu như không tự mình theo đuổi vụ kiện tại WTO. Điều này phù hợp với lý thuyết rằng nguyên đơn có thể tránh được các vụ kiện tại WTO bằng cách cũng theo đuổi các biện pháp chống bán phá giá ngược lại và như vậy sẽ không còn cần đưa vụ kiện ra WTO nữa.
Quảng cáo sản phẩm